Cọ lùn là loài cây phổ biến và được sử dụng làm thuốc ở Bắc Mỹ thuộc họ Cau với danh pháp khoa học là Serenoa repens. Trong y học, Cọ lùn có tác dụng tăng cường sinh lý, giúp ngủ ngon và sâu giấc, giúp mọc tóc, chống mọc tóc, điều trị một số bệnh liên quan đến tiết niệu và sinh sản, đặc biệt là bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
Các sản phẩm chiết xuất từ cọ lùn cũng đã du nhập vào nước ta. Việc dùng Cọ lùn sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Cọ lùn cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Công dụng: Tăng cường sinh lý, giúp ngủ ngon và sâu giấc, giúp mọc tóc, chống mọc tóc, điều trị một số bệnh liên quan đến tiết niệu và sinh sản, đặc biệt là bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
Mô tả cây Cọ lùn
Cọ lùn là một loại cây bụi mọc ở những nơi gần bờ biển và cao khoảng 2 hoặc 3 m. Lá cọ lùn phát triển từ một thân cây lớn dưới lòng đất. Do đó, tên của nó bắt nguồn từ sự tương đồng của nó với cây cọ.
Hoa của cọ lùn có màu trắng, mọc thành từng chùm và xuất hiện vào mùa xuân. Quả có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào thời kỳ trưởng thành. Vào tháng 5 – tháng 6, quả có màu xanh lục và trở thành màu vàng vào giữa tháng 8; sau đó chúng chuyển sang màu xanh lam-đen khi chúng trưởng thành vào tháng 9.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Cây cọ lùn xuất xứ ở Bắc Mỹ, mọc trên các cồn cát dọc biển Đại Tây Dương và bờ biển Caribbean từ miền Nam Carolina đến Texas. Cây được trồng bằng hạt giống vào mùa xuân, thích hợp đất khô và có ánh nắng mặt trời.
Thu hoạch: Thu hoạch quả khi chín vào mùa thu.
Chế biến: phơi khô, bỏ hạt.
Bộ phận sử dụng của Cọ lùn
Quả của cây cọ lùn
Thành phần hóa học
Phân tích quả khô của cọ lùn sau khi thu hoạch, người ta nhận thấy glycerid, axit béo tự do, phytosterol như β-sitosterol, β-caroten, dẫn xuất vitamin E, axit hữu cơ, polysaccharid, tannin, flavonoid và tinh dầu. Tuy nhiên, tỷ lệ chính xác có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thời gian thu hoạch,
Tác dụng của Cọ lùn
Theo y học hiện đại
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh sự cải thiện mức độ nhẹ đến trung bình các triệu chứng đường tiết niệu liên quan đến phì đại tiền liệt tuyến và có ít tác dụng không mong muốn hơn thuốc chẹn kênh alpha và thuốc ức chế 5-reductase. Có nhiều sản phẩm từ dầu cọ lùn (Saw palmetto) cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến thông qua cơ chế tác dụng của dịch chiết này lên bệnh phì đại tiền liệt tuyến:
Ức chế enzyme 5-alpha reductase
Ức chế sự liên kết giữa dihydrotestosteron và testosteron với androgen receptor.
Ức chế prolactin.
Ức chế quá trình tăng sinh
Tác dụng điều hòa testosterone
Nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng bổ sung cọ lùn làm giảm trọng lượng của cơ thể bằng cách giảm trọng lượng mỡ nội tạng, triglyceride huyết thanh, cholesterol toàn phần, LDL và VLDL. Ngoài ra, bổ sung cọ lùn giúp tăng sức bền cơ bắp, số lượng tinh trùng và sinh tổng hợp testosterone thông qua việc điều hòa nội tiết tố.
Liều lượng và cách dùng Cọ lùn
Liều dùng cọ lùn đường uống là 320 mg một lần/ngày hoặc 160 mg hai lần một ngày
Bài thuốc chữa bệnh từ Cọ lùn
Hiện nay cọ lùn được chiết xuất; bào chế thành nhiều dạng viên nang thực phẩm chức năng.
Lưu ý khi sử dụng Cọ lùn
Do có những tác động lên hormon giới tính nên không khuyến khích sử dụng cọ lùn ở trẻ em; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Bảo quản Cọ lùn
Bảo quản nơi khô thoáng
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Cọ lùn. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm