lcp

Comfrey: Công dụng, liều dùng phù hợp và tác dụng phụ

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Đỗ Thái Phương Ngọc

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Y học cổ truyền - phục hồi chức năng

Comfrey (Symphytum officinale) là một loại cây có hoa màu vàng hoặc tím, được tìm thấy nhiều ở Châu u, Châu Á và Bắc Mỹ. Loại cây này còn có tên gọi khác là cây hoa chuông hoặc cây liên mộc. "Cây liên mộc" là cách gọi thông thường trong tiếng Việt, còn "cây hoa chuông" là tên thường dùng để miêu tả hình dáng bông hoa. Comfrey chứa một số hóa chất độc hại là pyrrolizidine alkaloid (PA), có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Nhưng đây cũng là thành phần giúp giảm sưng tấy hiệu quả. Tuy nhiên, FDA (Food and Drug Administration) - một Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ đã khuyến nghị bỏ hết những sản phẩm có chứa chiết xuất từ comfrey ra khỏi thị trường. Trong bài chia sẻ này, cùng tìm hiểu nhiều hơn về loại cây này nhé.

1. Công dụng của Comfrey

Comfrey là một loại cây thảo dược thường được sử dụng làm nước súc miệng hoặc để điều trị bệnh về nướu và viêm họng. Comfrey cũng có thể chữa lành các vết loét, vết thương, vết bầm tím, hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, bong gân và gãy xương.

Hoạt chất chính trong comfrey là allantoin, có tác dụng chống viêm hiệu quả, kích thích tăng sinh tế bào và tăng cường hệ miễn dịch. Theo y học truyền thống ở Việt Nam, loại cây này đã từng được dùng để chữa lành xương bị gãy, chấn thương bên ngoài và một số bệnh ngoài da. Hiện nay, comfrey còn xuất hiện nhiều trong các dòng mỹ phẩm có tác dụng dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết, kích thích tái tạo tế bào da, tăng độ mềm mịn, đàn hồi, đồng thời giúp da trắng hồng tự nhiên.

Tuy nhiên, do hàm lượng chất độc trong comfrey có thể gây hại cho gan, nên loại cây này đang được cân nhắc loại bỏ khỏi các loại mỹ phẩm và dược phẩm. 

comfrey

2. Một số cảnh báo và tác dụng phụ khi dùng Comfrey

Như đã đề cập ở trên, comfrey chứa hóa chất pyrrolizidine alkaloid (PA), có thể gây tổn thương gan, phổi và dẫn đến ung thư. Lượng pyrrolizidine alkaloids tìm thấy trong rễ cây cao gấp 10 lần trong lá. 

Comfrey có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, dị ứng, chán ăn, đau bụng, gan phình to, nhiễm độc gan, u tuyến gan, hình thành khối u bàng quang… Dưới đây là những cảnh báo và lưu ý khi dùng comfrey mà bạn nhất định phải nắm rõ:

  • Comfrey không hề an toàn khi uống, cho nên FDA đã khuyến nghị loại bỏ tất cả các sản phẩm comfrey dùng bằng đường uống khỏi thị trường. 
  • Đối với việc thoa comfrey, pyrrolizidine alkaloid có thể thấm qua da, nên việc sử dụng trên vùng da bị tổn thương, nứt nẻ hoặc bôi một lượng lớn, liên tục trong 6 tuần trở lên là không nên. Comfrey có thể an toàn khi sử dụng trên da lành lặn, không bị tổn thương, đồng thời dùng với một lượng nhỏ, trong khoảng thời gian dưới 6 tuần. 
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, comfrey không an toàn khi uống hoặc bôi lên da. PA trong comfrey được hấp thụ qua da và có thể gây dị tật bẩm sinh. 
  • Đặc biệt, nếu bạn có bất cứ vấn đề nào về gan, không nên dùng comfrey vì sẽ khiến bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
comfrey

3. Liều dùng thích hợp

Như đã chia sẻ ở trên, bạn không nên uống comfrey. Bên cạnh đó, các loại kem bôi có chứa chiết xuất từ ​​​​rễ cây comfrey chỉ nên dùng cho người lớn và bôi lên da trong khoảng thời gian tối đa 3 tuần.

Không bôi sản phẩm chứa comfrey lên vùng da bị trầy xước, nứt nẻ, vết thương hở hoặc sử dụng một lượng lớn trong thời gian dài. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng comfrey để biết liều dùng phù hợp với bản thân, đồng thời theo dõi cẩn thận suốt thời gian sử dụng, để kịp thời xử lý những tác dụng phụ không mong muốn.

Comfrey tuy có những công dụng nhất định, nhưng tác hại cũng không hề nhỏ, đặc biệt là đối với lá gan - “nhà máy” lọc và thải độc lớn nhất của cơ thể. Chính vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng comfrey hoặc những sản phẩm chứa chiết xuất từ loại cây này. Hãy chỉ dùng trong trường hợp thật sự cần thiết, đảm bảo liều lượng và cách dùng hợp lý, an toàn với sự theo dõi của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(10 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm