Thông đỏ
Thông đỏ hay còn gọi là Thông Na Uy, hay còn được biết với tên tiếng Anh là the Himalayan Yew, tức thuỷ tùng Hi-ma-lay-a, thuộc họ Thanh tùng với danh pháp khoa học là Taxaceae. Cây được sử dụng rộng rãi bởi người dân địa phương để điều trị các bệnh khác nhau như sốt, đau đầu, tiêu chảy, gãy xương, các vấn đề về hệ thần kinh,.. Nhiều năm gần đây, chiết xuất tinh dầu trong cây nổi lên như một loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Tuy nhiên, việc dùng Thông đỏ sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Thông đỏ cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: Thông đỏ, Thông Na Uy, thuỷ tùng Hi-ma-lay-a.
- Tên khoa học: Taxus wallichiana Zucc.
- Họ: Taxaceae – họ Thanh tùng.
- Công dụng: Chữa hen suyễn, viêm phế quản; tiêu hoá không bình thường, động kinh (Lá). Ung thư vú (Hoạt chất chứa trong vỏ).
Mô tả cây Thông đỏ
Cây to, thường xanh, cao đến 20m. Thân có vỏ màu hồng xám, phân nhiều cành mảnh, khi non màu lục. Lá mọc so le, thường xếp hai dãy như một lá kép, hình dải rất hẹp, dáng cong, dài 2,5 – 3,5 cm, rộng 2 – 3mm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên lõm như lòng thuyền, mặt dưới có hai dãy lỗ khí.
Cụm hoa đơn tính, khác gốc, nón đực và nón cái mọc ở kẽ lá.
Quả hình trứng, vỏ cứng, có hạt bao bọc bởi áo màu đỏ để hở đầu.
Loài Taxus chinensis (Pilger) Rehd. (T. cuspidata var. chinensis (Pilger) Rehd. et Wils.) cũng được dùng với công dụng tương tự.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Thông đỏ phân bố chủ yếu ở những vùng cận nhiệt đới với độ cao khoảng 1000-2000 m. Cây phát triển tốt trong những khu vừng đặc trưng của họ Sồi Dẻ, Giẽ, đặc biệt là khu vực núi đá vôi. Tại Việt Nam, thông đỏ phân bố tại hẻm núi quanh địa bàn huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Độ cao phù hợp với cây thông đỏ ở Việt Nam trên 1.300 – 1.700m.
Thông đỏ được trồng tại Việt Nam không lâu. Chủ yếu cây được trồng bằng cách cắm cành. Gỗ thông đỏ có tính co giãn, ít nứt nẻ, thân cành không không cong vênh, cứng và chịu nước, chịu ẩm. Thông đỏ sống lâu, đạt đến tuổi tối đa khoảng 500 năm.
Thông đỏ là dược liệu quý hiếm và được thu lượng với số lượng ít ỏi. Lá thông đỏ được dùng trị nhiều bệnh đặc biệt và chủ yếu được điều chế các hoạt chất để chữa trị ung thư. Vỏ thông đỏ và rễ cây có thể thu hái quanh năm. Sau khi mang về rửa sạch đất cát, thái lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc.
Bộ phận sử dụng của Thông đỏ
Bộ phận dùng trị bệnh chính là cành và lá.
Thành phần hóa học
Lá thông đỏ được dùng chữa bệnh và điều chế tinh dầu, với thành phần chính là Vitamin C, A, K, Acicd Amino thiết yếu. Ngoài ra lá thông đỏ còn dồi dào Carbonhydrate, Phosphorus, Mangan, Kẽm, Chất sắt, Chất béo.
Thành phần Acid Amin cấu tạo thành Protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người được tìm thấy trong thân, lá và hạt cây thông đỏ.
Lá thông đỏ có đến 8 loại Acidamin và lượng lớn Phytoncide.
Tác dụng của Thông đỏ
Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, Thông đỏ được coi là có tác dụng tiêu thực, thông kinh mạch, giảm đau.
Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ, cao lá khô và cao vỏ dược dùng trị hen.
Mặt khác, tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhân dân quan niệm sử dụng cây chữa bệnh tim.
Theo y học hiện đại
Không phải ngẫu nhiên mà cây thông đỏ được xem là thảo dược vàng. Những hoạt chất quý hiếm có trong vỏ và lá cây thông đỏ được liệt kê gồm có Taxol, Clorophyl, Pine Bark Extract,… Tuy nhiên dược tính không được dùng trực tiếp mà dùng trong điều chế các loại thuốc đẩy lùi bệnh, đặc biệt là tế bào ung thư. Trong một số nghiên cứu y tế hiện đại chứng minh hiệu quả của dược liệu nhờ các thành phần chính là:
Paclitaxel (taxol)
Paclitaxel được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực điều trị. Đây là thành phần quan trọng trong chế xuất thuốc paclitaxol và Taxol – Nhóm thuốc chính có vai trò làm chậm sự phát triển của ung thư buồng trứng, vú, phổi..
Tuy nhiên các nhóm thuốc này đều gây tác dụng phụ đáng kể, nên chỉ được áp dụng nếu không đạt kết quả với liệu pháp chuẩn. Đa số người bệnh cần được điều trị trước với một số thuốc trước khi dùng paclitaxel giúp dự phòng các phản ứng quá mẫn cảm xảy ra. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị paclitaxel, mà chủ yếu là thuốc nâng đỡ điều trị.
Chất chống oxy hóa
Trong cây thông đỏ có nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa. Trong đó sự kết hợp của Vitamin A, carotene và Rustin là những thành phần chính giúp tạo chất chống oxy hóa từ dược liệu này. Chất chống oxy hóa trong cây thông đỏ cũng được ứng dụng để bảo vệ cơ thể khỏi các rối loạn hệ thống thần kinh và thoái hóa cơ bắp.
Dược liệu có chất chống oxy hóa thường được dùng điều chế thuốc trung hòa các gốc tự do. Từ việc triệt tiêu các gốc tự do này mà hoạt động trung hoà diễn ra, giúp ngăn chặn các tế bào lão hóa chậm hơn. Vì thế các chất chống oxy hóa thường được kết hợp điều trị ung thư, cũng như làm đẹp cho da và tóc trông khỏe mạnh.
Hoạt chất Clorophyl
Thành phần Clorophyl có trong cây thông đỏ chủ yếu đến từ sắc tố màu xanh của lá cây. Trong đó thực vật chủ yếu sử dụng Clorophyl để quang hợp. Tác dụng của Clorophyl tương tự như hemoglobin, đều là những hợp chất chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho máu. Khi cơ thể người tiêu thụ, chúng sẽ biến đổi trong máu và hỗ trợ hoạt động vận chuyển oxy.
Ngoài ra Clorophyl cũng có thể được sử dụng như một chất chống oxy hóa mạnh, tương tự như các loại thuốc tây. Nếu được bổ sung phù hợp, chúng có thể giúp loại bỏ độc tố và kim loại và làm cho sắt sản sinh khả dụng trong máu.
Hoạt chất Phenol
Thông đỏ có thành phần Phenol dồi dào. Đây là một hợp chất hóa học có thể gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên với một số loại nhất định, chẳng hạn như những loại được tìm thấy trong cây thông đỏ lại được đánh giá cao đối với sức khỏe.
Tồn tại trong thông đỏ, Phenol có mặt tích cực trong hiệu quả khử trùng, chống oxy hóa, và chống viêm. Một số nghiên cứu chứng minh Phenol từ dược liệu này còn có đặc tính ngăn ngừa hóa chất. Khi được điều chế thành thuốc, hoạt chất này chủ yếu có tác dụng giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ phục hồi sức khỏe từ các phương pháp điều trị ung thư.
Lưu ý khi sử dụng Thông đỏ
Liều gây chết người là 50-100g lá cây thông đỏ. Cây thông đỏ mang nhiều dược tính tham gia điều trị bệnh, tuy nhiên thành phần độc tố trong loại cây này cũng rất đáng kể. Các chuyên gia tại Hoa Kỳ đã định danh là hơn 350 loại taxane khác nhau tồn tại trong cây thông đỏ. Tất cả chúng đều có bản chất là các alkaloid có hại, và thậm chí cực độc với cơ thể người. Taxane có nhiều nhất trong lá và vỏ cây, hoạt chất này có thể gây chết người nếu dùng với liều lượng quá mức.
Thông đỏ là vị thuốc có độc nên cần thận trọng khi sắc uống dưới dạng phơi khô. Không sử dụng thông đỏ chữa bệnh nếu chưa nhận được sự cho phép trong điều trị. Trẻ em, phụ nữ đang có thai hoặc sau sinh không nên sử dụng thông đỏ dưới dạng tinh dầu hay thuốc.
Bảo quản Thông đỏ
Viên tinh dầu thông đỏ nên được bảo quản trong những lọ thủy tinh thay vì đựng trong các lọ nhựa vì như vậy sẽ làm cho tinh dầu bị hòa tan vào thành phần nhựa làm mất đi tác dụng của nó.
Bảo quản nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nguồn nhiệt cao làm thay đổi cấu trúc thành phần có lợi của tinh dầu thông đỏ
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Thông đỏ. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm