lcp

Cây độc hoạt: Đặc điểm, tác dụng và một số vị thuốc


Độc hoạt là loại dược liệu quý với nhiều công dụng tuyệt vời, chủ yếu được nhập vào nước ta từ Trung Quốc. Trong bài viết này, Medigo mời bạn cùng tìm hiểu đặc điểm sinh thái, tác dụng dược lý và một số lưu ý khi sử dụng cây thuốc độc hoạt.

Tìm hiểu về cây độc hoạt

Độc hoạt (tên khoa học: Angelica megraphylla Diels hay Angelica laxiflora Diels) còn có nhiều tên gọi khác như địa đầu ất hộ ấp, xuyên độc hoạt, sơn tiên độc hoạt, trường sinh thảo, thanh danh tinh, hồ vương sứ giả, hộ khương sứ giả, độc diêu thảo, khương thanh, thuộc họ hoa tán Apiaceae.

Mô tả cây, phân bố

Cây độc hoạt là một loài cây có tuổi đời lâu năm, cao từ 0,5 – 1m. Thân cây màu hơi ngả tím, mọc thẳng đứng, bề mặt không có lông bao phủ.

Lá độc hoạt có gốc hình lông chim 2 – 3 lần, chiều dài từ 15 – 40cm, lá chét hình trứng, hình bầu dục hoặc chia thùy không đều, mép lá có khía răng cưa, gân lá thưa và có lông, nhẵn, cuống lá to, có bẹ ít phân chia.

Cụm hoa mọc đầu cành tạo thành tán kép hoặc dài hơn kẽ lá, có màu vàng nâu và lông mịn, có từ 1 – 2 lá bắc hình kim nhỏ, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục, có khía ở hai mặt và gai dọc. Cây ra hoa vào tháng 6 – 9 và ra quả vào tháng 10 – 12.  Độc hoạt có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và trồng chủ yếu ở Sa Pa.

cây độc hoạt

Cây độc hoạt là một loài cây có tuổi đời lâu năm

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Độc hoạt có bộ phận sử dụng là rễ cây được sấy hoặc phơi khô. Vụ thu hoạch cây độc hoạt thường vào mùa xuân trong giai đoạn cây ra lá non và mùa thu khi lá đã khô. Người ta sẽ đào lấy rễ và phơi trong bóng râm sau đó sấy khô.

Cây độc hoạt có chiều dài từ 10 – 20cm, hình trụ tròn, to dần về phần trên, đầu dưới phân nhánh, đường kính rễ khoảng 3,3cm. Khi cắt rễ sẽ thấy nhiều chấm dầu màu nâu xếp vòng hoặc nằm rải rác, quanh mép màu trắng, có các vòng màu nâu bên trong, chính giữa màu nâu tro, chất rễ chắc và đặc.

Thành phần hóa học của độc hoạt

Cây độc hoạt có chứa các thành phần hóa học quan trọng sau đây:

  • Dầu thực vật, Stearic acid, Scopoletin, Sterol, Palmitic acid, Tiglic acid, Oleic acid, Linoleic acid, Angeloi, Bergaptenostholum belliferone, Angelic acid, Angelicone.
  • Xanthotoxin, Bergapten, Osthol, Isoimperatorin, Columbianetin, Columbianetin acetate.
  • Columbianadin, Columbianetin-b-D-Glucopyranoside.
  • Ampubesol, Angelol D, G, B.
  • G-Aminobutyric acid

Tác dụng dược lý của độc hoạt

Độc hoạt là loại dược liệu quý với những tác dụng dược lý sau đây:

  • An thần, kháng viêm, giảm đau
  • Thuốc nước và thuốc sắc từ độc hoạt đều có công dụng hạ huyết áp tuy nhiên chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Nếu chích tĩnh mạch bằng độc hoạt thì còn mang đến công dụng làm hưng phấn trung khu hô hấp. Ngoài ra vị thuốc này còn chứa các thành phần có khả năng ức chế ngưng tập kết tiểu cầu khi thử nghiệm trên ống xét nghiệm.
  • Khi thử nghiệm trên thỏ, độc hoạt cho thấy công dụng chống co thắt đối với hồi tràng và chống loét bao tử
  • Một số nghiên cứu khoa học của Trung Quốc chỉ ra rằng độc hoạt có tên angolica dahunca có công dụng ức chế phẩy khuẩn tả, trực khuẩn mủ xanh, đại trường, thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn lao.
tác dụng của độc hoạt

Một số tác dụng dược lý của vị thuốc độc hoạt

Công dụng của cây độc hoạt

Vị thuốc độc hoạt có vị đắng hơi hắc, tính bình, mùi thơm đặc biệt, khi dùng hơi tê lưỡi. Theo Đông y, độc hoạt được sử dụng vào các mục đích sau:

  • Trừ phong thấp, giải biểu và chỉ thống
  • Khư phong và thắng thấp, tán hàn, chỉ thông
  • Chủ phong hàn, kim sang đối với những phụ nữ mắc chứng sán hà
  • Trị các loại phong và chứng đau khớp gây ra do phong
  • Trị bệnh lao tổn, phong độc đau, cơ địa ngứa ngáy khó chịu tay chân giật đau do dị ứng, nghịch khí, hen huyễn, phong thấp lạnh
  • Trị ngứa ngoài da hoặc thiếu âm đầu thông do thấp, trị phong thấp tý thống, phong hàn biểu chứng
  • Trị đau đầu, viêm phế quản mạn tính, đau lưng gối, co rút chân tay, phong hàn thấp tý
  • Trị phong hàn biểu chứng, đau thắt lưng đùi, phong thấp

5. Một số vị thuốc từ cây độc hoạt

Trị sưng đau răng: Nấu độc hoạt với rượu vào ngậm. Nếu không thấy tiến triển thì dùng 120g địa hoàng, 120g độc hoạt, tán nhỏ thành bột mịn, dùng 12g/lần sắc với một chén nước, uống khi còn nóng. Uống xong nằm nghỉ một chút rồi tiếp tục uống.

Trị bệnh cấm khẩu do trúng phong, lạnh toàn thân: 1 thăng rượu, 160g độc hoạt, sắc đến khi còn nửa thăng thì dùng.

Trị chứng không nói được do trúng phong: Sắc 40g độc hoạt với 2 thăng rượu đến khi còn 1 thăng. Đại đậu 5 chén sao, nấu cùng rượu nóng và dùng ngay khi còn nóng.

Trị phong hư sau sinh: Bạch tiễn bì, độc hoạt chuẩn bị mỗi loại 120g, sắc cùng 3 thăng nước đến khi cạn còn 2 thăng. Chia thuốc làm 3 phần uống trong ngày.

Trị đau nhức xương khớp: Đậu đen 6g, can khương, phụ tử chế và cam thảo mỗi vị 1,2g, nhân sâm 2g, hoàng kỳ, cát căn, bạch thược dược, đương quy, phục linh, độc hoạt mỗi vị 4g. Sắc lấy nước uống, chia làm 3 phần dùng trong ngày.

Trị chứng co rút chân tay, đau nhức lưng đùi, viêm khớp do phong thấp: 4g tế tân, 12g phòng phong, 12g tần giao, 12g độc hoạt sắc lấy nước uống. Hoặc có thể chuẩn bị 0,5kg độc hoạt nấu thành cao, dùng với nước 2 lần/ngày, mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê.

Trị táo bón, đau đầu, đau cơ thể, cảm mạo phong hàn: 4g sinh khương, 4g cam thảo, 8g đại hoàng, 3,2g xuyên khung, 4g ma hoàng, 8g độc hoạt, sắc uống.

Trị viêm phế quản mạn tính: Độc hoạt 9g, cho đường đỏ 15g, nấu thành cao và uống 3 – 4 lần/ngày.

Trị vảy nến: Dùng độc hoạt cả đường uống và thoa ngoài da, kết hợp với phương pháp chiếu tia tử ngoại.

độc hoạt có tác dụng gì

Một số bài thuốc từ cây độc hoạt

Lưu ý khi sử dụng độc hoạt

Độc hoạt cũng có chỉ định, chống chỉ định và một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy không nên dùng theo các bài thuốc kinh nghiệm dân gian hoặc tự ý sử dụng mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Vậy là bạn đã nắm được một số công dụng và bài thuốc từ độc hoạt rồi. Hãy chia sẻ bài viết trên đây của Medigo nếu bạn cảm thấy hữu ích để mọi người cùng biết nhé. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Lê Thu Hà

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Lê Thu Hà, hiện đang là dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc và biên soạn nội dung cho MEDIGO. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, tôi mong muốn mang đến những kiến thức sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.