Acetone là gì? Công dụng của Acetone trong y tế và mỹ phẩm
Ngày cập nhật
1. Acetone là gì?
Acetone (Dimethyl Formaldehyde) có công thức hóa học là CH3COCH3, trong điều kiện thường sẽ ở dạng lỏng không màu, dễ bay hơi và có mùi đặc trưng.
Acetone là chất dễ cháy và tự bốc cháy ở nhiệt độ 465°C, tan dễ dàng trong nước và thường được sử dụng như một loại dung môi để làm sạch hoặc tổng hợp các chất hữu cơ khác.
Acetone peroxide được tạo ra khi oxy hóa acetone là là chất gây cháy nổ nhưng thường không bền vững. Người ta có thể tự tổng hợp acetone hoặc tìm thấy trong tự nhiên từ nguồn nước hay đất.
Đặc biệt lưu ý, Acetone có độc tính vì thế có thể gây hại nếu uống hay hít vào.
2. Acetone trong cơ thể người
Ở người, axeton là sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình phân hủy chất béo trong cơ thể.
Cơ thể có thể tạo ra năng lượng theo nhiều cách. Đầu tiên là bằng cách biến các chất thực phẩm như carbohydrate thành glucose. Sau đó, cơ thể sẽ giải phóng insulin, cho phép các tế bào của cơ thể sử dụng glucose làm năng lượng hoặc dự trữ một phần glucose trong mỡ, gan và cơ.
Nhưng nếu một người không ăn nhiều carbohydrate, cơ thể không thể sử dụng glucose trong chế độ ăn uống để tạo năng lượng. Thay vào đó, cơ thể chuyển sang glucose đã được chuyển đổi và lưu trữ để dự trữ năng lượng, bao gồm cả chất béo. Nếu điều này xảy ra, gan sẽ bắt đầu phân hủy chất béo dự trữ. Trong quá trình thực hiện việc này, cơ thể tạo ra xeton (ketones) như một sản phẩm phụ. Acetone là một loại xeton.
Khi cơ thể bắt đầu sản xuất quá nhiều xeton, trạng thái này được gọi là Ketosis (Ketosis là một trạng thái trao đổi chất tự nhiên. Trong đó thì xeton (một chất hữu cơ) từ chất béo sẽ thay thế vai trò của carbs (đường) để sản sinh ra năng lượng nuôi dưỡng cơ thể). Từ đó chúng ta có chế độ ăn keto.
Cơ thể ở trạng thái Ketosis vẫn bình thường, một số trường hợp còn có lợi. Ví dụ, chế độ ăn ketogenic (keto) cố tình tạo ra trạng thái ketosis. Nhiều bằng chứng cho thấy điều này có thể làm giảm cơn động kinh ở trẻ em bị động kinh và các nghiên cứu khác đang được tiến hành để chứng minh lợi ích của giải pháp ăn kiêng này..
Nhưng có quá nhiều xeton rất nguy hiểm, đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Nồng độ xeton cao có thể tăng độ axit trong máu của một người. Điều này có thể dẫn đến nhiễm toan ceton (diabetic ketoacidosis - biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa), biến chứng có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
3. Ứng dụng của Acetone trong Y tế và mỹ phẩm
Dung môi acetone được sử dụng rất phổ biến trong làm đẹp và đặc biệt là ngành làm móng. Cụ thể là làm thành phần chính trong các loại chất tẩy rửa sơn móng tay, tẩy keo dán tóc giả và keo dính ria mép...
Một vài bác sĩ da liễu cũng dùng acetone trong việc làm đẹp như lột lớp da chết, điều trị mụn. Đây cũng là thành phần thường thấy trong các sản phẩm thẩm mỹ tẩy da chết bằng hóa chất.
Dung môi acetone cũng thường được dùng trong công nghiệp dược phẩm, là một thành phần dùng để sản xuất thuốc và rượu biến tính. Acetone cũng được xếp vào loại phụ gia thực phẩm và đóng gói, chất bảo quản thực phẩm theo quy định.
Acetone được dùng nhiều trong làm đẹp và cả Y tế
4. Ứng dụng khác của Acetone
Trong công nghiệp, người ta dùng dung môi acetone để sản xuất nhựa, chất dẻo, sơn, cao su tổng hợp, plastic, nitrocellulose, pha loãng nhựa polyester... Bên cạnh đó đây cũng là một dung môi có khả năng tẩy nhờn, làm sạch kim loại, loại bỏ nhựa thông khi hàn kim loại.
Ở phòng thí nghiệm, dung môi acetone được dùng làm cực aprotic trong các phản ứng hữu cơ và làm chất tẩy rửa các vật bằng thủy tinh.
Một phần acetone cũng được dùng trong ngành kỹ nghệ như in ấn nghệ thuật, dùng làm sạch đồ thủy tinh và gốm sứ.
5. Acetone có tác dụng phụ không?
Như đã nói ở trên acetone có một lượng độc tính nhất định, nên sẽ gây ra nhiều nguy hiểm như:
Ở trong đất hoặc nguồn nước có thể được vi sinh vật chuyển hóa thành vô hại, nhưng nếu kết hợp với thành phần chloroform hay hydrogen peroxide thì sẽ thành có hại.
Nếu người nuốt hay hít phải acetone, tồn tại ở gan thì sẽ được gan chuyển hóa thành vô hại. Nhưng nếu lượng lớn acetone xâm nhập thì có thể gây nôn mửa, chóng mặt và nôn ra máu.
Nhiễm độc acetone cũng gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, làm tinh thần mất tỉnh táo, buồn ngủ, cơ thể cử động không phối hợp, hôn mê, khó thở, thở yếu và chậm, ngứa phế quản, tim đập nhanh, hạ huyết áp đột ngột...
Acetone có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
Hít phải hơi acetone quá nhiều sẽ khiến niêm mạc mũi họng bị tổn thương, sưng, suy hô hấp, khó thở. Nếu acetone dính vào mắt có thể làm tổn thương giác mạc, đục tạm thời hoặc đục vĩnh viễn.
Acetone cũng rất dễ cháy nổ, vì thế cần bảo quản trong bình kín khí, tránh xa nguồn nhiệt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào.
6. Cách sử dụng Acetone an toàn
Để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm chứa Acetone, cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp bằng cách đeo khẩu trang, đeo găng tay, kính bảo hộ, mặc quần áo dày dặn và dài tay khi tiếp xúc.
- Bảo quản nơi thoáng mát trong bình kín khí, tránh xa tầm tay trẻ em, tránh xa nguồn nhiệt và những nơi có ánh nắng chiếu vào.
- Lựa chọn mua các sản phẩm chứa acetone ở nơi uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn.
7. Một số biện pháp sơ cứu
Khi vô tình tiếp xúc và bị nhiễm độc acetone, điều cần làm đó là:
- Nếu bắn vào mắt, cần rửa mắt với nước sạch ngay trong vòng 15 phút rồi tới ngay bác sĩ để được xử lý.
- Nếu tiếp xúc ngoài da, cần rửa lại bằng xà phòng và nước, khử trùng và bôi kem sát khuẩn ngay nếu da bị tổn thương. Thay quần áo bị nhiễm độc và tới gặp bác sĩ ngay.
- Nếu hít phải hơi acetone, cần gọi cấp cứu ngay, trong lúc chờ đợi thì làm hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân ngừng thở, nới lỏng cổ áo, thắt lưng cho người bệnh dễ thở.
- Nếu lỡ nuốt phải, phải gọi cấp cứu đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay, không được hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân, nới lỏng cổ áo và thắt lưng, tránh cho bệnh nhân nôn mửa.
Sơ cứu ngay khi lỡ tiếp xúc với acetone
8. Một số câu hỏi thường gặp
Acetone có nguy hiểm không?
Acetone là một dung môi được dùng phổ biến trong đời sống, nếu sử dụng đúng cách thì sẽ không gây nguy hại cho người sử dụng.
Tuy nhiên đây là chất dễ cháy nổ nên cần bảo quản cẩn thận và tránh tiếp xúc với mắt, da, không hít hay nuốt vào để tránh ngộ độc.
Acetone có giống cồn không?
Acetone và cồn (alcohol) là hai chất hoàn toàn khác nhau mặc dù đều có công dụng làm sạch như chất tẩy rửa nhưng hoạt tính và độc tính cũng không giống nhau.
Dùng acetone tẩy sơn móng tay như nào?
Khi sử dụng acetone cần lưu ý tránh xa nguồn nhiệt và làm ở nơi thoáng khí. Đầu tiên đổ dung dịch acetone tẩy móng tay ra miếng bông tẩy trang, đặt và giữ trên móng tay tầm 5 phút cho dung môi hòa tan lớp sơn móng tay. Lau nhẹ nhàng lớp sơn khỏi móng tay, dưỡng lại da tay và móng tay sau khi tẩy.
Acetone là một hợp chất hữu cơ có trong nhiều loại dung môi được ứng dụng phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe thì hãy sử dụng acetone đúng cách nhé.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(5 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm