lcp

Dùng Retinol vẫn bị lên mụn thì cần làm gì?

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Dùng retinol bị lên mụn là tác dụng phụ thường gặp khi chăm sóc da mà không phải ai cũng muốn. Tuy nhiên hiện tượng này khá phổ biến khi sử dụng thành phần retinol để cải thiện làn da nám, tàn nhang, dưỡng da mụn… Vậy khi dùng retinol và nhận thấy mụn xuất hiện nhiều, liệu có nên tiếp tục sử dụng thành phần này, tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thêm thông tin bạn nhé!

1. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Retinol 

Retinol là một trong những thành phần rất được yêu thích của các tín đồ làm đẹp nhờ công dụng đa năng, cải thiện da nám, tàn nhang, các nếp nhăn hay mụn. Việc dùng retinol bị lên mụn là tình trạng ngoài mong muốn của rất nhiều cô nàng nhưng lại là một trong số tác dụng phụ phổ biến khó tránh khỏi.

Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng retinol như sau:

1.1 Mẩn đỏ, kích ứng

Đây là phản ứng không ai mong muốn khi dùng retinol. Điều này xảy ra khi da chưa đủ sẵn sàng phù hợp với retinol có nồng độ cao, trường hợp khác cũng do da người dùng quá yếu, mỏng, nhạy cảm dẫn đến tác dụng phụ.

dùng retinol bị lên mụn

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng retinol là da xuất hiện tình trạng mẩn đỏ

Ngoài dùng retinol bị lên mụn, mẩn đỏ được xem là phản ứng thường gặp khi sử dụng thành phần này và có thể khắc phục bởi một số sản phẩm khác. Nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục dùng retinol khi gặp kích ứng, mẩn đỏ, da bạn có thể gặp một số tình trạng xấu hơn như dị ứng hay thậm chí và viêm da.

1.2 Retinol đẩy mụn (Purging)

Dùng Retinol có đẩy mụn không được nhiều người quan tâm để có thể xử lý tình trạng này kịp thời. Theo đó, retinol đẩy mụn là phản ứng bình thường và không có gì phải lo lắng bởi quá trình Purging là điều cần thiết khi lỗ chân lông tắc nghẽn. Retinol sẽ thực hiện các tác động nhằm đẩy cặn bẩn lên mặt da, làm sạch lỗ chân lông để giảm kích thước của chúng và giúp da mịn màng hơn.

1.3 Da nhạy cảm với tia nắng mặt trời

Một trong những kẻ thù không đội trời chung là làn da chính là tia UV - nguyên nhân trực tiếp gây nên nhiều vấn đề phát sinh, hư tổn da. Khi sử dụng retinol, thành phần này sẽ dễ bị biến đổi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên dùng retinol vào ban đêm để đạt hiệu quả tối ưu.

Tuy nhiên một số thông tin khoa học cùng các nghiên cứu đã cho biết retinol có khả năng tăng hiệu quả kem chống nắng. Vì vậy, bạn vẫn có thể sử dụng thành phần này để chăm sóc da vào ban ngày.

1.4 Retinol làm sạm da

Làn da bị sạm là điều không ai mong muốn, và việc sử dụng retinol khiến da trở nên sạm đi rõ rệt là kết quả chẳng ai chờ đợi. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu từ cơ chế hoạt động của retinol. Các tế bào da được tái tạo mới hình thành sẽ trở nên nhạy cảm dưới tác động ánh mặt trời.

dùng retinol bị lên mụn

Retinol có thể làm da bị sạm khi sử dụng

Nếu bạn không sử dụng các thành phần kem chống nắng đủ hiệu quả hay không bôi kem đầy đủ sẽ khi làn da chịu tác động ánh mặt trời và có nguy cơ sạm đi. Ngoài ra, làn da còn có nguy cơ xuất hiện nám, tàn nhang.

1.5 Gây kích ứng vùng mắt

Retinol nồng độ cao hoạt động rất mạnh mẽ trên da nên bạn phải hết sức cẩn trọng dùng thành phần này, nhất là vùng quanh mắt. Với những làn da nhạy cảm, làn da mỏng, retinol dễ khiến phần da đó bị bỏng rát, ửng đỏ hay thậm chí là sưng tấy.

Khi gặp phải tình trạng này, nếu bạn vẫn muốn dùng retinol để cải thiện các nếp nhăn vùng mắt thì nên ưu tiên các sản phẩm có retinol nồng độ thấp. Những sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần giảm kích ứng và hỗ trợ tái tạo làn da là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

1.6 Dùng Retinol gây nên tình trạng ngứa

Dùng retinol bị lên mụn không phải là tình trạng duy nhất và dễ gặp nhất mà da bị ngứa cũng là hiện tượng thường xảy ra, đặc biệt với da mỏng và khô. Nguyên nhân chính được hiểu do retinol là hoạt chất mạnh, làn da phải được phục hồi đúng cách sau khi sử dụng để không bị ngứa kéo dài.

1.7 Retinol khiến da cảm thấy rát

Giống như tình trạng ngứa, sử dụng retinol cồn dễ khiến da bị rát, nguyên nhân chủ yếu có thể là do làn da đang thiếu độ ẩm. Dù vậy, điều này vẫn có thể xảy ra khi da bạn đã bị kích ứng vì quá yếu, mỏng và chưa thể thích nghi kịp thời với thành phần này.

1.8 Retinol khiến da bị bong

Bong tróc da khi sử dụng retinol là phản ứng tạm thời, nhưng vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên người dùng không nên quá lo lắng bởi retinol thường có các tác dụng trong việc kích thích sản sinh tế bào, tái tạo da mới với cường độ nhanh và mạnh.

retinol đẩy mụn trong bao lâu

Retinol khiến da bị bong tróc

1.9 Hoạt chất retinol có thể làm to lỗ chân lông

Tương tự việc dùng retinol bị lên mụn, hoạt chất này cũng có thể làm lỗ chân lông to ra. Thực tế cho thấy đây không phải là tác dụng phụ của thành phần này bởi retinol có thể hỗ trợ người dùng giải quyết tình trạng to lỗ chân lông. 

Theo đó, hoạt chất hoạt động như một thành phần liên kết tế bào có chức năng chống lại gốc tự do trong cơ thể, huấn luyện các tế bào hoạt động hiệu quả hơn. Việc kết hợp retinol đúng cách khi sử dụng sẽ giúp làn da kiểm soát và cải thiện được vấn đề to lỗ chân lông.

2. Dùng Retinol vẫn bị lên mụn có nên sử dụng tiếp không? 

Dùng retinol bị lên mụn là tình trạng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên khi gặp phải vấn đề này, các nàng thường hay lo lắng và không biết có nên tiếp tục sử dụng hay không. Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và các tư vấn của chuyên gia, bác sĩ da liễu để đưa ra quyết định cuối cùng.

2.1 Nổi mụn do Purging

Bác sĩ da liễu Michele giải thích: "Việc purging xảy ra khi retinol thúc đẩy quá trình thay đổi tế bào tăng lên, gây ra tình trạng tắc nghẽn và làm mụn trầm trọng hơn. Điều này xảy ra mạnh mẽ khi dầu và các bụi bẩn ẩn sâu bên dưới da nổi lên bề mặt". Michele J. Farber, MD, Schweiger Dermatology Group.

Do đó, khi dùng retinol bị lên mụn do Purging, bạn không cần phải quá lo lắng và không phải ngưng sử dụng thành phần chống lão hóa Retinol. Vậy retinol đẩy mụn trong bao lâu để có cách xử lý phù hợp? Theo đó, retinol thường đẩy mụn trong khoảng 2 - 6 tuần, với những ai mới bắt đầu sử dụng thì có thể mất từ 2 - 3 tháng.

Khi dùng retinol lên mụn do Purging, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm tác động của tình trạng này như sau:

  • Sử dụng retinol nồng độ thấp, nhất là với những người mới sử dụng hoạt chất này.
  • Thay vì dùng retinol đồng độ 1 - 2%, bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm có retinol 0.01 - 0.1% để giúp da thích nghi từ từ.
  • Trường hợp bạn dùng retinol hàng ngày thì nên giảm tần suất khoảng 2 - 3 lần/tuần. Điều này sẽ giúp da không bị quá tải, từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ khác.
  • Bạn cần đảm bảo da luôn được cấp đủ ẩm và dùng kết hợp kem chống nắng có quang phổ rộng.
retinol đẩy mụn trong bao lâu

Dùng retinol lên mụn do Purging hoặc Break out là hai trường hợp thường gặp

2.2 Dùng retinol nổi mụn do dị ứng (Break out)

Khi bị dị ứng (break out), thông thường mụn (hoặc da khô) sẽ xuất hiện ở những vị trí bạn không dùng retinol trên mặt và lâu xẹp hơn so với mụn bình thường.

So với tình trạng dùng retinol bị lên mụn do Purging, nổi mụn do dị ứng (Break out) được đánh giá có mức độ nghiêm trọng hơn. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên ngưng dùng retinol và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ da liễu.

3. Cách xử lý khi sử dụng Retinol nhưng da nổi mụn

Dùng retinol bị lên mụn ở cả hai trường hợp Purging và Break out đều có thể xử lý bằng các sản phẩm chứa thành phần Benzoyl Peroxide. Dù vậy, bạn cần lưu ý rằng việc kết hợp benzoyl peroxide và Retinol trong một chế độ chăm sóc làn da cũng có thể làm giảm hiệu quả của cả 2 thành phần.

Theo đó, bạn chỉ nên sử dụng Benzoyl Peroxide cho thời điểm ban ngày và retinol ở thời điểm ban đêm để giúp các hoạt chất này có thể hoạt động một cách tốt nhất.

3.1 Điều chỉnh thói quen dưỡng da

Retinol là hoạt chất có nhiều lợi ích trong chăm sóc làn da như tăng cường hàng rào bảo vệ da, cải thiện cấu trúc da cũng như làm chậm quá trình lão hóa. Vì thế, việc duy trì chu trình dưỡng da đơn giản với các bước: Rửa mặt bằng các sản phẩm dịu nhẹ, dùng kem retinol và kem dưỡng ẩm cuối cùng được xem là lựa chọn tuyệt vời.

retinol có đẩy mụn không

Khi dùng retinol bị lên mụn nên điều chỉnh chu trình dưỡng da hàng ngày

3.2 Giảm tần suất dùng retinol

Dùng retinol bị lên mụn nên tăng khoảng cách giữa các lần sử dụng nhằm giúp da có đủ thời gian phục hồi, nhất là với những ai mới bắt đầu. Bạn có thể giảm tần suất với 2 - 3 lần/tuần để giúp da kích thích dần, sau đó tăng lên 4 - 5 lần/tuần để da không gặp chịu các tác động quá mạnh.

‏3.3 Chú trọng đến liều lượng của hoạt chất

Có nhiều người gặp phải các sai lầm khi dùng Retinol với liều lượng quá lớn bởi họ tin rằng liều lượng nhiều thì hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên, không chỉ retinol mà lạm dụng bất kỳ thành phần này cũng dễ gây tổn thương cho da, khiến da khô, bong tróc, mẩn đỏ, kích ứng… Bạn chỉ nên thoa một lượng nhỏ kem khi vừa bắt đầu làm quen với retinol để da thích nghi dần.

3.4 Dùng kem chống nắng toàn diện, thường xuyên

Dùng retinol giúp kích thích, tái tạo làn da, điều này khiến da nhạy cảm hơn và dễ tổn thương bởi ánh mặt trời. Do đó, bạn cần dùng kem chống nắng toàn diện với chỉ số SPF từ 30 trở lên sau khi dùng kem dưỡng ẩm ban ngày.

retinol có đẩy mụn không

Nên dùng kem chống nắng toàn diện để bảo vệ làn da khi sử dụng retinol

Để bảo vệ da tốt hơn, bạn nên thoa kem chống nắng sau mỗi 2 giờ để giữ cho da được bảo vệ tối ưu, từ đó hạn chế mọi tác động tiêu cực từ ánh nắng mặt trời.

Trên đây là những thông tin chi tiết về việc dùng retinol bị lên mụn, các tác dụng phụ thường gặp và những cách để xử lý tình trạng này. Hy vọng những nội dung Medio app cung cấp sẽ hữu ích với bạn khi mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình sử dụng hoạt chất này để dưỡng và tái tạo làn da mới.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(10 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm