Cây tía tô đất là cây gì? Tác dụng của tía tô đất đối với sức khỏe
Tía tô đất là một loại thảo dược có nguồn gốc từ châu Âu và Trung Á. Đây cũng là một loại cây vô cùng quen thuộc đối với chúng ta, được sử dụng như một loại gia vị. Vậy cây tía tô đất thực chất là cây gì? Tác dụng của tía tô đất đối với sức khỏe chúng ta là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin trong bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc.
Tổng quan về cây tía tô đất
Tên gọi
Tía tô đất có tên gọi tiếng Anh là Melissa, tên gọi khoa học là Melissa officinalis. Loài cây này có họ Hoa Môi - Lamiaceae. Tên gọi khác là tía tô chanh bạc hà.
Tía tô đất có tên gọi tiếng Anh là Melissa officinalis
Phân bố và mô tả cây tía tô đất
Tía tô đất là một cây thân thảo thuộc họ hoa môi. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng bản địa nam châu Âu và vùng Địa Trung Hải.
Cây tía tô đất có thân cây cao từ 70 - 150cm. Thân cây có màu xanh, mọc thẳng đứng, có nhiều nhánh. Lá cây có màu xanh, viền lá có răng cưa. Lá tía tô đất có mùi chanh nhẹ. Hoa của cây có màu trắng, mọc ở xung quanh ngọn cây. Mùa hoa là mùa hè với đầy mật hoa.
Cây tía tô đất là loài cây ưa sáng, hạt nảy mầm ở nhiệt độ lớn hơn 20 độ C. Nếu mọc ở xứ ôn đới thì cây sẽ bị chết héo vào mùa đông. Chúng sẽ mọc lại vào mùa xuân năm sau.
Thành phần hóa học
Trong cây tía tô đất có chứa các thành phần như: 1-octen-3-ol, 10-alpha-cadinol, cis-3-hexenol, cis-ocimene, Citral, Citral, citronellal, copaene, delta-cadinene, eugenyl axetat, gamma-cadinene, Citral, geraniol, Geranyl axetat, germacrene D, 3-octanol, 3-octanone, alpha-cubebene, alpha-humulene, beta-bourbonene, caffeic acid, caryophyllene, caryophyllene oxit, catechinene, chlorogenic acid, isogeranial, linalool, luteolin-7-glucoside, methylheptenone, neral, nerol, octyl benzoate, oleanolic acid, pomolic acid, protocatechuic acid, rhamnazine, rosmarinic acid, rosmarinin acid, Stachyoza, Axit succinic, thymol, trans-ocimene và ursolic acid.
Bộ phận sử dụng
Thân và lá tía tô đất.
Công dụng của tía tô đất đối với sức khỏe
Loài cây này đã được sử dụng và ghi chép cách đây hơn 2000 năm với công dụng tinh thần và tổn thương trên da. Hiện nay, nó được sử dụng trong nhiều món ăn và trong y học như:
- Sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, nôn mửa.
- Trị các cơn đau như đau bụng kinh, nhức đầu và đau răng.
- Trị các chứng rối loạn tâm thần như chứng loạn dưỡng và u sầu.
- Tía tô đất được sử dụng trong trị các bệnh như chứng rối loạn hiếu động thái quá (ADHD), bệnh Graves - bệnh tự miễn dịch liên quan đến tuyến giáp, sưng đường hô hấp.
- Trị tình trạng nhịp tim nhanh do căng thẳng, vết loét, khối u, huyết áp cao và côn trùng cắn.
- Điều chế thành dầu thơm để điều trị bệnh Alzheimer.
- Thoa nước tía tô đất lên da để điều trị vết loét lạnh.
- Trong thực phẩm và đồ uống, các chiết xuất và tinh dầu từ tía tô đất được dùng để làm hương liệu.
Tía tô đất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Liều dùng tía tô đất thông thường
- Đối với những người bị bệnh Alzheimer từ nhẹ đến trung bình: Người dùng hãy pha 60 giọt chiết xuất từ tía tô đất với loại cồn 45% theo đúng tỉ lệ 1: 1. Sau đó dùng dung dịch này trong mỗi ngày.
- Đối với việc cải thiện giấc ngủ ở những người khỏe mạnh: Bạn hãy dùng kết hợp 80mg chiết xuất từ lá cây tía tô đất với 160mg chiết xuất từ gốc rễ của valerian (Euvegal forte, Schwabe Pharmaceuticals). Mỗi ngày dùng 3 lần và dùng trong 30 ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng hỗn hợp này khoảng 1-2 lần/ngày để giúp cải thiện giấc ngủ ở trẻ em.
- Đối với những người bị đau dạ dày (chứng khó tiêu): Dùng kết hợp tía tô đất với một số dược thảo khác như hoa cúc của Đức, lá bạc hà, caraway, cam thảo, cây mù tạc, celandine, angelica và cây kế sữa. Sau đó dùng với liều 1ml 3 lần/ngày, kéo trong thời gian 4 tuần.
- Đối với những trẻ bú sữa mẹ bị đau bụng cục bộ: Bạn cho trẻ dùng 164mg sâm banh kết hợp với 97mg tía tô đất và 178mg rumomile của Đức (Colimil). Dùng 2 lần trong ngày kéo dài trong một tuần.
Lưu ý: Liều dùng của tía tô đất ở các bệnh nhân khác nhau thì khác nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và các vấn đề khác. Cho nên bạn cần phải thảo luận với thầy thuốc hoặc bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Tác dụng phụ của tía tô đất
Một số tác dụng phụ của tía tô đất có thể gặp phải:
- Khi uống nước tía tô đất có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, chóng mặt và khò khè.
- Nếu thoa lên da, bạn có thể gặp phải tình trạng kích ứng và các triệu chứng tăng cảm lạnh.
Sử dụng tía tô đất có tác dụng phụ là buồn nôn
Những điều cần lưu ý khi sử dụng tía tô đất
Những đối tượng sau đây cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ:
- Những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì phải dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Những người có dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây tía tô đất hay các loại thuốc khác, các loại thảo mộc khác.
- Những người đang có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
- Những người bị dị ứng với bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Ngoài ra, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng tía tô đất với những nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc để sử dụng thuốc an toàn.
Qua bài viết này, bạn đã biết những đặc điểm và công dụng tuyệt vời của lá tía tô đất. Tuy nhiên, tránh sử dụng dược liệu này một cách bừa bãi để đạt hiệu quả tốt nhất. Để tránh các tác dụng không tốt đối với sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tía tô đất để điều trị bệnh.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm