Phát hiện và điều trị sớm bệnh tăng huyết áp là tiền đề quan trọng để ngăn chặn những biến chứng đau tim, đột quỵ nguy hiểm. Vậy những loại thuốc điều trị tăng huyết áp nào hiệu quả hiện nay? Cùng Medigo tìm hiểu ngay nào!
1. Thông tin tổng quan về tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một trong các bệnh lý tim mạch khá phổ biến hiện nay. Mặc dù tiến triển âm thầm nhưng lại có thể gây ra những tổn thương nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời.
Định nghĩa tăng huyết áp
Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một dạng bệnh mạn tính. Tăng huyết áp xuất hiện khi máu lưu thông gây áp lực lên thành động mạch, từ đó gây áp lực lên tin, cản trở sự lưu thông máu.
Theo WHO, huyết áp của người khỏe mạnh thường là 120/80mmHg. Để xác định cao huyết áp chúng ta nhìn vào chỉ số huyết áp đo được: huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg, huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg.
Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp
Tăng huyết áp có 2 dạng là:
Tăng huyết áp tiền phát không rõ nguyên nhân (chiếm 90% trường hợp): Phổ biến hơn ở nam giới, thường có yếu tố di truyền.
Tăng huyết áp thứ phát (chỉ chiếm 10%) là biết rõ nguyên nhân: Do bệnh lý như bệnh thận, u tuyến thượng thận, van động mạch hở, bệnh tuyến giáp, triệu chứng của hẹp động mạch chủ...
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính thường gặp nhiều ở người cao tuổi
Nguyên nhân khác gây tăng thứ phát bao gồm: Ảnh hưởng của thuốc tránh thai, cocaine, thuốc cảm, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thừa cân, béo phì...
Tăng huyết áp thai kỳ thường chỉ xảy ra ở sau tuần thai thứ 20: Nguyên nhân có thể do thiếu máu, đa thai, tuổi quá trẻ hoặc quá già, nhiều nước ối, tiền sử bệnh tiểu đường và cao huyết áp...
Tác hại của tăng huyết áp
Cao huyết áp thường được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó diễn tiến âm thầm không có nhiều triệu chứng, thế nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng tới cơ thể. Tình trạng cao huyết áp kéo dài sẽ gây áp lực cho tim, áp lực lên thành mạch máu. Đây cũng là nguyên do kéo đến một loạt nguy cơ các bệnh lý như:
Xơ cứng động mạch, phình động mạch, vỡ động mạch.
Hình thành cục máu đông ngăn chặn lưu thông máu, dẫn tới suy tim, to tim.
Tăng nguy cơ xuất huyết não gấp 10 lần, nguy cơ đột quỵ và tử vong cao.
Tình trạng thiếu máu, chóng mặt, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, mất ngủ.
Gây suy thận, rối loạn chức năng tình dục.
Bệnh lý về võng mạc, khô mắt, giảm tầm nhìn, mờ mắt.
Ảnh hưởng tới thai kỳ, giảm lượng máu tới thai nhi, nguy hiểm cho bà bầu.
Gây loãng xương, mất xương do rối loạn chuyển hóa canxi.
Cao huyết áp gây ra những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe
2. Các phương pháp điều trị tăng huyết áp
Các chuyên gia khuyến cáo rằng điều trị cao huyết áp phải tập trung vào mục tiêu ổn định huyết áp ở mức khuyến nghị dưới 140/90mmHg. Hoặc dưới 130/80mmHg đối với bệnh nhân có bệnh nền như tiểu đường, bệnh thận...
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị cao huyết áp được áp dụng đó là:
Thuốc điều trị tăng huyết áp
Được bác sĩ kê đơn theo đúng tình trạng bệnh. Tuy nhiên huyết áp cao cần thường xuyên theo dõi các chỉ số để kịp thời báo với bác sĩ có phương án xử lý như tăng/giảm liều hoặc thay đổi phác đồ.
Điều trị không dùng thuốc
Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp không dùng thuốc như:
Thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, hạn chế ăn mặn.
Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân cần giảm xuống để cải thiện bệnh.
Thường xuyên vận động bằng các bài tập vừa sức.
Bỏ thuốc lá và rượu bia, cùng các chất kích thích khác.
Kiểm soát các bệnh nền, luôn giữ ấm cơ thể.
3. Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến
Hiện nay các loại thuốc trị cao huyết áp được chia ra thành các nhóm:
Nhóm trị cao huyết áp giúp lợi tiểu
Sản phẩm tiêu biểu: Chlorothiazide, Indapamide, Hydrochlorothiazide, Furosemide, Spironolactone ...
Thuốc điều trị tăng huyết áp hỗ trợ lợi tiểu
Có tác dụng làm giảm thể tích huyết tương, giảm sự tích nước trong cơ thể. Nhờ đó hạn chế sức cản mạch ngoại vi và hạ huyết áp xuống. Thuốc được chỉ định dùng đơn độc trong trường hợp huyết áp tăng nhẹ, nếu tăng cao cần phối hợp thêm thuốc khác.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như tiểu nhiều, mất nước, khô miệng, yếu cơ, chuột rút, hạ canxi và kali, làm tăng đường huyết... Vì vậy nhóm này thường chống chỉ định với bệnh nhân tiểu đường, bệnh gout.
Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
Thành phần tiêu biểu: benazepril, captopril, enalapril, fosinopril, lisinopril, perindopril, quinepril, ramipril, trandolapril...
Công dụng làm giảm huyết áp dựa trên cơ chế ức chế quá trình enzym ACE chuyển angiotensin I thành angiotensin II – một chất gây co thắt mạch và làm tăng huyết áp. Nhờ đó quá trình tạo angiotensin II sẽ không thể diễn ra, và mạch máu sẽ được giãn đồng thời huyết áp giảm theo.
Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh hen suyễn, đái tháo đường. Tuy nhiên có tác dụng phụ là gây ho khan, tăng kali máu ở một số trường hợp.
Thuốc trị tăng huyết áp chẹn thụ thể angiotensin (ARBs)
Bao gồm: Losartan, eprosartan, valsartan, irbesartan, candesartan, olmesartan...
Thuốc trị cao huyết áp Losartan
Hoạt động dựa trên cơ chế bất hoạt thụ thể angiotensin II. Tác dụng chính là giảm sự ảnh hưởng của angiotensin (một loại hormone gây tăng huyết áp), từ đó giúp hạ huyết áp, đưa huyết áp về ổn định.
Nhóm thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai và có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như tim đập nhanh, đau ngực, đau đầu, chóng mặt, tăng kali huyết...Không dùng chung với nhóm trị tăng huyết áp ức chế ACE.
Thuốc trị cao huyết áp chẹn beta
Gồm có: nebivolol, nadolol, acebutolol, bisoprolol, metoprolol, betaxolol, atenolol...
Sử dụng cơ chế ức chế thụ thể beta giao cảm tim và mạch ngoại vi, để làm chậm nhịp tim từ đó giúp hạ huyết áp.
Thường được dùng với các trường hợp có kèm theo triệu chứng đau nửa đầu, đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim. Một số tác dụng phụ không mong muốn là lạnh chi, trầm cảm, mất ngủ, ho, khó thở. Chống chỉ định với bệnh nhân hen suyễn, block nhỉ thất, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Hoạt động theo cơ chế chặn dòng ion Ca2+ tới tế bào cơ trơn, giúp mạch máu giãn nở, lưu thông máu dễ dàng hơn, từ đó làm hạ huyết áp.
Thường dùng cho các bệnh nhân cao tuổi, người bị đau thắt ngực. Tuy nhiên thuốc vẫn có tác dụng phụ như mặt đỏ, tim đập nhanh, phát ban, sưng mắt cá. Chống chỉ định với trường hợp tác bón, loạn nhịp tim.
Thuốc điều trị tăng huyết áp Amlodipin
Nhóm trị tăng huyết áp ức chế trực tiếp renin
Bao gồm: Reserpin, Clonidin, Methyldopa,...
Cơ chế của thuốc nhóm này là sử dụng cách hoạt hóa tế bào thần kinh trung ương, nhằm điều khiển tế bào làm hạ huyết áp. Tuy nhiên do nhiều tác dụng phụ gây trầm cảm mà hiện nay thuốc ít khi được sử dụng.
Thuốc điều trị tăng huyết áp giãn mạch trực tiếp
Có thể kể đến như: Hydralazine và Minoxidil
Nhóm này sẽ tác động trực tiếp lên mạch máu giúp hạ huyết nhanh chóng, thường được chỉ định cho trường hợp cao huyết áp kháng trị. Ngoài ra phụ nữ có thai vẫn có thể dùng được Hydralazine.
4. Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp phù hợp
Trước khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, cần chú ý về những thông tin của người bệnh như:
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Giới tính, tuổi tác: Biết được độ tuổi và giới tính người bệnh giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ với liều lượng thuốc thích hợp nhất.
Chỉ số huyết áp lúc đo: Thường xuyên kiểm tra các chỉ số và theo dõi sát sao để lựa chọn phương án điều trị hợp lý.
Tiền sử bệnh: Một số người bị cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, hoặc đang mang bầu cần khai báo hết với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp, an toàn và không gây nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe.
Nắm rõ tình trạng tiểu sử bệnh sẽ giúp trị bệnh chính xác hơn
Tính hiệu quả của thuốc
Thuốc trị tăng huyết áp có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng.
Cấp độ nhẹ: Chỉ cần sử dụng đơn độc 1 trong các nhóm thuốc kể trên.
Cấp độ nặng: Kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc với nhau để đạt hiệu quả cao.
Ngoài dùng thuốc trị cao huyết áp, người bệnh nên chủ động làm quen với lối sinh hoạt lành mạnh. Nếu khi dùng thuốc có xuất hiện các tác dụng phụ kéo dài, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh hoặc thay thế thuốc khác.
Tác dụng phụ của thuốc trị tăng huyết áp
Không chỉ thuốc cao huyết áp mà bất cứ loại thuốc nào cũng sẽ có tác dụng phụ cả. Mức độ tác dụng phụ ít hay nhiều còn tùy thuốc vào cơ địa.
5. Mua Online thuốc điều trị tăng huyết áp tại nhà thuốc 24h Medigo App
Nhận thuốc điều trị tăng huyết áp chỉ với 30 phút từ khi đặt hàng. Quá dễ dàng và tiện lợi khi đã có ứng dụng MEDIGO tải ngay trên di động:
Ship trong 30 phút, miễn phí giao hàng nếu giao trong 3 giờ.
Đa dạng hơn 10.000 loại thuốc, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, các loại sản phẩm chăm sóc cơ thể...
Đội ngũ trình dược viên tư vấn miễn phí 24/7 với đầy đủ bằng cấp.
Hệ thống nhà thuốc Medigo trải rộng khắp toàn quốc, mở cửa 24/24 tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Thuốc luôn được đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Ứng dụng tiếng Việt dễ dàng sử dụng.
Giao liền trong 30 phút với ứng dụng đặt thuốc Medigo
6. Câu hỏi thường gặp
Liều lượng của thuốc là bao nhiêu?
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lên cho mỗi bệnh nhân một phác đồ riêng với liều lượng thuốc phù hợp.
Tôi cần dùng thuốc bao nhiêu lần một ngày?
Với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp sẽ có hướng dẫn sử dụng riêng. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc tăng huyết áp có tác dụng phụ không?
Có một số tác dụng phụ khi dùng thuốc, đặc biệt là đối với các trường hợp có kèm thêm bệnh khác ngoài cao huyết áp.
Song song với việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, người bệnh cao huyết áp cần được theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. Cùng với đó là kết hợp giữa dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với chế độ sinh hoạt và lối sống khoa học, vận động thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa biến chứng do tăng huyết áp.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Để đặt thuốc giao liền trong 3 giờ, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc tải ngay ứng dụng Medigo giao thuốc mọi lúc mọi nơi.
Công Ty TNHH Medigo Software
Hotline: 1900 636 647 (24/24)
Địa chỉ: Y1 đường Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Phát hiện và điều trị sớm bệnh tăng huyết áp là tiền đề quan trọng để ngăn chặn những biến chứng đau tim, đột quỵ nguy hiểm. Vậy những loại thuốc điều trị tăng huyết áp nào hiệu quả hiện nay? Cùng Medigo tìm hiểu ngay nào!
1. Thông tin tổng quan về tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một trong các bệnh lý tim mạch khá phổ biến hiện nay. Mặc dù tiến triển âm thầm nhưng lại có thể gây ra những tổn thương nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời.
Định nghĩa tăng huyết áp
Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một dạng bệnh mạn tính. Tăng huyết áp xuất hiện khi máu lưu thông gây áp lực lên thành động mạch, từ đó gây áp lực lên tin, cản trở sự lưu thông máu.
Theo WHO, huyết áp của người khỏe mạnh thường là 120/80mmHg. Để xác định cao huyết áp chúng ta nhìn vào chỉ số huyết áp đo được: huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg, huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg.
Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp
Tăng huyết áp có 2 dạng là:
Tăng huyết áp tiền phát không rõ nguyên nhân (chiếm 90% trường hợp): Phổ biến hơn ở nam giới, thường có yếu tố di truyền.
Tăng huyết áp thứ phát (chỉ chiếm 10%) là biết rõ nguyên nhân: Do bệnh lý như bệnh thận, u tuyến thượng thận, van động mạch hở, bệnh tuyến giáp, triệu chứng của hẹp động mạch chủ...
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính thường gặp nhiều ở người cao tuổi
Nguyên nhân khác gây tăng thứ phát bao gồm: Ảnh hưởng của thuốc tránh thai, cocaine, thuốc cảm, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thừa cân, béo phì...
Tăng huyết áp thai kỳ thường chỉ xảy ra ở sau tuần thai thứ 20: Nguyên nhân có thể do thiếu máu, đa thai, tuổi quá trẻ hoặc quá già, nhiều nước ối, tiền sử bệnh tiểu đường và cao huyết áp...
Tác hại của tăng huyết áp
Cao huyết áp thường được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó diễn tiến âm thầm không có nhiều triệu chứng, thế nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng tới cơ thể. Tình trạng cao huyết áp kéo dài sẽ gây áp lực cho tim, áp lực lên thành mạch máu. Đây cũng là nguyên do kéo đến một loạt nguy cơ các bệnh lý như:
Xơ cứng động mạch, phình động mạch, vỡ động mạch.
Hình thành cục máu đông ngăn chặn lưu thông máu, dẫn tới suy tim, to tim.
Tăng nguy cơ xuất huyết não gấp 10 lần, nguy cơ đột quỵ và tử vong cao.
Tình trạng thiếu máu, chóng mặt, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, mất ngủ.
Gây suy thận, rối loạn chức năng tình dục.
Bệnh lý về võng mạc, khô mắt, giảm tầm nhìn, mờ mắt.
Ảnh hưởng tới thai kỳ, giảm lượng máu tới thai nhi, nguy hiểm cho bà bầu.
Gây loãng xương, mất xương do rối loạn chuyển hóa canxi.
Cao huyết áp gây ra những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe
2. Các phương pháp điều trị tăng huyết áp
Các chuyên gia khuyến cáo rằng điều trị cao huyết áp phải tập trung vào mục tiêu ổn định huyết áp ở mức khuyến nghị dưới 140/90mmHg. Hoặc dưới 130/80mmHg đối với bệnh nhân có bệnh nền như tiểu đường, bệnh thận...
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị cao huyết áp được áp dụng đó là:
Thuốc điều trị tăng huyết áp
Được bác sĩ kê đơn theo đúng tình trạng bệnh. Tuy nhiên huyết áp cao cần thường xuyên theo dõi các chỉ số để kịp thời báo với bác sĩ có phương án xử lý như tăng/giảm liều hoặc thay đổi phác đồ.
Điều trị không dùng thuốc
Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp không dùng thuốc như:
Thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, hạn chế ăn mặn.
Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân cần giảm xuống để cải thiện bệnh.
Thường xuyên vận động bằng các bài tập vừa sức.
Bỏ thuốc lá và rượu bia, cùng các chất kích thích khác.
Kiểm soát các bệnh nền, luôn giữ ấm cơ thể.
3. Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến
Hiện nay các loại thuốc trị cao huyết áp được chia ra thành các nhóm:
Nhóm trị cao huyết áp giúp lợi tiểu
Sản phẩm tiêu biểu: Chlorothiazide, Indapamide, Hydrochlorothiazide, Furosemide, Spironolactone ...
Thuốc điều trị tăng huyết áp hỗ trợ lợi tiểu
Có tác dụng làm giảm thể tích huyết tương, giảm sự tích nước trong cơ thể. Nhờ đó hạn chế sức cản mạch ngoại vi và hạ huyết áp xuống. Thuốc được chỉ định dùng đơn độc trong trường hợp huyết áp tăng nhẹ, nếu tăng cao cần phối hợp thêm thuốc khác.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như tiểu nhiều, mất nước, khô miệng, yếu cơ, chuột rút, hạ canxi và kali, làm tăng đường huyết... Vì vậy nhóm này thường chống chỉ định với bệnh nhân tiểu đường, bệnh gout.
Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
Thành phần tiêu biểu: benazepril, captopril, enalapril, fosinopril, lisinopril, perindopril, quinepril, ramipril, trandolapril...
Công dụng làm giảm huyết áp dựa trên cơ chế ức chế quá trình enzym ACE chuyển angiotensin I thành angiotensin II – một chất gây co thắt mạch và làm tăng huyết áp. Nhờ đó quá trình tạo angiotensin II sẽ không thể diễn ra, và mạch máu sẽ được giãn đồng thời huyết áp giảm theo.
Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh hen suyễn, đái tháo đường. Tuy nhiên có tác dụng phụ là gây ho khan, tăng kali máu ở một số trường hợp.
Thuốc trị tăng huyết áp chẹn thụ thể angiotensin (ARBs)
Bao gồm: Losartan, eprosartan, valsartan, irbesartan, candesartan, olmesartan...
Thuốc trị cao huyết áp Losartan
Hoạt động dựa trên cơ chế bất hoạt thụ thể angiotensin II. Tác dụng chính là giảm sự ảnh hưởng của angiotensin (một loại hormone gây tăng huyết áp), từ đó giúp hạ huyết áp, đưa huyết áp về ổn định.
Nhóm thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai và có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như tim đập nhanh, đau ngực, đau đầu, chóng mặt, tăng kali huyết...Không dùng chung với nhóm trị tăng huyết áp ức chế ACE.
Thuốc trị cao huyết áp chẹn beta
Gồm có: nebivolol, nadolol, acebutolol, bisoprolol, metoprolol, betaxolol, atenolol...
Sử dụng cơ chế ức chế thụ thể beta giao cảm tim và mạch ngoại vi, để làm chậm nhịp tim từ đó giúp hạ huyết áp.
Thường được dùng với các trường hợp có kèm theo triệu chứng đau nửa đầu, đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim. Một số tác dụng phụ không mong muốn là lạnh chi, trầm cảm, mất ngủ, ho, khó thở. Chống chỉ định với bệnh nhân hen suyễn, block nhỉ thất, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Hoạt động theo cơ chế chặn dòng ion Ca2+ tới tế bào cơ trơn, giúp mạch máu giãn nở, lưu thông máu dễ dàng hơn, từ đó làm hạ huyết áp.
Thường dùng cho các bệnh nhân cao tuổi, người bị đau thắt ngực. Tuy nhiên thuốc vẫn có tác dụng phụ như mặt đỏ, tim đập nhanh, phát ban, sưng mắt cá. Chống chỉ định với trường hợp tác bón, loạn nhịp tim.
Thuốc điều trị tăng huyết áp Amlodipin
Nhóm trị tăng huyết áp ức chế trực tiếp renin
Bao gồm: Reserpin, Clonidin, Methyldopa,...
Cơ chế của thuốc nhóm này là sử dụng cách hoạt hóa tế bào thần kinh trung ương, nhằm điều khiển tế bào làm hạ huyết áp. Tuy nhiên do nhiều tác dụng phụ gây trầm cảm mà hiện nay thuốc ít khi được sử dụng.
Thuốc điều trị tăng huyết áp giãn mạch trực tiếp
Có thể kể đến như: Hydralazine và Minoxidil
Nhóm này sẽ tác động trực tiếp lên mạch máu giúp hạ huyết nhanh chóng, thường được chỉ định cho trường hợp cao huyết áp kháng trị. Ngoài ra phụ nữ có thai vẫn có thể dùng được Hydralazine.
4. Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp phù hợp
Trước khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, cần chú ý về những thông tin của người bệnh như:
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Giới tính, tuổi tác: Biết được độ tuổi và giới tính người bệnh giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ với liều lượng thuốc thích hợp nhất.
Chỉ số huyết áp lúc đo: Thường xuyên kiểm tra các chỉ số và theo dõi sát sao để lựa chọn phương án điều trị hợp lý.
Tiền sử bệnh: Một số người bị cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, hoặc đang mang bầu cần khai báo hết với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp, an toàn và không gây nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe.
Nắm rõ tình trạng tiểu sử bệnh sẽ giúp trị bệnh chính xác hơn
Tính hiệu quả của thuốc
Thuốc trị tăng huyết áp có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng.
Cấp độ nhẹ: Chỉ cần sử dụng đơn độc 1 trong các nhóm thuốc kể trên.
Cấp độ nặng: Kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc với nhau để đạt hiệu quả cao.
Ngoài dùng thuốc trị cao huyết áp, người bệnh nên chủ động làm quen với lối sinh hoạt lành mạnh. Nếu khi dùng thuốc có xuất hiện các tác dụng phụ kéo dài, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh hoặc thay thế thuốc khác.
Tác dụng phụ của thuốc trị tăng huyết áp
Không chỉ thuốc cao huyết áp mà bất cứ loại thuốc nào cũng sẽ có tác dụng phụ cả. Mức độ tác dụng phụ ít hay nhiều còn tùy thuốc vào cơ địa.
5. Mua Online thuốc điều trị tăng huyết áp tại nhà thuốc 24h Medigo App
Nhận thuốc điều trị tăng huyết áp chỉ với 30 phút từ khi đặt hàng. Quá dễ dàng và tiện lợi khi đã có ứng dụng MEDIGO tải ngay trên di động:
Ship trong 30 phút, miễn phí giao hàng nếu giao trong 3 giờ.
Đa dạng hơn 10.000 loại thuốc, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, các loại sản phẩm chăm sóc cơ thể...
Đội ngũ trình dược viên tư vấn miễn phí 24/7 với đầy đủ bằng cấp.
Hệ thống nhà thuốc Medigo trải rộng khắp toàn quốc, mở cửa 24/24 tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Thuốc luôn được đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Ứng dụng tiếng Việt dễ dàng sử dụng.
Giao liền trong 30 phút với ứng dụng đặt thuốc Medigo
6. Câu hỏi thường gặp
Liều lượng của thuốc là bao nhiêu?
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lên cho mỗi bệnh nhân một phác đồ riêng với liều lượng thuốc phù hợp.
Tôi cần dùng thuốc bao nhiêu lần một ngày?
Với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp sẽ có hướng dẫn sử dụng riêng. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc tăng huyết áp có tác dụng phụ không?
Có một số tác dụng phụ khi dùng thuốc, đặc biệt là đối với các trường hợp có kèm thêm bệnh khác ngoài cao huyết áp.
Song song với việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, người bệnh cao huyết áp cần được theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. Cùng với đó là kết hợp giữa dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với chế độ sinh hoạt và lối sống khoa học, vận động thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa biến chứng do tăng huyết áp.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Để đặt thuốc giao liền trong 3 giờ, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc tải ngay ứng dụng Medigo giao thuốc mọi lúc mọi nơi.
Công Ty TNHH Medigo Software
Hotline: 1900 636 647 (24/24)
Địa chỉ: Y1 đường Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.