Chuối hột rừng - vị thuốc quý của dân gian
Chuối hột rừng được xem là vị thuốc quý, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thế nên, loại chuối này có khả năng tác động tích cực đối với sức khỏe con người. Vậy chuối hột rừng là gì? Công dụng ra sao? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Medigo app sẽ giúp bạn giải đáp thông qua nội dung sau đây.
Thông tin tổng quan về chuối hột rừng
Chuối hột rừng là loài chuối dại có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Musa acuminata là tên khoa học của chuối hột rừng. Chúng thuộc họ Musaceae (họ Chuối). Chuối rừng được mệnh danh là “thủy tổ” của các loài chuối.
Ở Việt Nam, chuối hột rừng mọc chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên. Cây chuối hột rừng có chiều cao ước tính khoảng 3 đến 4m. Đặc điểm nhận biết của loài chuối này là phiến lá dài, mặt bên trong có màu tía, phần cuống xanh thì có sọc đỏ. Còn hoa thì thường mọc thẳng đứng ở ngọn, có màu đỏ thẫm, xen lẫn cùng những quả chuối vàng rộm, trông rất đẹp mắt.
Chuối hột rừng có ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam
Thông thường, chuối rừng có ít hơn 10 nải. Quả chuối có cạnh, thịt thì nạc, khá to. Đặc biệt chuối hột rừng có nhiều hạt với kích thước khoảng 4 đến 5mm. Thịt của loại chuối này sẽ ít hơn các giống chuối khác do hạt to và xếp dày.
Chuối hột rừng gồm 2 loại chính: chuối hột rừng hạt to và hạt nhỏ. Loại quả hạt nhỏ lại được ưa chuộng hơn, sử dụng nhiều cho việc ngâm rượu. Chuối hột rừng có thể dùng tươi hoặc khô đều được.
Tác dụng của chuối hột rừng
Chuối hột rừng được ví như vị thuốc của dân gian với nhiều tác dụng khác nhau. Tham khảo một số công dụng của chuối hột rừng được nhiều người tin dùng.
Tác dụng của quả chuối
Đầu tiên phải kể đến lợi ích đến từ quả chuối rừng, cụ thể:
- Hỗ trợ điều trị sỏi ở hệ tiết niệu. Có thể kể đến như sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo,... Mỗi ngày nên uống nước từ hoa chuối. Việc này sẽ giúp loại bỏ axit uric cùng các cặn lắng có trong bàng quang.
- Hiệu quả trong việc trị táo bón, nhất là ở trẻ em: Sử dụng 1 - 2 quả chuối rừng vùi trong bếp lửa. Chờ đến khi vỏ ngả màu đen, ruột chín thì lấy ra và để nguội. Tách lấy ruột cho trẻ ăn, hỗ trợ tốt cho vấn đề táo bón.
- Ngoài ra, quả chuối hột rừng còn giảm đáng kể những triệu chứng như đau lưng, đau mỏi vai gáy, trị thấp khớp, tiêu sưng hoặc trị các bệnh về dạ dày.
Quả chuối hột rừng hỗ trị điều trị táo bón ở trẻ em
Tác dụng của hạt chuối
Có thể nói, hạt chuối là bộ phận có chứa đa số dược tính nhất. Vì thế, nó mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe người dùng.
Hạt chuối rừng có vỏ ngoài màu đen, bên trong màu trắng. Để lấy được hạt, cần chờ chuối chín. Nhiều người thường mang hạt chuối rừng đi ngâm rượu hoặc tán nhỏ để sắc uống mỗi ngày.
Tham khảo một số tác dụng của hạt chuối rừng và cách sử dụng:
- Giảm vấn đề chân tay nhức mỏi, đau lưng, thấp khớp,...: Lấy 200g hạt chuối rừng mang đi giã nát. Sau đó ngâm với 1000ml rượu 40 độ. Để rượu ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng hãy lắc đều chúng. Mỗi lần uống khoảng 15ml, trước khi ăn hoặc trước đi ngủ. Liều lượng tốt nhất là uống 2 lần/ngày. Nếu cảm thấy khó uống hoặc đắng, có thể cho thêm đường.
- Trị sỏi bàng quang, sỏi thận,...: Rang giòn, giã nát và rây hạt chuối rừng sao cho bột trở nên mịn. Hòa 2 thìa canh bột với nước sôi để pha trà, uống mỗi ngày và liên tục trong 30 ngày để có kết quả tốt nhất.
Hạt chuối rừng giúp giảm các vấn đề đau lưng, nhức mỏi tay chân
Vỏ chuối
Vỏ của quả chuối hột rừng cũng mang lại các công dụng tốt như:
- Điều trị tình trạng đau bụng kinh niên: Mang 40g vỏ chuối hột rừng đi phơi khô, sao hơi vàng và tán thành bột. Sau đó, trộn với 4g bột quế chi và 2g bột cam thảo, luyện với mật làm viên. Có thể uống với nước ấm, 2 - 3 lần/ngày để có được hiệu quả tối ưu.
- Giảm vấn đề đau bụng, tiêu chảy: Chọn vỏ của quả chuối rừng chín vàng, tiến hành thái nhỏ và mang đi phơi khô. Hãm với nước sôi để uống, mỗi lần khoảng 4 - 8g. Nên uống 2 lần/ngày.
- Điều trị kiết lỵ: Kết hợp quả chuối hột rừng, vỏ quả lựu,rễ tầm xuân, rễ gai tầm xoọng, mỗi loại 20g và thêm 10g búp ổi. Tất cả đem đi phơi khô và sắc uống.
Vỏ của quả chuối hột rừng giúp điều trị đau bụng, tiêu chảy
Hoa chuối
Hoa của quả chuối hột rừng có vị chát nhưng ngon ngọt. Sử dụng hoa chuối sẽ hỗ trợ:
- Tăng tiết sữa cho phụ nữ mới sinh con: Thái nhỏ hoa chuối, mang đi luộc hoặc làm nộm để ăn.
- Tăng cường chất xơ: Do hoa chuối có chứa nhiều chất xơ nên ăn sẽ giúp ngừa táo bón ở người cao tuổi. Đồng thời thêm chất xơ tốt cho đường ruột.
Lá chuối
Lá cây chuối hột rừng cũng sở hữu nhiều lợi ích mà có thể chúng ta chưa biết.
- Mát và bổ phổi, tiêu độc: Dùng lá bắc, loại lá có màu đỏ bao bọc buồng chuối kết hợp với hoa chuối hột rừng sắc và uống.
- Trị vấn đề băng huyết, nôn ra máu: Lấy 10g lá chuối hột rừng cùng 20g tinh tre và 20g mốc cây cau. Sau đó, đốt tất cả, tán nhỏ, hòa với nước để uống.
Thân chuối
Ngoài các bộ phận trên thì thân chuối hột rừng cũng giúp người dùng cải thiện một số tình trạng sau:
- Điều trị đau răng: Cắt đoạn thân chuối hột rừng còn non, nướng chín. Sau đó, ép lấy nước và ngậm với ít muối để giảm thiểu vấn đề nhức răng.
- Cầm máu cho vết thương: Lấy phần thân của cây chuối hột rừng đập dập và tiến hành đắp vào vết thương đang chảy máu.
- Ngoài ra, thân chuối hột rừng còn hỗ trợ tiêu khát, ổn định đường huyết, lợi tiểu,...
Thân chuối hột rừng giúp cầm máu vết thương tốt
Cách ngâm rượu chuối hột rừng
Ngày nay, nhiều người thường lấy chuối rừng ngâm rượu để gia tăng hiệu quả vốn có của nó. Tuy nhiêu đâu là cách ngâm chuối hột rừng chuẩn, mang lại kết quả tốt nhất. Medigo app sẽ hướng dẫn ngay dưới đây.
- Bước 1 - Chọn nguyên liệu: Nên chọn chuối hột rừng có quả đều, nhỏ do chúng chứa nhiều nhựa. Bên cạnh đó, rượu cũng đóng vai trò quan trọng. Rượu nếp 40 - 50 độ là sự lựa chọn tối ưu. Ngoài ra, để không ảnh hưởng đến chất lượng, nên đựng rượu ngâm chuối hột trong bình thủy tinh, chum sành hoặc bình sứ.
- Bước 2 - Tiến hành sơ chế chuối: Rửa sạch chuối hột rừng chín và để ráo nước. Tiếp theo, thái mỏng hoặc để nguyên quả và mang đi phơi khô. Trong quá trình phơi, cần tránh ruồi hoặc bụi bẩn bám vào chuối. Vì thế, nên che chắn cẩn thận. Thời gian phơi sẽ rơi vào khoảng 5 - 7 ngày. Sau đó, mang số chuối đã phơi rửa sạch một lần nữa với nước ấm, chú ý cần để ráo nước.
- Bước 3 - Ngâm rượu: Cho chuối hột rừng đã sơ chế và rượu vào bình ngâm với tỷ lệ ¼. Tức là cứ 1 phần chuối sẽ cho 4 phần rượu. Thời gian để rượu ngon là khoảng 3 - 4 tháng hoặc lâu hơn. Có thể bảo quản rượu chuối hột rừng ở nơi thoáng mát hoặc chôn dưới lòng đất.
Ngâm rượu chuối hột rừng với các bước đơn giản
Chuối hột rừng ngâm rượu sẽ hỗ trợ giảm đau lưng, nhức mỏi, các bệnh liên quan đến thận, bệnh dạ dày, bồi bổ tốt cho cơ thể,...
Những lưu ý cần biết khi ngâm chuối hột rừng
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau khi sử dụng chuối hột rừng ngâm.
- Chọn sản phẩm chuối hột rừng từ nguồn uy tín, đảm bảo chất lượng
- Khâu sơ chế đảm bảo về yếu tố an toàn thực phẩm, đặc biệt không chứa chất bảo quản
- Người đau dạ dày không nên uống nước chuối hột rừng quá đặc, cần pha loãng và chia thành nhiều lần uống trong ngày
- Gia giảm dược liệu chuối hột rừng sao cho phù hợp với triệu chứng, tình trạng bệnh lý nhằm an toàn và hiệu quả cho người sử dụng
- Không lạm dụng chuối hột rừng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liệu trình sử dụng thích hợp
Medigo app vừa chia sẻ tất cả thông tin về chuối hột rừng. Hy vọng những kiến thức này hữu ích và giúp bạn có được cách sử dụng loại dược liệu này một cách hợp lý nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm