Rau diếp cá: Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh hiệu quả
Rau diếp cá là một loại rau thơm có vị cay chua, tính mát có tác dụng giải nhiệt giải độc rất tốt. Do có mùi tanh giống mùi cá nên không dễ ăn như nhiều loại rau khác. Tuy nhiên theo các chuyên gia, diếp cá mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như trị mụn trứng cá, tăng cường hệ miễn dịch... Vậy những công dụng của rau diếp cá là gì? Làm thế nào để tận dụng được hết công dụng của diếp cá? Cùng chúng tôi giải đáp tất cả vấn đề về loại rau này trong bài viết sau.
Tìm hiểu chung về rau diếp cá
Thông tin chung
- Tên khoa học: Houttuynia cordata
- Tên khác: Dấp cá, ngư tinh thảo
- Bộ (ordo): Piperales
- Chi (genus): Houttuynia
- Giới (regnum): Plantae
- Họ (familia): Saururaceae
- Loài (species): H. cordata
Đặc điểm sinh thái
Rau diếp cá hay còn gọi là dấp cá, ngư tinh thảo thuộc nhóm cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 20 - 40 cm. Thân rễ cây diếp cá mọc ngầm dưới mặt đất. Rau diếp cá lá cây màu xanh sẫm hình tim, mọc so le quanh thân, có hoa màu vàng nhạt. Lá diếp cá khi vò nát có mùi hơi tanh như mùi cá.
Ở Việt Nam, trước đây rau diếp cá mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Sau này, rau diếp cá được người ta đưa về trồng ở vườn nhà để làm thực phẩm cũng như làm thuốc giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe. Rau diếp cá có thể ăn sống như một loại rau thơm, dùng ép hoặc xay để uống nước.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Toàn bộ các bộ phận của cây diếp cá đều chứa tinh dầu. Nhưng khi dùng làm thức ăn thì người ta chỉ hái phần lá.
Thành phần hợp chất trong tinh dầu diếp các chủ yếu là nhóm aldehyt và dẫn xuất ceton như methynol ceton, ... và 3-oxodocecanal có tác dụng giống như kháng sinh giúp kháng khuẩn.
Các nhà nghiên cứu khi tiến hành phân lập từ lá diếp cá còn thu được các hợp chất như beta sitosterol và các flavonoid như: quercitrin, rutin, isoquercitrin...
8 tác dụng khi ăn rau diếp cá
Nhiều người cảm thấy mùi của diếp các khá khó chịu và rất khó ăn. Tuy nhiên nếu thường xuyên ăn hoặc uống nước ép từ loại rau này, bạn có thể bất ngờ về những hiệu quả mà nó mang lại. Theo các bác sĩ, rau diếp cá có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp trị mụn và hỗ trợ hoạt động đường hô hấp rất tốt. Dưới đây là 8 công dụng "thần thánh" của diếp cá:
Trị mụn: Đây là công dụng số 1 được nhắc đến cho câu hỏi rau diếp cá có tác dụng gì. Với tác dụng trị mụn đã được nhiều người chứng thực, rau diếp cá trở thành cứu tinh chăm sóc da mụn được nhiều người tin tưởng.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Theo một nghiên cứu vào năm 2014 trên cơ thể chuột cho thấy việc uống nước rau diếp cá liên tục trong 4 tuần có thể làm giảm hàm lượng đường trong máu lúc đói, góp phần hỗ trợ điều trị phối hợp cùng Metformin. Vì vậy diếp cá được xem là một bài thuốc hữu hiệu với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Giúp kiểm soát cân nặng: Nhờ có thành phần hỗ trợ chống béo phì nên uống nước diếp cá sẽ giúp giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp bạn kiểm soát cân nặng
Giúp lợi tiểu: rau diếp các cực kỳ hữu ích cho người bị tiểu rắt, tiểu buốt.
Giải độc tố cho cơ thể: diếp cá có tác dụng thanh nhiệt thẩm thấp, giúp đào thải độc tố trong cơ thể qua đường tiểu tiện.
Trị bệnh viêm phổi: diếp các hỗ trợ điều trị viêm phổi và các triệu chứng bất thường ở phổi và đường hô hấp
Chữa các bệnh nhiễm trùng: diếp cá có thành phần kháng khuẩn và hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn tác hại của các gốc tự do. Đồng thời loại rau này cũng có tác dụng chống viêm cho bệnh nhân nhiễm trùng.
Tăng cường hệ miễn dịch: ăn nhiều rau diếp cá có thể tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cho người.
Một số bài thuốc chữa bệnh với rau diếp cá
Bài thuốc trị mụn: rửa sạch lá diếp cá, giã nát, cho thêm chút muối rồi đắp lên vùng mụn. Rửa sạch lại với nước sau 15 phút. Cách này giúp nốt mụn bớt sưng, đau và hạn chế thâm mụn.
Bài thuốc đào thải độc tố: Xay nhuyễn 200g rau diếp cá cùng chút nước. Sau đó cho thêm 500ml nước vào và ray cặn lấy nước cốt. Có thể cho thêm chút đường để dễ uống hơn.
Trị đái buốt đái dắt, tiểu đêm: Rau diếp cá, rau mã đề và rau má mỗi thứ 50g, rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống 1 đến 2 tuần sẽ có tác dụng.
Chữa viêm phổi, viêm ruột: Rau diếp cá 50g, nấu lấy nước uống, ngày uống 2 – 3 lần trước bữa ăn, dùng 4 – 6 ngày sẽ khỏi.
Trị quai bị: Lấy một ít lá diếp cá tươi, giã nhuyễn và đắp lên quai hàm, băng lại cố định, làm ngày 2 lần.
Chữa bệnh trĩ: Rau diếp cá dùng ăn sống hàng ngày – kết hợp lấy diếp cá giã nát và đắp vào nơi bị trĩ, băng lại mỗi ngày 1 đến 2 lần để cải thiện tình trạng.
Chữa bệnh đau mắt đỏ: Rau diếp cá 10 lá, rửa sạch giã nhuyễn – dùng vải mỏng hoặc giấy xốp gói đắp lên mắt sẽ khỏi.
Chữa bệnh táo bón: Lấy 10g diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm 15 phút, sau đó uống thay trà. Trong thời gian trị liệu phải ngừng sử dụng các loại thuốc khác, 10 ngày sau, sẽ có kết quả.
Trị các chứng bệnh về thận: Lấy 50 – 100g rau diếp cá đem sao vàng, đổ 1000ml nước sôi vào ngâm trong 30 phút sau đó lấy ra uống, mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục trong vòng 3 tháng.
Uống rau diếp cá nhiều có tốt không?
Ăn diếp cá mang lại rất nhiều lợi ích và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Nhưng uống rau diếp cá nhiều có tốt không?
Tuy chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng và có độ an toàn cao. Nhưng cũng như nhiều loại rau khác, nếu lạm dụng và sử dụng rau diếp cá quá nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp muốn sử dụng cây diếp cá thường xuyên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để có cách sử dụng phù hợp.
Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá
Rau diếp cá thường phát triển ở những vùng đất ướt, vũng nước là những nơi vi khuẩn sinh sôi nhiều. Vì vậy cần rửa thật sạch rau trước khi sử dụng để tránh bị đau bụng, nhiễm giun sán.
Trên đây là toàn bộ thông tin về rau diếp các cũng như những công dụng vàng của loại rau thơm gần gũi này. Việc bổ sung diếp cá vào bữa ăn hàng ngày hoặc uống nước diếp cá có thể cải thiện rất nhiều vấn đề sức khỏe bạn đang gặp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và không gặp các tác dụng phụ không mong muốn, bạn vẫn cần áp dụng liều lượng dùng diếp cá phù hợp.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm