Top 5 thuốc giảm đau lưng không kê đơn hiệu quả
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Tìm hiểu về bệnh đau lưng
Đau lưng là một nhóm bệnh lý thường gặp, có khoảng 65-80% dân số bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời.
Đau lưng là các cơn đau nhức tê dọc hay gần cột sống (tính từ đỉnh đốt sống ngực đến đốt sống thắt lưng cuối). Cảm giác đau có thể âm ỉ, dữ dội, liên tục đến cơn đau đột ngột, đau thắt hoặc kèm nóng rát, thậm chí các cơn đau có thể lan đến các chi, gân tê bì tay chân hoặc yếu cơ gây khó khăn trong việc di chuyển. Cơn đau lưng có thể nhanh chóng bắt đầu khi bị ngã hoặc nâng vật gì đó quá nặng, cơn đau có thể trở nên nặng dần. Bệnh đau lưng còn được phân thành 2 loại cụ thể:
- Đau lưng cấp tính: Tình trạng này thường bắt đầu đột ngột, có thể kéo dài tới 6 tuần.
- Đau lưng mạn tính: Các cơn đau phát triển trong một thời gian dài, thường kéo dài hơn 3 tháng.
Tùy theo vị trí đau, đau lưng thường xuất hiện tại một trong bốn khu vực:
- Đau lưng dưới: hay còn gọi là đau cột sống thắt lưng, thường xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên, hoặc thừa cân, béo phì. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau lưng dưới do chấn thương, chuyển động đột ngột, sai tư thế trong khi nâng vật nặng…
- Đau lưng giữa: rất thường gặp, với các biểu hiện đau lưng âm ỉ hay dữ dội, tức ngực, tê ngứa ở ngực hay tay, chân…
- Đau lưng trên: xảy ra từ cổ tới hết khung sườn, thường gặp nhất là ở đốt sống ngực. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và biến mất và biến mất ngay hoặc kéo dài dai dẳng, kèm theo cảm giác bỏng rát, tê, ngứa ran, yếu cơ…
- Đau lưng một bên (bên trái hoặc bên phải): do sai lệch giữa những khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hay khớp hông.
Triệu chứng đau lưng thường gặp nhất chính là cảm giác đau nhức vùng lưng bị đau, trong một số trường hợp các cơn đau có thể lan tới chân cánh tay hay đau lan xuống vùng mông gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt. Các cơn đau lan sang các bộ phận khác trên cơ thể thường tùy thuộc vào những dây thần kinh bị ảnh hưởng do đau lưng gây ra.
Nguyên nhân gây đau lưng:
- Tư thế ngồi chưa đúng, ngồi quá lâu một tư thế gây ra đau lưng do trọng lượng cơ thể dồn lực vào mông , hông, cột sống phải chống đỡ nhiều hơn để lưng được thẳng.
- Do chấn thương hoặc bong gân, căng cơ: thường xuyên nâng các vật nặng có thể khiến lưng bị căng cơ, tổn thương dây chằng cột sống. Nếu bạn có thể trạng kém, việc chấn thương lưng liên tục có thể gây ra những cơn đau co thắt cơ.
- Béo phì: Tình trạng béo phì làm cho cột sống phải gánh thêm nhiều áp lực, từ đó dễ tổn thương và thái hoá. Cột sống cũng chính là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi trọng lượng cơ thể tăng lên quá mức
- Do bệnh lý cột sống: thoái hóa cột sống, loãng xương, viêm khớp, sỏi thận, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, hẹp ống sống, cong vẹo cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa, khối u…
2. Khi nào đau lưng cần uống thuốc giảm đau?
Bệnh đau lưng với các triệu chứng chính là cảm giác đau nhức âm ỉ, khó chịu bất kỳ vị trí nào trên lưng. Khi bị đau lưng thì người bệnh thường gặp khó khăn trong hầu hết các chuyển động, bị giới hạn thực hiện những công việc tay chân. Để tránh đau nhức người bệnh thường phải di chuyển cẩn thận, theo đó những hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng diễn ra từ từ, chậm chạp. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày. Để giảm thiểu những cơn đau lưng, giảm triệu chứng và hạn chế những tổn thương do bệnh đau lưng gây ra người bệnh nên sử dụng thuốc giảm đau.
3. Top 5 thuốc giảm đau lưng không kê đơn hiệu quả
3.1 Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol hay còn được gọi là Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau không kê đơn vô cùng phổ biến, thường có mặt trong tủ thuốc gia đình hay các đơn thuốc. Loại thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp giảm đau nhẹ đến vừa hoặc có thể được dùng như thuốc hạ sốt, thuốc hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm. Paracetamol là lựa chọn hàng đầu được sử dụng làm giảm các triệu chứng của đau lưng.
Có rất nhiều các chế phẩm chứa paracetamol được ưa chuộng sử dụng như Efferalgan, Panadol, Hapacol,.. Paracetamol không gây kích ứng lên cơ quan tiêu hóa và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên bệnh nhân suy thận, gan nặng cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Liều dùng: với người trưởng thành và trẻ em > 16 tuổi: uống 1-2 viên cách mỗi 4 - 6 giờ khi có đau, sốt. Chỉ sử dụng 4000mg tương đương 8 viên/ ngày.
Viên nén Panadol 500mg
Viên sủi Efferalgan 500mg
3.2 Thuốc giảm đau Ibuprofen
Ibuprofen là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) được sử dụng phổ biến. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ, đau vừa và đau khu trú… Ibuprofen được sử dụng để điều trị các cơn đau, giảm đau như đau lưng, đau đầu, đau răng,...Thuốc là một trong những loại thuốc giảm đau không kê đơn được người bệnh sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh đau lưng. Tuy nhiên, ibuprofen không được khuyến cáo sử dụng cho người có tiền sử đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
Ngoài ra, ibuprofen còn tác dụng chống viêm, hạ sốt, chống ngưng kết tiểu cầu, giảm các cơn đau cấp tính do bệnh gout gây ra.
Liều dùng cho người trưởng thành là 1200mg - 1800mg / 2 lần/ ngày.
Thuốc giảm đau Ibuprofen 400mg
3.3 Thuốc Aspirin
Thuốc Aspirin hay còn được biết đến với tên gọi acid acetylsalicylic, là thuốc chống viêm không steroid. Aspirin được sử dụng để hạ sốt, chống viêm, sử dụng trong các trường hợp các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình như đau lưng, đau cơ, đau răng… Thuốc được sử dụng để làm giảm thiểu các cơn đau nhức, khó chịu do bệnh đau lưng gây ra.
Ngoài ra aspirin ở liều thấp còn được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông, từ đó hạn chế được nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Liều dùng cho người trưởng thành là 300-650 mg đường uống hoặc đặt trực tràng mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 4000mg/ngày.
Thuốc giảm đau Aspirin 500mg
3.4 Thuốc Naproxen
Naproxen là một thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid, được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ đến đau trung bình trong các bệnh lý đau do đau đầu, đau lưng, đau do viêm, đau bụng kinh… Thuốc được chỉ định để làm giảm các cơn đau nhức âm ỉ, dữ dội liên tục của bệnh đau lưng.
Liều dùng với người trưởng thành: 250 - 500mg/lần × 2 lần/ngày (tổng liều tối đa 1000 - 1250 mg/ngày).
Thuốc giảm đau naproxen 500mg
3.5 Thuốc Alaxan
Thuốc Alaxan chính là thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt, có thành phần chính là Paracetamol 325mg và Ibuprofen 200mg. Thuốc được sử dụng để điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, làm giảm các cơn đau lưng, căng cơ, đau cổ, đau vai…
Liều dùng: Người lớn và trẻ em ≥12 tuổi: Uống 1 viên mỗi 6 giờ khi đau hoặc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Thuốc giảm đau Alaxan
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau lưng
Để sử dụng thuốc giảm đau lưng một cách an toàn và hiệu quả thì chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng, không sử dụng quá liều vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp uống liều khuyến cáo nhưng không đáp ứng với cơn đau, người bệnh không được tự ý tăng liều thuốc; hãy đi khám hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, khám và dùng các phương pháp điều trị thích hợp hơn.
- Với những thuốc giảm đau chống viêm không steroid cần lưu ý có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày có thể gây ra tình trạng viêm loét, nhất là với những người khoảng 60 tuổi trở lên hoặc có tiền sử bị bệnh viêm, loét, chảy máu dạ dày.
5. Một số biện pháp hỗ trợ giảm đau lưng không cần thuốc
- Chườm ấm và xoa bóp vùng cơ bị đau.
- Hạn chế các tư thế xấu như ngồi làm việc liên tục quá 2 giờ, ngồi nghiêng 1 bên không đều, cúi lưng mang vật nặng, ngồi xổm quá lâu.
- Nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng trong giai đoạn đau.
- Khi nâng vác vật nặng: Bắt đầu ở tư thế ngồi xổm, giữ thẳng lưng và ngẩng đầu lên. Khi đứng dậy, hãy dùng chân trụ để nâng vật, lưng vẫn luôn giữ thẳng.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Kiểm soát tốt cân nặng sẽ giúp giảm áp lực đáng kể lên cột sống, hạn chế tổn thương tiến triển (nếu có).
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống đầy đủ canxi và vitamin d sẽ tốt cho cơ, xương, khớp. Chế độ ăn uống lành mạnh tránh tình trạng thừa cân, béo phì, gây áp lực lớn lên cột sống.
- Chọn nệm ngủ: đảm bảo nâng đỡ tốt cột sống, đặc biệt vùng vai và mông trong khi ngủ, cột sống phải được giữ thẳng. Nệm phải có độ mềm vừa phải, không quá cứng hoặc quá mềm.
Trên đây là những chia sẻ của Medigo app về bệnh đau lưng và “Top 5 thuốc giảm đau lưng không kê đơn hiệu quả” . Hy vọng với nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích khi sử dụng thuốc giảm đau sao cho hợp lý để có một sức khỏe tốt.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(1 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm