Dầu thực vật là gì? 05 công dụng tuyệt vời của dầu thực vật
Dầu thực vật ngày càng được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Ngày nay thay vì sử dụng các loại mỡ động vật, người nội trợ ưu tiên sử dụng dầu ăn chiết xuất từ thực vật để đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy dầu thực vật là gì và có những loại nào, công dụng của chúng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về dầu thực vật
Dầu thực vật là gì?
Dầu thực vật là loại dầu làm từ thực vật, trải qua nhiều công đoạn khác nhau như chiết xuất, chưng cất và tinh chế để có được sản phẩm cuối cùng. Loại dầu này thường được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của thực vật như củ, quả, lá và hạt.
Dầu thực vật là gì? Đây là loại dầu được chiết xuất từ thực vật
Các thành phần của dầu thực vật
- Dầu ăn thực vật là nguồn cung cấp axit béo dồi dào. Ngoài ra một phần nhỏ trong số đó là chất béo bão hòa – một loại chất béo khiến cholesterol xấu tăng cao.
- Phần còn lại của loại dầu này chính là chất béo không bão hòa đơn (ví dụ như axit oleic) và chất béo không bão hòa đa (có tác dụng giảm thiểu cholesterol xấu). Những loại chất béo này được cho là góp phần thúc đẩy lượng cholesterol tốt và kháng viêm hiệu quả.
- Mỗi loại dầu ăn thực vật lại có tỷ lệ chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa khác nhau. Chẳng hạn như dầu ngô, dầu đậu nành… chứa nhiều chất béo không bão hòa đa. Tuy nhiên dầu bơ, dầu oliu… lại giàu chất béo không bão hòa đơn.
Các loại dầu thực vật
Phân loại dựa trên cách thức sản xuất
Dựa vào phương pháp sản xuất, dầu từ thực vật chủ yếu có hai loại, đó là dầu nguyên bản (chưa qua tinh chế) và dầu đã qua tinh chế:
- Dầu chưa tinh chế chính là loại dầu được lấy trực tiếp từ thực vật (thường gọi là dầu ép lạnh). Dầu chưa tinh chế được các chuyên gia khuyên dùng bởi nó lưu giữ được toàn bộ các dưỡng chất, vitamin… của thực vật, tuy nhiên nó có thời hạn bảo quản khá ngắn so với dầu tinh chế.
- Dầu tinh chế là sản phẩm đã qua quá trình xử lý (ví dụ như xử lý nhiệt) nhằm tăng thời hạn sử dụng. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng dưỡng chất, vitamin… có trong loại dầu này cũng sẽ bị hao hụt hoặc mất đi. Điều này cũng làm giảm tác dụng, lợi ích đối với của dầu tinh chế.
Dầu thực vật tinh chế có thể bảo quản và sử dụng lâu hơn
Phân loại dựa trên đặc điểm
- Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật (dầu thực vật): Là hỗn hợp các triglyxerit chiết xuất từ cùi quả, hạt, thân… của một số loại thực vật có dầu như thầu dầu, hướng dương, dừa… Chúng có thể ở dưới dạng rắn (ví dụ như bơ cacao) hoặc dạng lỏng (như dầu canola). Loại dầu này thường được sử dụng để vẽ, dùng trong công nghiệp hoặc làm thức ăn.
- Dầu ngâm: Là loại dầu được bổ sung thêm những thành phần khác, ví dụ như quả oliu.
- Dầu và chất béo được hydro hóa: Loại này bao gồm hỗn hợp triglyxerit được hydro hóa dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao. Sự liên kết giữa triglyxerit và hydro giúp tăng phân tử khối. Dầu và chất béo được hydro hóa có nhiệt độ nóng chảy, độ quánh nhớt cao hoặc hoặc khả năng chống oxy hóa tốt hơn (giảm nguy cơ bị ôi, thiu).
Những công dụng của các loại dầu thực vật
Phòng chống các bệnh về tim mạch
Dầu từ thực vật rất giàu chất béo không bão hòa đơn và đa. Vì vậy chúng có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu cholesterol xấu – nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, dầu ăn thực vật còn có vitamin E giúp loại bỏ và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông. Điều này cũng góp phần hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Dầu thực vật mang đến nhiều lợi ích cho tim mạch
Bảo vệ và giúp phát triển tế bào
Dầu chiết xuất từ các loại thực vật như hạt bông, lúa mì, hạnh nhân, hạt hướng dương… đều cung cấp hàm lượng vitamin E phong phú. Đây là chất giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời còn hỗ trợ bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào trong cơ thể.
Giảm thiểu các triệu chứng mãn kinh
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số loại dầu thực vật, đặc biệt là dầu cám gạo, có tác dụng giảm thiểu những triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ như thay đổi nội tiết tố, bốc hỏa…
Hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp
Trong nhiều loại dầu từ thực vật như dầu oliu, người ta tìm thấy lượng lớn axit oleic và hydroxytyrosol. Đây là những chất giúp hạn chế sự tiến triển của căn bệnh viêm tụy cấp.
Giảm tình trạng gót chân nứt nẻ
Bạn có thể sử dụng dầu thực vật (ví dụ như dầu dừa) để thoa trực tiếp vào gót chân, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô. Điều này sẽ giúp cấp ẩm và nuôi dưỡng gót chân trở nên mịn màng hơn, không gặp tình trạng nứt nẻ.
Sử dụng dầu ăn thực vật giúp giảm thiểu tình trạng gót chân nứt nẻ
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng dầu thực vật
Lựa chọn loại dầu ăn thực vật phù hợp
Khi mua dầu ăn thực vật bạn nên ưu tiên sử dụng loại dầu dạng lỏng, cung cấp hàm lượng dồi dào axit béo không no. Thứ tự được khuyến nghị là: dầu oliu, dầu vừng, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cọ.
Không ít nhà sản xuất pha trộn nhiều loại dầu với nhau. Để phân biệt bạn có thể cho dầu vào ngăn mát tủ lạnh, nếu thấy chai dầu xuất hiện cặn đặc hoặc bị đông đặc thì loại dầu đó chứa nhiều axit béo no không tốt cho cơ thể.
Không phải cứ dầu thực vật là tốt
Nếu khẳng định dầu từ thực vật luôn tốt hơn mỡ động vật là không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, tỷ lệ cân đối giữa các thành phần có trong dầu thực vật và mỡ động vật mới là yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi ích của từng sản phẩm.
Loại dầu ăn thực vật nào đạt tỷ lệ giữa omega 6 và omega 3 là 4/1 mới thực sự tốt cho sức khỏe. Nếu hàm lượng omega 6 quá cao có thể làm gia tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, các vấn đề về tim mạch hay thậm chí là ung thư.
Nếu không tuân theo tỷ lệ 4/1 thì omega 6 có thể ức chế omega 3 cùng các loại men khác dẫn đến hiện tượng khó chuyển hóa.
Liều lượng sử dụng dầu ăn thực vật
Theo các chuyên gia người Mỹ, liều lượng sử dụng dầu ăn thực vật phù hợp là 25ml mỗi ngày cho một người, tức là tương đương với 5 thìa cà phê.
Liều dùng dầu thực vật phù hợp là 25ml mỗi ngày cho một người
Dầu thực vật phù hợp với những đối tượng nào?
Ngày nay, nhiều chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích sử dụng dầu ăn thực vật thay vì mỡ động vật. Tuy nhiên việc lựa chọn sản phẩm nào còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng sử dụng.
Những người bị tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, béo phì nên kiêng mỡ động vật. Trong khi đó, trẻ em hoặc người bình thường không cần hạn chế mỡ động vật hoặc có thể dùng với tỷ lệ dầu/mỡ là 3/1 hoặc 2/1. Khi đó chất béo có trong mỡ động vật sẽ góp phần điều hòa quá trình chuyển hóa của cơ thể, từ đó tạo ra các axit béo thiết yếu để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tránh tái sử dụng dầu ăn thực vật nhiều lần
Khi sử dụng vào mục đích chiên rán thực phẩm ở nhiệt độ trên 1800 độ C, dầu ăn thực vật sẽ bị oxy hóa và biến chất. Do đó bạn không nên chiên đi chiên lại dầu đó nhiều lần để đảm bảo sức khỏe.
Với những công dụng trên, dễ hiểu vì sao dầu thực vật đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý sử dụng dầu từ thực vật đúng cách để tận hưởng trọn vẹn những lợi ích mà sản phẩm này mang lại.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm