Cách điều trị nấm móng tay đơn giản
Ngày cập nhật
Dấu hiệu của bệnh nấm móng tay
Nấm móng tay thường bắt đầu biểu hiện đốm trắng hoặc vàng ở hai bên của bờ móng tay. Khi nhiễm nấm lan rộng hơn, bệnh có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và viêm da quanh móng.
Cùng tìm hiểu một số dấu hiệu để biết mình có bị nấm móng tay không?
- Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vẩy, có các sọc dọc hoặc ngang.
- Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, trắng đục hoặc nâu đen.
- Móng tay khi bị nấm dễ mủn và dễ gãy.
- Móng bị teo dần từ hai bờ đến phần chân.
- Móng có khối dày sừng và cứng ở bên dưới.
Hình ảnh nấm móng tay ở người bệnh
- Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và khiến móng bị bong tróc.
- Khi móng bị nấm, vùng quanh móng có thể có biểu hiện như viêm sưng đỏ và có mủ, đau nhức và ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
- Móng thường có mùi hôi khó chịu.
- Nấm móng tay có thể lan từ ngón này sang ngón khác, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Yếu tố làm tăng nguy cơ nấm móng tay
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nấm móng tay, sau đây là một số nguyên nhân chính phổ biến thường thấy ở người bệnh:
- Người có bàn tay đổ mồ hôi nhiều
- Trẻ em, người cao tuổi
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh nấm móng
- Da xung quanh móng tay bị tổn thương hoặc đang mắc một số bệnh về da: vảy nến,...
- Người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, tay thường xuyên tiếp xúc với nước: nhân viên vệ sinh, dọn dẹp phòng,...
Thường xuyên tiếp xúc với nước cũng tăng yếu tố bệnh nấm móng tay
- Sống chung với người từng bị nấm móng.
- Người mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuần hoàn hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.
Thuốc trị nấm móng tay
Sau khi xác định được chủng móng tay gây bệnh, chúng ta nên dùng thuốc bôi nấm tại chỗ kết hợp với thuốc uống, điều trị nấm móng tay thường sẽ kéo dài, nếu người bệnh không điều trị triệt để thì bệnh sẽ diễn ra dai dẳng và rất dễ tái phát. Việc sử dụng thuốc nào, bệnh nhân phải tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để được tư vấn và đưa ra những cách điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Người bệnh cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm nấm móng tay
Kem dưỡng móng
Là một loại kem chống nấm dùng để chà vào móng bị nhiễm trùng. Người bệnh nên làm mỏng móng trước khi bôi kem dưỡng để giúp hoạt chất có thể dễ dàng hấp thụ hơn qua bề mặt móng, từ đó có thể tiêu diệt được tế bào nấm gây bệnh bên dưới, phát huy hiệu quả điều trị tốt hơn.
Thuốc bôi tại chỗ
Các thuốc bôi tại chỗ giúp kiểm soát được tình trạng bệnh nấm móng tay: Kem pommade ketoconazal, terbinafine, exoderil, canesten, oxaborole, ciclopirox olamine,.. cần phải bôi liên tục trong thời gian dài.
Để đạt hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên tìm hiểu cách dùng của loại thuốc đang sử dụng, bằng cách liên hệ ngay với bác sĩ online để được giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Thuốc kháng nấm đường uống
Thuốc kháng nấm đường uống có hiệu quả nhanh hơn so với thuốc bôi, được chỉ định khi bị nhiễm nấm móng nặng.
Các thuốc như intraconazole, terbinafine giúp phần móng mới mọc không bị nhiễm nấm, dần dần thay thế ngón bị nhiễm bệnh.
Thuốc kháng nấm có thể gây ra tình trạng, tác dụng phụ như phát ban da, tổn thương gan. Bệnh nhân nên có sự theo dõi của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc để tránh những trường hợp tác dụng phụ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Sơn móng tay thuốc
Thuốc sơn móng tay chống nấm tại chỗ như ciclopirox 8%, amorolfine 5% hoặc efinaconazole 10%. Người bệnh sẽ sơn nó lên móng tay bị nhiễm và vùng da xung quanh mong tay mỗi ngày 1 lần. Sau bảy ngày người bệnh sẽ lau sạch các lớp trên móng bằng cồn và bắt đầu sơn lớp sơn mới. Người bệnh có thể sử dụng loại sơn móng tay này trong vòng một năm.
Phẫu thuật
Sau khi sử dụng tất cả các trường hợp trên mà không hiệu quả, bệnh nhân có thể nhờ sự can thiệp của bác sĩ để có thể loại bỏ hết phần móng bị tổn thương bằng phương pháp phẫu thuật.
Trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc chống nấm, bác sĩ có thể đưa ra quyết định loại bỏ móng của bạn vĩnh viễn.
Điều trị nấm móng tay không dùng thuốc
Gần đây, có một số phương pháp điều trị không dùng thuốc được quan tâm, người bệnh có thể tránh những tác dụng phụ của thuốc và nguy cơ khi dùng thuốc chống nấm.
Phương pháp laser ánh sáng hồng ngoại diệt nấm bằng cách sinh nhiệt tại mô bị nhiễm bệnh. Liệu trình thường sẽ từ 1-3 lần được cho là an toàn và không gây đau đớn cho người bệnh. Hiện nay, có một số loại laser đã được FDA chấp thuận để đưa vào điều trị nấm móng, tuy nhiên vẫn cần thêm những bằng chứng lâm sàng để có thể đánh giá thêm về hiệu quả của phương pháp này.
Ngoài ra, liệu pháp quang đông học cũng được báo cáo điều trị thành công một số ca.
Phương pháp phòng ngừa nấm móng
- Giữ bàn tay luôn khô ráo, sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với nước, nếu thường xuyên tiếp xúc với nước cần đeo băng tay cao su.
- Tránh ngâm tay trong thời gian dài dưới nước, rửa tay sạch, lau khô sau khi làm việc trong môi trường nước.
- Hạn chế sử dụng, tiếp xúc với hóa chất, xà phòng khi bàn tay bị nấm móng.
- Không sử dụng chung khăn với người khác.
- Thường xuyên cắt tỉa móng tay cẩn thận, không nên để quá dài, vệ sinh móng tay.
Vệ sinh móng tay cũng là cách phòng ngừa bệnh nấm móng
- Điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
- Chế độ ăn uống khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
- Khám sức khỏe định kì.
- Không nên sử dụng sơn móng tay và móng tay nhân tạo.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về bệnh nấm móng tay, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa nấm móng mà người bệnh có thể tham khảo. Nếu bạn có thắc mắc nào về tình trạng bệnh nấm móng hãy TẢI ngay app Medigo, để được sử dụng dịch vụ tư vấn bác sĩ online tiện lợi, nhanh chóng và chuyên nghiệp, giúp người bệnh có thể ở nhà nhưng vẫn được tư vấn từ bác sĩ 24/7.
BS.CKI Lương Tố Quyên sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc 24/7, dịch vụ tư vấn bác sĩ online tiện lợi cùng Medigo.
Nguồn tin: Tổng hợp
Đánh giá bài viết này
(13 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm