lcp

Xạ Can


Xạ can hay còn gọi là cây Rẻ quạt, thuộc họ Iridaceae (La đơn) có danh pháp khoa học là Belamcanda chinensis (L.) DC. Trong y học, Xạ can có công dụng trị viêm họng, ho, sưng amidan, sưng vú,...Ngoài ra Xạ can còn được sử dụng trong một số bệnh như, sốt rét, ho, ghẻ lở.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, song việc dùng Xạ can sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Xạ can cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.

xạ can

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Xạ can, Rẻ quạt, Lưỡi đồng
  • Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.
  • Họ: Iridaceae (La đơn)
  • Công dụng: Viêm họng, ho, sưng amidan, sưng vú, tắc tia sữa, đại tiện không thông, đau bụng kinh (Thân rễ).

Mô tả cây Xạ can

Xạ Can là cây thảo, sống dai, thân rễ mọc bò. Thân bé, có lá mọc thẳng đứng, cao tới 1m. Lá hình mác dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 hàng, dài 20-40cm, rộng 15-20mm. Gân lá song song. Lá hình phiến dài, lá ở phía dưới úp lên gốc lá ở phía trên. Hoa có cuốn và cánh hoa màu vàng cam. Còn phần quả thì có hình trứng có 3 van, chiều dài khoảng 23-25mm, phần hạt dạng hình cầu màu xanh đen.

xạ can

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bốCây xạ can rất dễ sinh trưởng nên thường có thể thấy ở khắp nơi. Loại cây này tập trung nhiều ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Phillipine, Triều Tiên.

Ở nước ta, cây xạ can có thể thấy nhiều ở các tỉnh thành như: Lạng Sơn, Lào Cai, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ..

Thu hoạchThân rễ thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Chế biếnRửa sạch, cắt bỏ rễ con phơi hay sấy khô, khi dùng, ngâm nước gạo một hai ngày cho mềm, thái mỏng phơi hay sấy khô mà dùng dần.

Bộ phận sử dụng của Xạ can

Sử dụng thân và rể để làm thuốc chữa bệnh

xạ can

Thành phần hóa học

Trong thân rễ xạ can có chứa một số thành phần như: Iridin, Irigenin, Belamcanidin, Tectorigenin, Tectoridin, Methylirisolidone, Iristectoriginin A, Irisflorentin và Noririsflorentin.

Tác dụng của Xạ can

Theo y học cổ truyền

Tính vị: Theo tài liệu cổ, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và phế.

Tác dụng: thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng.

Theo y học hiện đại

Có khả năng chống nấm và virus có tác dụng điều trị nhiều loại nấm da, virus 

Có tác dụng với nội tiết, tăng tuyến nước bọt 

Có tác dụng giải nhiệt, giúp giảm sốt 

Tác dụng kháng viêm 

Tác dụng khử đờm

Tác dụng kháng vi sinh 

Liều lượng và cách dùng Xạ can

Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Hoặc giã củ tươi 10-20g với vài hạt muối, vắt lấy nước, ngậm nuốt dần. Bã đắp ở ngoài.

Bài thuốc chữa bệnh từ Xạ can

1. Chữa viêm họng:

Chuẩn bị: Xạ can 4g, kinh giới 16g: kim ngân, huyện sâm, sinh địa, mỗi vị 12g, bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì, mỗi vị 8g

Thực hiện: Sắc uống ngày một thang.

2. Chữa viêm họng, ho đờm:

Chuẩn bị: Xạ can, cam thảo dây hoặc mạch môn, mỗi vị 10g. 

Thực hiện: Sắc uống ngày một thang

3. Chữa viêm amidan cấp tính:

Chuẩn bị: Xạ can 6g; kim ngân hoa, cỏ nhọ nổi, bồ công anh, mỗi vị 16g; huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn, mỗi vị 12g; bạc hà, ngưu bàng tử, mỗi vị 8g, cát cánh 6g.

Thực hiện: Sắc uống ngày một thang

4. Chữa viêm amidan mạn tính:

Chuẩn bị:  Xạ can 8g, huyền sâm 16g; sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất, mỗi vị 12g; thăng ma 6g, cát cánh 4g.

Thực hiện: Sắc uống ngày một thang

5. Chữa hen phế quản thể hàn: 

Chuẩn bị:  Xạ can, tô tử, ma hoàng, bán hạ chế, hạnh nhân, bách bộ, thảo quả, mỗi vị 10g; cam thảo, quế chi, bồ kết, mỗi vị 6g

Thực hiện: Sắc uống ngày một thang

6. Chữa hen phế quản thể nhiệt: 

Chuẩn bị:  Xạ can 10g, thạch cao 20g, đại táo 12g, hạnh nhân 10g, ma hoàng, tô tử, đình lịch tử, mỗi vị 8g, bán hạ chế 6g, gừng tươi 4g.

Thực hiện: Sắc uống ngày một thang

7. Chữa tắc cổ họng: 

Chuẩn bị: Xạ can 4g, hoàng cầm, sinh cam thảo, cát cánh, mỗi vị 2g

Thực hiện: Các vị tán nhỏ uống với nước đun sôi để nguội.

8. Chữa sưng đau: 

Chuẩn bị: Xạ can, lá cúc tần, mỗi vị 20g, lá thầu dầu tía 10g.

Thực hiện: Giã nhỏ với cơm nóng, nặn thành bánh đắp vào chỗ sưng đau, băng lại.

9. Chữa đại, tiểu tiện không thông, bụng báng: 

Chuẩn bị: Xạ can (để sống) 12g

Thực hiện: Giã nát, hòa vào một chén nước, lọc bỏ bã uống mỗi ngày đến khi thấy lợi đại, tiểu tiện thì thôi.

10. Chữa sốt rét: 

Chuẩn bị: Xạ can 6g, tri mẫu 20g, sài hổ, ý dĩ sao, mạch môn, thanh hao, hoàng đằng, trần bì, bán hạ chế, chỉ xác, cam thảo nam, hoàng cầm, tô tử, mỗi vị 10g.

Thực hiện: Sắc uống ngày một thang

Lưu ý khi sử dụng Xạ can

Trước khi sử dụng dược liệu làm bài thuốc chữa bệnh thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn về cách dùng và liều lượng phù hợp.

Sử dụng dược liệu xạ can đúng liều lượng, không được lạm dụng vị thuốc với liều lượng lớn vì chúng có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Không nên sử dụng dược liệu này trong thời gian dài, có thể sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và dễ bị tiêu chảy.

Những người có thể trạng yếu, tạng hàn, hay khí huyết hư thì không nên sử dụng vị thuốc xạ can.

Không sử dụng dược liệu này cho phụ nữ có thai hoặc người đang có vấn đề về can Tỳ và đi tiêu lỏng...

Kết hợp bài thuốc từ cây xạ can với duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp tăng hiệu quả chữa bệnh và nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Đặc biệt, trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ xạ can để chữa bệnh mà có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng thì cần ngưng dùng và tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời

Bảo quản Xạ can

Bảo quản nơi khô thoáng.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Xạ can. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này đồng thời có cách sử dụng Mao lương an toàn và hiệu quả nhất.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm