Tất tần tật những thông tin chi tiết về tảo đỏ (rong biển đỏ)
Tảo đỏ hay rong biển đỏ là một loài sinh vật quang tự dưỡng sống sâu ở dưới đáy đại dương. Tảo biển đỏ là một món quà quý đến từ đại dương nhờ các giá trị và công dụng đối với sức khỏe. Trong bài viết này sẽ có đầy đủ các thông tin về tảo đỏ như tên gọi, đặc điểm hình thái và công dụng của nó đối với sức khỏe con người để bạn đọc theo dõi.
Tổng quan về tảo đỏ
Tên gọi
Tảo đỏ còn có tên gọi khác là rong biển đỏ hoặc tảo biển đỏ. Tảo đỏ có tên khoa học là Rhodophyta. Đây là một loài sinh vật quang tự dưỡng sống ở dưới đáy đại dương.
Tảo đỏ còn có tên gọi khác là rong biển đỏ
Phân loại
Có đến 99% tảo đỏ thuộc 2 loại là SCRP - tảo đơn bào và BF - tảo đa bào, số còn lại đã có sự lai tạo thay đổi theo môi trường.
- SCRP - tảo đơn bào
Tảo đơn bào Rhodophyta hay còn được gọi là vi tảo. Loại tảo này chỉ bao gồm gốc, thân và bên trong có một nhân bao quanh bởi dịch lạp lục. SCRP hầu như không có phân nhánh. Tảo có chiều dài chỉ từ 50 – 70cm. Thân tảo siêu mảnh, mọc thành cụm nhỏ và có tỷ lệ sinh trưởng thấp.
- BF - Tảo đa bào
Tảo đa bào gồm hai chi tảo phổ biến và dễ tìm thấy ở các vùng nước ấm là Florideophyceae và Bangiophyceae. Chúng phát triển và phân ra nhiều nhánh. Tảo cao 1m trở lên, thân cứng và mọc thành các bụi lớn.
Thành tế bào BF dạng kép, khá cứng và có gelatin bên ngoài, cellulose bên trong. Chúng có đa nhân và chứa nhiều dịch lục lạp.
Nhìn chung thì tất cả tảo đỏ đều có vòng đờn và cách sinh sản giống nhau nhưng khác nhau về hình thái, cấu tạo và mức độ sinh trưởng. Số lượng của vi tảo ngày càng ít đi vì sự biến đổi khí hậu.
Phân bố
Cho đến năm 2022, người ta đã phát hiện ra có đến 4000 loài tảo đỏ. Hầu hết, tảo đỏ sống ở biển, số còn lại sinh trưởng ở các hồ nước ngọt.
- Họ tảo Cyanidiophyceae ưa nhiệt thường tìm thấy ở các suối nước nóng sulfuric và các môi trường axit khác.
- Hai chi là SCRP và BF thường được tìm thấy ở cả môi trường biển và nước ngọt.
- Hầu hết các loài Rhodophytes được phân bố trên toàn thế giới và thường được tìm thấy ở độ sâu hơn các loài tảo khác. Có loài được phân bố ở độ sâu 268m.
Tảo đỏ phân bố nhiều ở các vùng biển và hồ nước ngọt
Mô tả đặc điểm sinh thái tự nhiên của tảo biển đỏ
Đặc điểm
Tảo đỏ là các sinh vật đa bào, phân nhánh. Thành tế bào tảo có một lớp cứng bằng cellulose ở bên trong và một lớp gelatin ở bên ngoài. Tế bào của tảo đỏ là loại đơn nhân hoặc đa nhân tùy thuộc vào từng loài. Tế bào được phân chia thành các nguyên phân, không có roi bơi và không có khả năng di chuyển.
Về cấu tạo thì tảo đỏ có 2 bộ phận bao gồm gốc và thân. Gốc của tảo biển đỏ cắm sâu vào đáy biển. Thân của tảo vươn dài đan xen cùng các cá thể khác. Phần lớn các loài tảo đỏ sống ở vùng nước mặn có thân mềm mại, mỏng manh. Tảo rạn san hô được canxi hóa nên cứng hơn, vững chắc hơn. Trong tảo bao gồm các thành phần như diệp lục A, phycocyanin và phycoerythrin, 3 chất này thuộc họ Amansieae, chỉ có ở 5 – 7 loài sinh vật biển.
Tảo đỏ có vòng đời lên đến hàng chục năm, thậm chí là trăm năm. Mỗi năm, tảo đỏ có thể tăng từ 3 – 3.5 cm. Khi tảo chết màu đỏ sẽ chuyển sang màu vàng úa hoặc xanh đen. Cuối cùng, chúng dần hoại sinh hoặc trở thành thức ăn của nhiều loài vật.
Tảo đỏ có vòng đời lâu dài lên đến hàng chục năm
Sự thụ tinh
Tảo biển đỏ có phân biệt cá thể đực và cá thể cái rõ ràng. Chúng sinh sản bằng 3 con đường như sinh dưỡng, hữu tính và vô tính. Nếu sinh sản bằng dạng vô tính thì tảo sẽ dần phát triển và nhô ra từ thân tảo mẹ. Ở dạng hữu tính thì cá thể đực và cá thể cái giao hợp bằng cách ký sinh hoặc đan xen lên nhau.
Tảo đỏ không có tinh trùng di động mà chúng dựa vào dòng nước để chuyển giao tử sang cá thể cái. Trichogyne của tảo sẽ phát triển cho đến khi gặp tinh trùng. Khi thụ tinh, thành tế bào dần dần dày lên, ngăn cách nó với phần còn lại của lá noãn ở gốc tảo.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng là toàn cây tảo đỏ.
Thành phần hoá học
Trong tảo đỏ có chứa các thành phần hóa học như polysaccharide, glycoprotein, siphonaxanthin, plocornulides, sodwanone, stypodiol diacetate, cannabinoids...
Qua quá trình quang hợp, tảo đỏ sẽ có floridoside, D ‐ isofloridoside, digeneaside, mannitol, sorbitol, dulcitol và tinh bột floridean.
Tác dụng dược lý của tảo đỏ
Theo y học cổ truyền
- Tảo đỏ từ lâu đã được dùng để làm nguồn cung cấp dinh dưỡng, làm thành phần thực phẩm chức năng và dược chất. Tảo đỏ có thể dùng ăn sống như món salad, hoặc nấu chín như món súp và được dùng để làm gia vị.
- Nó còn cung cấp các loại dưỡng chất như protein, vitamin, khoáng chất, iốt.
- Đây là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa như polyphenol, protein, khoáng chất, nguyên tố vi lượng, phycobiliprotein, vitamin và axit béo thiết yếu.
- Một số loài tảo đỏ như Gracilaria, Laurencia có chứa nhiều loại axit béo không bão hòa như axit eicopentaenoic, axit docohexaenoic, axit arachidonic và có hàm lượng protein lên đến 47% trong tổng khối lượng.
- Một số loài tảo đỏ như agar, algin, furcellaran và carrageenan được dùng để làm chất làm dày, dệt, thực phẩm, chất chống đông máu, chất liên kết với nước.
Theo y học hiện đại
- Trong y học hiện đại, tảo đỏ có tiềm năng chữa trị các bệnh ung thư, tiểu đường, thoái hóa thần kinh, nhiễm trùng.
- Có tác dụng kháng sinh, chữa trị áp xe, gây độc tế bào: Các polysaccharide sulphat hóa được chiết xuất từ tảo biển đỏ có khả năng chống tăng sinh, chống oxy hóa, chống đông máu và kháng virus. Do đó nó được dùng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau.
- Được sử dụng để làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật: Chiết xuất agar từ một số giống tảo đỏ hiện nay dùng để làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm.
Bột tảo đỏ và tinh dầu của nó đã mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
Công dụng của tảo đỏ
Sau đây là một số công dụng của tảo đỏ đối với sức khỏe con người:
- Giúp cải thiện độ ẩm cho da.
- Giúp ngăn ngừa mụn trứng cá và giúp kích thích tái tạo làn da sẹo.
- Có tác dụng làm mờ nếp nhăn.
- Chiết xuất từ tảo đỏ có thể làm giảm viêm trên da.
- Có khả năng giúp da chống tia cực tím.
- Chiết xuất từ tảo đỏ có thể chống bệnh ung thư.
- Giảm thiểu tình trạng tăng sắc tố nên có thể giúp làm sáng da và làm đều màu da.
- Tảo đỏ có chứa hàm lượng lớn L-Arginine - là nguồn cung cấp Nitiric oxid – NO. Đây là yếu tố làm tăng quá trình bơm máu về dương vật để làm tăng cương cứng.
- Giúp bổ sung lượng lớn canxi tự nhiên cho cơ thể.
- Tảo đỏ giúp bổ sung lượng i-ốt dồi dào cho cơ thể, từ đó hỗ trợ tuyến giáp phòng ngừa bướu cổ và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, da ,lông ,tóc, móng, duy trì năng lượng cho cơ thể.
Trên đây là một số thông tin về tảo đỏ để bạn đọc tham khảo. Những thông tin này giúp bạn hiểu rõ về phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học, tác dụng dược lý và công dụng đối với sức khỏe con người.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm