lcp

Hoa ban


Hoa ban hay còn gọi là Móng bò sọc thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) có danh pháp khoa học là Bauhinia variegata L.. Trong y học, Hoa ban có công dụng chữa ho, đau họng, lòi dom, nôn ra máu. Ngoài ra, Hoa ban còn rất tốt trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như lỵ, đầy hơi, tiêu chảy hoặc dùng để tẩy xổ.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Hoa ban sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Hoa ban cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

Hoa ban

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Hoa ban, Móng bò sọc
  • Tên khoa học: Bauhinia variegata L.
  • Họ:  họ Vang (Caesalpiniaceae) 
  • Công dụng: Chữa ho, đau họng, lòi dom, nôn ra máu (Hoa). Tẩy (Quả xanh). Lỵ (Lá, búp non). Đầy hơi, tiêu chảy (Ngọn non).

Mô tả cây Hoa ban

Cây gỗ, cao 5 – 7m, có khi hơn. Thân cành hình trụ, lúc non có lông mịn sau nhẵn, vỏ màu nâu. Lá mọc so le, hình gần tròn, gốc hình tim, đầu khuyết sâu thành 2 thuỳ lông, dài 5 – 7cm, rộng 7 – 9cm, mép nguyên, hai mặt nhẵn, lúc non có lông, cuống lá dài 2.5 – 3,5cm, phình lên ở hai đầu.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chuỳ ngắn trước khi cây ra lá; hoa to màu trắng hay hồng nhạt, có sọc tím, lá bắc nhỏ, đài 5 răng thành ống ngắn, có lông màu xám, tràng 5 cánh có móng dài, nhị 5 gần đều, không có nhị lép, bầu có lông.

Quả giẹp nhẵn, dài 15 – 25cm, rộng 2,5cm, chứa nhiều hạt.

Mùa hoa: tháng 3 – 4.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Chi Bauhinia L. có khoảng 250 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Một số loài có hoa đẹp được trồng làm cảnh hoặc làm nguyên liệu lấy tanin.

Ở Việt Nam, chi này có tới 40 loài, trong đó hoa ban được coi là biểu tượng ở vùng Tây Bắc. Cây mọc tự nhiên nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Tây Thanh Hoá và Nghệ An. Trên thế giới, trung tâm phân bố của loài này ở Nam Ấn Đỏ và Mianma. Cây còn thấy ở Lào, Trung Quốc và Thái Lan

Thu hoạch: Có thể thu hái ở các bộ phận vỏ thân, rễ hay lá bốn mùa trong năm. Tuy nhiên, phần hoa ban nên thu hái vào mùa hoa nở từ tháng 2 đến tháng 4.

Chế biến: Lá hoa ban: có thể dùng tươi trực tiếp sau khi rửa sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn

Vỏ thân và rễ hoa ban: thường dùng ở dạng sau khi đã phơi khô. Sau khi thu hái về, rửa sạch, cắt bỏ các rễ con, đem đi phơi và sấy, có thể xây thành bột

Hoa ban: có thể dùng tươi trực tiếp sau khi rửa sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn. 

Bộ phận sử dụng của Hoa ban

Rễ, vỏ thân, lá và hoa.

Thành phần hóa học

Cây hoa ban chứa gôm, vỏ chứa tanin 10 – 15%, thân có kaempferol 3 – glucosid, đường và acid amin.

Hạt chứa 16,5% dầu màu vàng nếu chiết bằng ether dầu, còn ép thường chỉ được 6,1 %.

Hạt còn chứa protein, globulin, albumin và lectin.

Hàm lượng protein trong loài Bauhinia variegata var candida là 31.6% các acid amin chủ yếu gồm lysin, threonin, valin, methionin, isoleucin và phenylalanin. Các acid amin khác như histidin, arginin, serin, acid aspartic, acid glutamic, prolin, glycin alanin và tyrosin chiếm tỷ lệ trung bình.

Tác dụng của Hoa ban

Theo y học cổ truyền

Tác dụng kiện tỳ, táo thấp.

Tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hoãn tả.

Theo y học hiện đại

Tác dụng chữa đau bụng lỵ, tiêu chảy

Tác dụng chống viêm

Cánh hoa ban chứa hoạt chất tanin giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm như viêm gan, viêm phổi, viêm tiết niệu,….

Tác dụng giảm ho, ho do phế nhiệt, viêm phế quản

Tác dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Liều lượng và cách dùng Hoa ban

Tùy vào từng loại bộ phận mà liều lượng sử dụng an toàn sẽ khác nhau:

Hoa ban: Không nên quá 30 – 50g/ ngày.

Lá hoa ban: Liều lượng không quá 10 – 16g/ngày (dạng khô)

Vỏ thân và rễ Liều lượng sử dụng không quá 6 – 12g/ ngày sắc lấy nước uống (dạng khô)

Bài thuốc chữa bệnh từ Hoa ban

Bài thuốc chữa đau bụng kiết lỵ, tiêu chảy

Bài thuốc 1 

Nguyên liệu: cánh hoa khô

Hướng dẫn cách làm: Bỏ cánh hoa vào đun sôi với nước tầm 5-7 phút

Liều dùng: uống trước bữa ăn sáng, 1 lần/ngày. Bạn uống liên tục trong 1 tuần

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: lấy đồng lượng các vị thuốc vỏ thân cây hoa ban, búp ổi, vỏ tươi cây vối rừng

Hướng dẫn cách làm: Đem hỗn hợp nguyên liệu giã nát, vắt lấy dịch,

Liều dùng: mỗi lần uống 2 thìa cà phê, 4-5 lần/ ngày, cách nhau 3-4 giờ

Bài thuốc chữa viêm gan, viêm phổi, viêm phế quản

Nguyên liệu: 10-20g hoa khô

Hướng dẫn cách làm: Cho nguyên liệu và nước vào nồi, đun sôi đều lửa đến khi lượng dịch còn một nửa ban đầu

Liều dùng: Uống 3 lần/ngày

Bài thuốc trị lỵ amip

Nguyên liệu: vỏ tươi

Hướng dẫn cách làm: cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài, thái mỏng, giã nát, vắt lấy nước,

Liều dùng: uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (10ml).

Bài thuốc trị mụn nhọt, sang lỡ

Nguyên liệu: Vỏ thân hay rễ

Hướng dẫn cách làm: đem nguyên liệu và nước bỏ vào nồi, đun đều lửa đến khi còn một nửa lượng dịch

Liều dùng: Rửa vết thương hằng ngày

Lưu ý khi sử dụng Hoa ban

Hoa ban có thể ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, nên với các bệnh nhân bị tiểu đường hay chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng, hay tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phụ nữ có thai và cho con bú nên cân nhắc khi sử dụng.

Không dùng tuyệt đối với các bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của dược liệu.

Bảo quản Hoa ban

Bảo quản các thảo dược sau khi sơ chế ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Hoa ban. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm