Sẹo thâm đỏ và cách lấy lại làn da sáng mịn nhanh chóng
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
Thế nào là sẹo thâm đỏ (PIE) và cách “đọc vị” chúng ngay trên da mặt
Mụn trứng cá (ance) sẽ là nguyên nhân hình thành các nốt viêm xuất hiện trên da mặt, vai, lưng, cổ và ngực. Có rất nhiều yếu tố hình thành nên mụn, nhưng chủ yếu là do tế bào chết cùng dầu thừa tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông, quá trình viêm và vi trùng gây nhiễm khuẩn sẽ hình thành.
Có rất nhiều loại mụn trứng cá và một số có thể đến từ nguyên nhân hormone nội tiết hay dùng thuốc. Stress, thực phẩm nhiều chất béo, trang điểm, mồ hôi, một số loại sản phẩm chăm sóc cá nhân có thể khiến tình trạng mụn thêm tồi tệ.
Quá trình tự phục hồi sau mụn bao gồm viêm, tái tạo tế bào, tái tạo tổ chức da. Thâm đỏ sau viêm (PIE) xảy ra khi dòng máu ngưng hoạt động sau quá trình viêm. Yếu tố viêm, giãn nỡ mạch máu hay tác động đến mạch máu sẽ gây cái vết đỏ hoặc hồng trên da do tổ chức lúc này mỏng hơn. Nếu không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ trở thành sẹo do tổ chức mất collagen trong quá trình phục hồi.
Sẹo thâm đỏ có thể xuất hiện dưới dạng chấm hay mảng trên da.
Sự khác biệt giữa sẹo thâm đỏ sau viêm (PIE) và tăng sắc tố sau viêm (PIH)
Mọi người thường quen với khái niệm tăng sắc tố sau viêm (post-inflammatory hyperpigmentation) và nhầm lẫn chứng với sẹo thâm đỏ sau viêm (PIE), nhưng tính chất của hai loại tổn thương này lại khác nhau.
So sánh giữa sự khác nhau giữ sẹo thâm đỏ sau viêm và tăng sắc tố sau viêm
Sẹo thâm đỏ sau viêm (PIE):
- Cơ chế: Tổn thương liên quan mạch máu vùng mụn trứng cá
- Màu sắc: Đỏ hay hồng
- Loại da thường gặp: Da sáng
Tăng sắc tố sau viêm (PIH)
- Cơ chế: Sự tích tụ sắc tố melanin sau viêm mụn
- Màu sắc: Nâu
- Loại da thường gặp: Da ngăm hơn (độ IV, V, VI theo hệ thống Fitzpatrick)
Phương pháp điều trị dành cho sẹo thâm đỏ
Sẹo thâm đỏ (PIE) sau viêm có thể mất đến 6 tháng để tự biến mất. Do đó bạn có thể lựa chọn 1 số liệu pháp không xâm lấn và xâm lấn để đẩy nhanh quá trình hồi phục
Điều trị khu trú không xâm lấn
Không tự nặn/lấy mụn sai kỹ thuật: Động tác lấy mụn vật lý có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, gây thâm đỏ và sẹo khó hồi phục hơn.
Không tẩy tế bào chết: Tẩy tế bào chết và rửa mặt quá nhiều lần có thể gây kích ứng da đang có mụn. Tình trạng kích ứng càng nặng, da càng dễ thâm, thành sẹo hay kích ứng kéo dài hơn.
Sử dụng Hydrocortisone bôi khu trú vết mụn: Hydrocortisone có tác dụng kháng viêm và phối hợp với các loại thuốc khác để trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, cần sự chỉ định và tư vấn từ bác sĩ để sự dụng đúng cách và đúng liều.
Sử dụng Vitamin C dạng bôi: Vai trò của vitamin c sẽ giúp giảm thâm đỏ sau viêm mụn gây ra bởi tia cực tím UVB. Ngoài ra, khả năng làm sáng da của vitamin này sẽ giúp cải thiện thêm tình trạng tăng sắc tố sau viêm (PIH) đáng kể.
Điều trị xâm lấn
Liệu pháp laser: Laser ánh sáng mạnh (intense pulsed light laser) hay laser nhuộm xung (pulsed dye laser) sẽ chỉ điểm và loại trừ vùng tổn thương ở mạch máu dưới da, và bạn có thể cần nhiều lần chiếu để có kết quả tốt nhất.
Lăn kim (Microneedling): Liệu pháp này giúp da tự tái tạo, sản sinh tế bào giàu collagen để giúp da giảm thâm, đỏ do sẹo liên quan đến mụn trứng cá. Kết hợp với serum Vitamin C sáng da và tretinoin sẽ được bác sĩ chỉ định để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Cả hai liệu pháp trên sẽ cần sự theo dõi của bác sĩ trước khi tiến hành và cần làm nhiều liệu trình.
Nguồn tài liệu: Healthline
Dịch thuật: Bác sĩ Đặng Nghiêm
Đánh giá bài viết này
(11 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm