lcp

Đồng sulfat


  • Tên thường gọi: Đồng sulfat
  • Tên thuốc gốc (Hoạt chất): Đồng sunfat (Copper Sulfate).
  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén, viên nang 5mg; Dung dịch: 0.4mg/mL (10mL).

Chỉ định của Đồng sulfat

  • Thiếu hụt vi chất đồng.
  • Bổ sung vào thành phần nuôi ăn đường tĩnh mạch.
  • Điều trị bệnh giác mạc chóp (keratoconus).

Chống chỉ định Đồng sulfat

  • Không có chống chỉ định cụ thể theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Không nên sử dụng ở bệnh nhân mắc bệnh Wilson.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan (đồng có thể tích luỹ trong cơ thể nếu có tắc mật hoặc bệnh gan).
  • Thuốc tiêm có chứa nhôm; thận trọng khi sử dụng ở người suy thận và trẻ sinh non.
  • Độ pH có tính axit của dung dịch có thể gây kích ứng mô.
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Thận trọng khi dùng Đồng sulfat

  • Không nên sử dụng ở bệnh nhân mắc bệnh Wilson.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan (đồng có thể tích luỹ trong cơ thể nếu có tắc mật hoặc bệnh gan).
  • Thuốc tiêm có chứa nhôm; thận trọng khi sử dụng ở người suy thận và trẻ sinh non.
  • Độ pH có tính axit của dung dịch có thể gây kích ứng mô.
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Thai kỳ

Thời kỳ mang thai

Thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú

Không rõ thuốc có bài tiết vào sữa hay không, thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Không xác định tần suất

Đau bụng hoặc chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn/ nôn và vị kim loại, rối loạn chức năng gan bao gồm hoại tử gan.

Liều lượng và cách dùng Đồng sulfat

Nếu dùng đường uống không uống trực tiếp; phải pha loãng; chỉ sử dụng sau khi pha loãng ít nhất với 100 ml nước.

Bổ sung vi chất

Người lớn

Đường tiêm tĩnh mạch:

0,5-1,5 mg đồng nguyên tố/ ngày bổ sung vào dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

Đường uống:

900 mcg đồng nguyên tố/ ngày (tối đa: 10 mg đồng nguyên tố/ ngày).

Phụ nữ có thai 1 mg đồng nguyên tố/ ngày.

Phụ nữ cho con bú 1,3 mg đồng nguyên tố/ ngày.

Trẻ em

Đường tiêm tĩnh mạch:

Trẻ đủ tháng và trẻ sơ sinh: 20 mcg đồng nguyên tố/ kg/ ngày. Có thể được thêm vào dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

Đường uống:

Sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 200 mcg đồng nguyên tố/ngày.

7-12 tháng tuổi: 220 mcg đồng nguyên tố/ngày.

1-3 tuổi: 330 mcg đồng nguyên tố/ngày (tối đa 1 mg đồng nguyên tố/ngày).

4-8 tuổi: 440 mcg đồng nguyên tố/ngày (tối đa 3 mg đồng nguyên tố/ngày).

9-13 tuổi: 700 mcg đồng nguyên tố/ngày (tối đa 5 mg đồng nguyên tố/ngày).

14 tuổi trẻ lên: 890 mcg đồng nguyên tố/ngày (tối đa 8 mg đồng nguyên tố/ngày).

Thiếu hụt đồng

Dùng đường tiêm tĩnh mạch.

Người lớn

3 mg đồng nguyên tố IV/ ngày. Có thể thêm vào dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

Trẻ em

Trẻ sinh đủ tháng và trẻ em 20-30 mcg/ kg đồng nguyên tố IV/ ngày. Có thể thêm vào dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều và độc tính

Quá liều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá. Khi dùng quá liều cấp hoặc quá liều mạn tính, các triệu chứng có thể tương tự như bệnh Wilson.

Cách xử lý khi quá liều

Điều trị theo triệu chứng và có thể bao gồm việc sử dụng chất tạo chelat (ví dụ: penicillamine, trientine và kẽm) để loại bỏ đồng bị hấp thụ. Lọc máu có thể hữu ích.

Tương tác với các thuốc khác

Giảm hấp thu khi dùng chung với các thuốc sau: Chế phẩm bổ sung sắt đường uống, chế phẩm bổ sung kẽm đường tiêm hay đường uống, D-Penicillamine hoặc trientine.

Dùng quá nhiều nguyên tố molypden có thể tạo ra tình trạng thiếu đồng.

Dược lý

Dược lực học

Đồng là một nguyên tố vi lượng thiết yếu quan trọng cho hoạt động bình thường của nhiều metalloenzyme bao gồm ceruloplasmin, ferroxidase II, lysyl oxidase, monoamine oxidase, Zn-Copper superoxide dismutase, tyrosinase, dopamine-β-hydroxylase và cytochrome-c-oxidase. Nó tham gia vào quá trình tạo hồng cầu và tạo bạch cầu, khoáng hóa xương, liên kết chéo elastin và collagen, quá trình phosphoryl hóa oxy hóa, chuyển hóa catecholamine, hình thành melanin và bảo vệ tế bào chống sự oxy hóa.

Đồng cũng có thể đóng một vai trò trong việc luân chuyển sắt, chuyển hóa axit ascorbic, chuyển hóa phospholipid, hình thành myelin, cân bằng nội môi glucose và tham gia miễn dịch tế bào.

Dược động học

Hấp thu và phân bố

Khi dùng đường uống, thuốc được hấp thu chủ yếu ở ruột non.

Chuyển hóa và thải trừ

80% được thải trừ qua mật. Bài tiết rất ít qua thận.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Dược sĩ Ngô Ngọc Cẩm Tú có hơn 8 năm kinh nghiệm Dược, có chuyên môn sâu về tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh, đánh giá chất lượng sản phẩm qua phản hồi của khách hàng, xây dựng và cập nhật các tài liệu nghiệp vụ của bộ phận.