lcp

Uống nhiều thuốc giảm đau răng có sao không?

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Uống thuốc giảm đau răng nhiều có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về dạ dày, tiêu hóa, dễ bị viêm,..Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết để giải đáp thắc mắc
Nội dung chính

Như chúng ta đã biết, đau răng là tình trạng phổ biến hiện nay. Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân như mọc răng khôn, sâu răng, áp xe răng,... Cơn đau răng có khả năng xuất hiện dưới hình thức đau âm ỉ, ê buốt răng hoặc đau dữ dội. Đồng thời, nó cũng có thể tự phát sinh hoặc xảy ra do bị yếu tố nào đó kích thích. Điều đáng nói là đau răng mang lại cảm giác vô cùng đau đớn, khó chịu, mệt mỏi, khiến chúng ta sinh hoạt khó khăn hơn. Mỗi khi đau răng ta nghĩ ngay đến thuốc giảm đau để cắt tình trạng đau đớn này, và có nhiều người nghĩ sử dụng nhiều thuốc đau răng thì sẽ càng giảm đau nhiều. Vậy uống nhiều thuốc giảm đau răng có sao không?

Trước tiên ta sẽ cùng điểm lại một số nhóm thuốc giảm đau răng cấp tốc hiện nay: 

  • Nhóm thuốc NSAIDs: Là nhóm thuốc không chứa thành phần steroid, được dùng cho nhiều trường hợp đau răng khác nhau. Thuốc có tác dụng hạ sốt, kháng viêm để giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng. 
  • Nhóm thuốc giảm đau an toàn Acetaminophen: Có tác dụng giúp hạ sốt, giảm đau nhanh, chủ yếu dùng cho những người bị dị ứng với thuốc giảm đau NSAIDs hoặc thuốc giảm đau có chứa  chứa aspirin. Tuy nhiên, do với nhóm NSAIDs thì đây là nhóm thuốc giảm đau răng có hiệu quả thấp hơn và thời gian đáp ứng thuốc chậm hơn. Ưu điểm lớn nhất của nhóm thuốc giảm đau Acetaminophen là hầu như không có tác dụng phụ nên có thể yên tâm trong suốt quá trình dùng thuốc.
  • Nhóm thuốc giảm đau paracetamol: giúp cho cơn sốt mau hạ nhưng thuốc lại không có tác dụng kháng viêm nên chỉ phù hợp với những người bị đau răng mà không sưng nướu. Thuốc chỉ được dùng cho độ tuổi từ 6 trở lên. 
  • Nhóm thuốc gây tê tại chỗ: chủ yếu được bào chế dưới dạng gel, xịt hoặc dung dịch. Dòng thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng với hiệu quả gây tê tức thì trong vòng 30 giây - 2 phút sau khi sử dụng nhưng tác dụng này chỉ kéo dài trong khoảng 15 - 60 phút.

Các thuốc giảm đau cấp tốc đều mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên để giảm đau hiệu quả và an toàn thì ta nên sử dụng theo liều dùng mà bác sĩ kê cho. Tránh lạm dụng thuốc giảm đau bởi chúng đều có những tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như chúng ta sử dụng không đúng liều lượng: 

  • Lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây phụ thuộc thuốc, nghiện thuốc, có thể gây ảnh hưởng và tổn thương đến các bộ phận khác trong cơ thể 
  • Nhóm thuốc NSAIDs giảm đau răng nếu sử dụng quá liều lượng thì sẽ có nguy cơ gây tổn thương hệ tiêu hóa và dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ xuất huyết và viêm loét dạ dày.
  • Dùng sai cách hoặc quá liều thuốc giảm đau chứa paracetamol dễ làm tổn hại đến thận, gan, khiến người bệnh dễ phải đối mặt với nguy cơ bị suy thận, suy gan. 
  •  Những người có tiền sử dị ứng, thai phụ, người già, phụ nữ đang cho con bú, người bị bệnh tự miễn,... nếu không tìm hiểu kỹ mà tự ý dùng thuốc và lạm dụng thuốc quá mức có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.

Tóm lại, việc dùng những loại thuốc giảm đau trên chỉ có tính chất trước mắt, tức thời. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau răng của mỗi người không giống nhau và muốn chấm dứt nó hiệu quả thì tốt nhất nên đến bác sĩ nha khoa thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây đau, nhất là những trường hợp xuất hiện các triệu chứng như rét run, sốt, đau răng trên 2 ngày thì tuyệt đối không nên chủ quan. Có nhiều trường hợp vì lạm dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc tại nhà đã gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Vì vậy khi bạn sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ mà vẫn còn đau thì đừng vội dùng thêm thuốc hay uống nhiều thuốc 1 lúc mà hãy thử áp dụng phối hợp uống thuốc cùng với các cách có thể làm tại nhà như sau: 

  • Sử dụng nước muối: Việc vệ sinh răng miệng với nước muối pha loãng sẽ giúp phòng ngừa và giảm cơn đau răng một cách hiệu quả. Khi nước muối tràn qua các kẽ răng và nướu sẽ giúp răng giảm ê buốt, giảm đau nhức và có thể lấy đi các vụn thức ăn còn trong kẽ răng, khoang miệng. Ngoài ra nước muối còn có thể giúp: giảm viêm, sưng, tăng cường khả năng chữa lành vết thương… Mẹo chữa đau răng này sẽ khá hiệu quả đối với người có tình trạng đau răng do viêm nướu, viêm quanh chân răng. 
  • Giảm đau răng với rượu: Rượu có tính sát khuẩn nên những lúc đau răng bạn có thể ngậm một chút rượu để giảm đau nhức, sưng viêm cũng như loại bỏ mùi khó chịu trong miệng. 
  • Chườm lạnh: Đây có thể là một trong những cách giảm đau nhanh và an toàn và dễ thực hiện nhất. Đá lạnh sẽ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, từ đó giảm đau răng một cách nhanh chóng, phương pháp này rất thích hợp với việc giảm đau do mọc răng khôn. Tuy nhiên lưu ý không được đắp đá lạnh trực tiếp lên vùng má bị đau vì lạnh quá sẽ gây cảm giác khó chịu. 
  • Sử dụng gừng, tỏi: Do trong gừng, tỏi có chứa hoạt chất có khả năng kháng khuẩn mạnh nên chúng được dùng để giảm đau răng một cách phổ biến. Chúng ta chỉ cần giã nát tỏi và gừng, với thêm 1 vài hạt muối và đắp vào vùng răng bị sâu gây đau nhức, cơn đau sẽ dịu lại và cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hãy nhớ pha loãng tỏi vì nó có thể gây kích ứng hoặc phỏng nướu.
  • Uống bạc hà: Bạc hà được biết đến là một loại dược liệu có tính gây tê, từ đó làm dịu cơn đau răng. Thêm vào đó, tinh dầu bạc hà cũng được biết như một hoạt chất kháng khuẩn và phòng hôi miệng hiệu quả. Cách đơn giản là ta ngâm lá bạc hà khô vào nước sôi trong 20 phút, sau đó để nguội, có thể dùng nó làm nước súc miệng hoặc uống. Ngoài ra, ta cũng có thể dùng túi trà bạc hà còn ấm áp trên chiếc răng đau trong vài phút để xoa dịu cơn đau.
  • Dùng nha đam (lô hội): Ngoài tác dụng chữa lành vết bỏng và làm lành vết thương ngoài da thì hiện nay gel lô hội còn được sử dụng với mục đích làm sạch và làm dịu khu vực nướu bị sưng. Các chuyên gia cho rằng nha đam hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên tiêu diệt vi trùng gây sâu răng rất tốt. Dùng lô hội trị đau răng khá đơn giản, chỉ cần áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng cho tới khi cơn đau dịu lại.

Đó là những cách giảm đau răng một cách nhanh và hiệu quả tại nhà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên nếu trường hợp đau quá thì hãy đến nha sĩ để được khám tránh và được định hướng điều trị hiệu quả, tránh lạm dụng thuốc giảm đau tại nhà bởi nó tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Trên đây là những kinh nghiệm và chia sẻ của Medigo về việc sử dụng thuốc giảm đau răng và các cách giảm đau tại nhà để tránh lạm dụng thuốc giảm đau. Cùng chia sẻ tại comment nếu các bạn có góp ý hay kinh nghiệm nữa nhé.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(9 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm