lcp

Ảnh hưởng của hệ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT đối với cơ thể

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Trong thời kì đại dịch hiện nay, chức năng miễn dịch đang được quan tâm hàng đầu đối với nhiều người. Mặc dù mọi người đều biết rằng những gì chúng ta ăn có thể ảnh hưởng đến cân nặng cũng như mức năng lượng của bản thân trong ngày, nhưng không phải ai cũng nhận ra mức độ ảnh hưởng của chế độ ăn đối với hệ thống miễn dịch

Tại sao ruột của chúng ta lại quan trọng?

Một đường ruột khỏe mạnh có nghĩa là một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Các tế bào miễn dịch trong ruột tương tác với hệ vi sinh vật, một loạt vi khuẩn và nấm sống trong đường tiêu hóa và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống cũng như lối sống của một cá nhân. Đường ruột khỏe mạnh cũng có thể làm tăng lượng “cholesterol tốt” (HDL) và giảm “cholesterol xấu” (LDL). Bên cạnh đó, thực phẩm chúng ta ăn ảnh hưởng đến sự đa dạng và thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột, do đó ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch.

Tiến sĩ Jacobs - đồng sáng lập Trung tâm Microbiome của UCLA cho biết: “Sự đa dạng về chế độ ăn uống đi đôi với sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột”. Ông cho biết thêm: “Chế độ ăn uống điển hình của phương Tây chứa nhiều protein động vật, đường, thực phẩm chế biến sẵn và chất béo bão hòa, dẫn đến vi khuẩn đường ruột kém phát triển, thúc đẩy tình trạng viêm cũng như các rối loạn mãn tính. Mặt khác, một chế độ ăn giàu chất xơ hỗ trợ hệ vi sinh vật và giảm phản ứng viêm.

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây đã khiến các nhà khoa học cân nhắc xem liệu hệ vi sinh vật có thể xác định một người dễ mắc bệnh, béo phì, rối loạn triệu chứng và các bệnh lý di truyền khác hay không.

Bạn có thể đã nghe các thuật ngữ prebiotics và probiotics . Cả hai đều cần thiết cho sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột.

Prebiotics về cơ bản là chất xơ thực vật nuôi dưỡng sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột của bạn. Chúng đóng một vai trò rất lớn trong việc giúp hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu. Ví dụ về các loại thực phẩm chứa prebiotic gồm:

  • Táo
  • Măng tây
  • Chuối
  • Lúa mạch
  • Ca cao
  • Tỏi

prebiotic.jpg

Probiotics thường được hiểu là các chủng vi khuẩn / vi sinh vật sống và có lợi cho sức khỏe như ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy, cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS), giảm dị ứng và tăng cường hệ miễn dịch. Probiotics có thể được thực hiện dưới dạng thực phẩm bổ sung hoặc có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như:

  • Sữa chua
  • Kim chi
  • Miso
  • Kombucha
  • Dưa muối

Probiotic.jpg

Các chất xơ rất cần thiết và được lên men bởi các enzym tồn tại trong ruột kết. Điều này sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) và làm giảm độ pH ở ruột kết. Độ pH thấp trong ruột kết cản trở sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Chìa khóa cho tâm trạng và sức khỏe cảm xúc

Tiến sĩ Surampudi tại UCLA Health cho biết, các tế bào ruột là nơi sản xuất serotonin cao nhất. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh - một phân tử hóa học được hệ thần kinh sử dụng để truyền thông điệp đến các cơ - có vai trò ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc, nhận thức, học tập, trí nhớ và thậm chí cả các sự kiện sinh lý như nôn mửa.

“Nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về mối liên hệ giữa não và ruột. Điều này đặt ra câu hỏi: 'Thực phẩm chúng ta ăn cuối cùng có ảnh hưởng đến cảm giác của chúng ta không? Vì vậy, liệu chúng ta có thể thay đổi cách thức ăn uống của mình và cảm thấy tốt hơn không? '', Tiến sĩ Surampudi nói.


Nguồn tài liệu: UCLA Health

Dịch thuật: DS. Lư Nguyễn Cẩm San

Đánh giá bài viết này

(3 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm