Tác dụng của ngũ bội tử đối với sức khỏe
Ngũ bội tử là loại dược liệu tính bình có vị mặn, chát và đắng. Theo y học cổ truyền, đây là một nguyên liệu đặc biệt và thường dùng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa, sát trùng ngoài da, ngăn chảy máu... Để hiểu rõ hơn ngũ bội tử có tác dụng gì, hãy cùng Medigo tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Ngũ bội tử là gì?
Ngũ bội tử theo khoa học gọi là Galla Sinensis, hay còn có tên gọi khác là Bầu bí, Diêm phù mộc, Muối, Chu môi... Loại dược liệu này có cách tạo ra khá đặc biệt, nhờ vào sâu ngũ bội sống ký sinh trên cây diêm phu mộc (cây muối).
Cây muối hay cây diêm phu mộc là một loại cây thân cứng cao từ 2-8 mét và thường sinh trưởng ở những vùng có khí hậu lạnh như Trung Quốc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, loài cây này thường có nhiều ở Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn.
Loài sâu ngũ bội sẽ đục và đẻ trứng, sau đó tạo nên những chỗ sùi lên ở lá, thân hoặc cành cây diêm phu mộc. Chỗ sùi đó được hình thành nhờ các chất mà sâu tiết ra, sau đó được lấy về làm thuốc và được gọi với cái tên Ngũ bội tử.
Ngũ bội tử có nhiều hình thú khác nhau kích thước nhỏ, chiều dài từ 3-6cm. Đôi khi chúng sẽ có hình dạng quả trứng (đỗ bội), hình thoi hoặc hình củ ấu (giác bội). Chúng có thể phân nhánh hoặc không, đôi khi bị vỡ đôi hay vỡ ba.
Ngũ bội tử có nhiều hình dạng khác nhau, có lớp lông màu xám hoặc nâu đỏ
Trên bề mặt Ngũ bội tử có lớp lông mịn trắng xám hoặc đỏ nâu. Mặt trong cũng có lông trắng nhỏ và đôi khi còn sót các mảnh của sâu ngũ bội. Bẻ ra sẽ thấy thành của ngũ bội tử khá cứng, dày khoảng 1-2mm và bóng như sừng.
Chế biến ngũ bội tử
Ngũ bột tử thường được thu hoạch vào mùa thu và sau đó được đem đi chế biến để trở thành một vị thuốc. Công đoạn chế biến như sau:
- Luộc hoặc hấp ngũ bột tử khoảng 5 phút cho tới khi lớp ngoài trở thành màu xám tro. Bước này giúp loại bỏ hết nhộng sâu và chất bẩn.
- Phơi khô hoặc sấy khô ngũ bột tử.
- Cất và dùng dần mỗi khi cần.
- Bảo quản nơi khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp.
Thành phần hóa học trong ngũ bội tử
Thành phần hóa học trong ngũ bội tử có tới 50-70% hoạt chất Tanin hay còn có tên khác là Acid Galotanic (thuộc nhóm Tanin gallic). Ngoài ra, các thành phần khác có trong loại thuốc này bao gồm tinh bột, Acid Gallic tự do, Acid Oxalic, Canxi Oxalat, chất béo, nhựa...
Tác dụng của ngũ bội tử
Chất Tanin trong ngũ bội tử là thành phần vô cùng có ích với sức khỏe, có khả năng cầm máu, gây tê và giải độc. Vậy ngũ bội tử có tác dụng gì đối với đông y và đối với y học hiện đại, mặc dù cách sử dụng có khác nhau nhưng công dụng lại khá tương đồng.
Tác dụng của ngũ bội tử đối với sức khỏe
Tác dụng trong đông y:
- Là vị thuốc tính bình, có tác động đến thận, can và phế.
- Tác dụng liễm phế, liễm hãn, chỉ huyết, cố tinh, giáng hỏa, sáp tràng.
- Dùng chữa các bệnh như: nôn ra máu, đi ngoài phân lỏng, đi lỵ ra máu dài ngày, tiểu tiện có máu, búi trĩ chảy máu, viêm loét miệng, ho có đờm lâu ngày, mụn nhọt độc.
Tác dụng với y học hiện đại:
- Dùng trong chữa trị bệnh tiêu hóa: tiêu chảy, kiết lỵ, nôn ra máu, bệnh trĩ.
- Dùng trong chữa viêm loét miệng, mụn nhọt độc.
- Hỗ trợ trị ho dai dẳng, giảm cảm giác nóng ngực.
- Giảm đau trong các trường hợp phổi bị tổn thương do hút thuốc lá.
- Dùng làm thuốc giải độc, giúp giảm hấp thu chất độc vào cơ thể.
- Dùng trong thuốc điều trị ung thư nhờ thành phần axit galic có khả năng chống lại một số loại tế bào ung thư.
- Dùng để cầm máu, tanin sẽ làm tủa protit và làm đanh lại các vết loét, giúp máu đông lại và ngừng chảy khi có những vết thương, vết loét trên da hoặc niêm mạc.
- Làm liền vết thương hở, giúp giảm bài tiết các loại dịch để vết thương nhanh khô lại.
Ngoài ra ngũ bội tử cũng có nhiều công dụng khác trong đời sống như dùng trong sản xuất mực viết, sản xuất tanin tinh khiết...
Liều dùng
Lưu ý chỉ dùng 0,5 – 1g ngũ bột tử mỗi ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc uống. Đối với điều trị viêm loét miệng, cần pha loãng dung dịch nồng độ 5-10% để súc miệng mỗi ngày.
Sử dụng ngũ bội tử theo đúng liều lượng được khuyến cáo
Các bài thuốc từ ngũ bội tử
Ngũ bội tử có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Sau đây là những bài thuốc từ ngũ bội tử mà bạn có thể tham khảo:
Đi lỵ ra máu lâu ngày
Cách 1: Đối với trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa trên, cần chuẩn bị 60g ngũ bội tử. Sau đó đem sắc với nước cho tới khi cạn còn 1 lít nước. Chia thành 3 lần uống trong ngày và thực hiện liên tục mỗi ngày để thấy được hiệu quả.
Cách 2: Chuẩn bị 40g ngũ bội tử, 20g phèn phi. Sau đó nghiền 2 nguyên liệu thành bột mịn rồi vo viên lại với hồ. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên và uống cùng nước cơm.
Ho lâu ngày, khạc ra máu
Chuẩn bị ngũ bội tử khô, đem sao cho vàng rồi nghiền nhỏ thành bột. Mỗi lần dùng chỉ cần 4g và uống cùng với nước chè sau mỗi bữa ăn. Uống 2-3 lần một ngày.
Riêng với trường hợp nôn ra máu, người bệnh nên nhịn ăn. Nếu không nôn thì chỉ nên ăn thức ăn lỏng và kết hợp với truyền máu.
Đau bụng tiêu lỏng
Chuẩn bị ngũ bội tử khô sau đó nghiền nhuyễn và vo viên, mỗi viên nhỏ như hạt đậu xanh. Uống 15-20 viên mỗi lần, uống cùng nước bạc hà để tăng nhanh kết quả chữa trị.
Bài thuốc trị bệnh tiêu hóa từ ngũ bội tử
Ngâm trị trĩ
Chuẩn bị 500g ngũ bội tử khô, nghiền vụn và ngâm cùng với 1 lít cồn 52,5%. Để lọ kín từ 1-2 tháng ở nơi kín gió. Sau thời gian đó, đem lọc sạch cặn, chỉ giữ lại nước để đun sôi. Vệ sinh hậu môn, sau đó ngâm hoặc chích nước thuốc vào búi trĩ. Kết hợp với thuốc giảm táo bón để hiệu quả nhanh hơn.
Trên đây là những thông tin về ngũ bội tử và các bài thuốc sử dụng loại dược liệu này. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc sẽ biết được ngũ bội tử có tác dụng gì và cách sử dụng hiệu quả an toàn nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm