lcp

Hướng dẫn cách làm tinh dầu gừng đơn giản tại nhà

4.3

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Phạm Thị Ngọc Dung

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Tinh dầu gừng được biết đến là có nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, tóc và da của phụ nữ sau sinh. Trong bài viết này, Medigo sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm tinh dầu gừng vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện.

1. Cách làm tinh dầu gừng

cách làm tinh dầu gừng

Cách làm tinh dầu gừng khá đơn giản và dễ làm

Để làm được những hũ tinh dầu gừng có chất lượng tốt nhất bạn nên thực hiện theo những bước sau:

  • Sử dụng 5 củ gừng tươi, rửa sạch sau đó gọt vỏ. Tiếp theo đem gừng đi thái lát mỏng hoặc băm nhỏ.
  • Cho số gừng đã sơ chế vào lọ thủy tinh, đổ vào lọ một lượng dầu nền (đổ ngập lượng gừng trong lọ là được). Bạn nên sử dụng dầu dừa làm dầu nền, vì đây là loại dầu có mùi hương nhẹ, cũng như có nhiều công dụng tốt cho da và tóc.
  • Trộn đều gừng và dầu nền cho đến khi gừng tơi ra. Tiếp theo đó, đậy nắp lại và lắc nhẹ lọ thủy tinh. Bảo quản ở nơi có nhiệt độ ấm, tránh ánh sáng trực tiếp trong khoảng 5 ngày. Lưu ý, thỉnh thoảng nên lắc nhẹ lọ đựng tinh dầu cho các thành phần bên trong được trộn đều.
  • Sau khoảng 5 ngày, tinh dầu của gừng sẽ ngấm hết vào trong dầu nền. Lúc này, tinh dầu sẽ trở nên nhớt hơn nếu tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Vì vậy bạn nên đặt lọ tinh dầu vào trong một nồi nước ấm trong khoảng 5 phút sẽ giúp dầu bớt nhớt hơn.
  • Tiếp theo, bạn hãy phủ một tấm vải sạch lên một cái bát to, sau đó đổ hết phần dầu cùng với xác gừng qua lớp vải. Sau đó túm tấm vải lại và vắt thật kiệt tinh dầu vào trong bát.
  • Bạn nên cho tinh dầu gừng thu được vào một chiếc lọ thủy tinh tối màu và bảo quản nó ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Như vậy là bạn đã biết cách làm tinh dầu gừng đơn giản ngay tại nhà. Đây là loại dược liệu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, các bước trên cũng là cách làm tình dầu gừng giảm mỡ bụng rất hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và sử dụng.

2. Cách bảo quản tinh dầu gừng

cách làm tinh dầu gừng

Nên bảo quản tinh dầu gừng ở nơi thoáng mát

Để bảo quản tinh dầu gừng được tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Nên bảo quản tinh dầu gừng ở nơi thoáng mát, tránh để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Đóng chặt nắp lọ tinh dầu sau khi sử dụng xong, không để nước hay các vật khác vào rơi vào bên trong lọ đựng tinh dầu. Điều này sẽ rất dễ khiến tinh dầu bị hư hỏng và mất công dụng.
  • Để tinh dầu gừng tránh xa tầm tay của trẻ em và vị trí của thú cưng,

3. Một số cách sử dụng tinh dầu gừng đơn giản

cách làm tinh dầu gừng giảm mỡ bụng

Có nhiều cách sử dụng tinh dầu gừng có công dụng tốt đối với cơ thể

Có nhiều cách để sử dụng tinh dầu gừng, sau đây là một số cách dùng tinh dầu gừng đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng qua đường hô hấp: Dùng máy khuếch tán, máy xông tinh dầu. Lưu ý: chỉ nên sử dụng mỗi lần vài giọt tinh dầu và làm theo đúng hướng dẫn sử dụng máy.
  • Sử dụng bên ngoài da: Cho 1 đến 2 giọt tinh dầu gừng vào kem dưỡng, sau đó thoa lên những vùng da bị tình trạng thô ráp. Điều này sẽ giúp da được dưỡng ẩm và mềm mại hơn.
  • Sử dụng để tắm: Hòa vài giọt tinh dầu gừng vào nước ấm để tắm và ngâm mình sẽ giúp làm mềm da và thư giãn cơ bắp rất tốt.
  • Sử dụng để trị gàu: Tinh dầu gừng có tính kháng khuẩn và diệt nấm hiệu quả. Bạn có thể pha tinh dầu gừng cùng với nước ấm để gội đầu sẽ giúp điều trị gàu và nấm rất tốt. Ngoài ra, dầu gừng có công dụng tuần hoàn máu ở vùng da đầu, giúp tóc mọc dày và chắc khỏe hơn.

4. Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng

cách làm tinh dầu gừng giảm mỡ bụng

Có một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng

Sau đây là một số lưu ý mà bạn cần biết khi sử dụng tinh dầu gừng:

  • Không thoa tinh dầu gừng lên các vùng vết thương hở.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 1 tuổi, những người mắc bệnh thần kinh, cao huyết áp và những người có tiền sử dị ứng với gừng.
  • Không uống trực tiếp tinh dầu gừng vào miệng.
  • Trước khi thoa trực tiếp lên da, bạn nên thử nghiệm lên một vùng da nhỏ trước để kiểm tra dấu hiệu kích ứng.
  • Không cho tinh dầu tiếp xúc với mắt sẽ rất dễ gây bỏng giác mạc và tổn thương vùng mắt.
  • Tránh lạm dụng sử dụng tinh dầu gừng quá nhiều dễ gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.

Trên là hướng dẫn cách làm tinh dầu gừng được tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt bởi các bác sĩ Medigo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết thêm về nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(4 lượt đánh giá).
4.3
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm