Địa Liền là cây gì? Tác dụng và bài thuốc từ Địa Liền
Địa liền hay còn được gọi là Sơn nại, Tam nại, Củ thiền niền, Co xá choóng (Thái), Sa khương, thuộc họ Gừng với danh pháp khoa học là Zingiberaceae. Cây địa liên là một loại cây được trồng hay mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Nó có tên Địa liền là vì lá mọc sát mặt đất. Thân rễ thái mỏng phơi khô gọi là Sơn nại. Trong y học, Địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt, điều trị thực trệ, đầy bụng, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau răng, phong thấp đau xương. Thân rễ địa liền được dùng để chữa tăng huyết áp, lở loét, cảm lạnh, hen suyễn. Lá và thân rễ nhai và ngậm chữa ho, đau họng.
Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Địa liền sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Địa liền cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung
Mô tả Địa liền
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Bộ phận sử dụng của Địa liền
Thành phần hóa học
Tác dụng của Địa liền
Liều lượng và cách dùng Địa liền
Bài thuốc chữa bệnh từ Địa liền
Lưu ý khi sử dụng Địa liền
Bảo quản Địa liền
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm