lcp

Sự thật về độc tính của hoa loa kèn. Cách xử trí và phòng tránh ngộ độc hoa loa kèn

4.3

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Hoa loa kèn có độc không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra, bởi vì đây là một loại hoa khá quen thuộc, được ưa chuộng sử dụng để trưng bày hoặc trang trí nhà cửa. Do đó, việc biết được loại hoa này có độc không giúp người đọc có thể cẩn thận hơn trong quá trình chọn hoa.

1. Hoa loa kèn - Hơi thở của quỷ ẩn sau vẻ đẹp ngây ngất

Một số bài báo cũng như trang tin tức đã từng đưa tin nhiều trường hợp nhập viện khi tiếp xúc hoặc vô tình ăn phải loài cây này. Vậy cùng Medigo tìm hiểu thực hư về vấn đề này nhé.

Hoa loa kèn là tên gọi chung để chỉ những loại thực vật có hoa với hình dáng như một chiếc kèn, màu sắc sặc sỡ. 

Điều này sẽ gây nên sự hoang mang vì không biết loại hoa loa kèn nào có độc, loại nào an toàn có thể sử dụng làm thuốc.

hoa loa kèn

Cây hoa loa kèn Đà Lạt thực chất là một loại cà độc dược

Loại hoa loa kèn có độc được nhắc đến trong nhiều bài báo có tên là Brugmansia suaveolens hoặc Brugmansia candida hay được gọi với tên khác là hơi thở của quỷ, kèn của thiên thần bởi độc tính của chúng. Loại hoa này thường xuất hiện nhiều ở Đà Lạt, tuy nhiên thực chất nó là một loại cà độc dược.

Loại cây hơi thở của quỷ này là loại cây bụi nhỏ, không cao quá 3m thường được trồng trong nhà kính hoặc trồng làm cảnh vì màu sắc sặc sỡ và dễ chăm sóc.  Lá có màu xanh sẫm, mép lượn sóng, có răng cưa, dài từ 10 - 30 cm.

Hoa có hình kèn, thường dài từ 10cm đổ lên, có thể dài đến 50cm.

2. Độc tính của hoa loa kèn Đà Lạt

Hoa loa kèn Brugmansia chứa độc tố có thể gây nên ảo giác, co giật, thậm chí là tử vong nếu vô tình sử dụng lượng quá nhiều.

cây hoa loa kèn Đà Lạt

Chỉ cần chạm, hít hoặc ăn bất kỳ bộ phận nào của cây hoa loa kèn Đà Lạt cũng có thể bị ngộ độc

Bạn có thể bị ngộ độc hoa loa kèn thiên thần theo nhiều cách khác nhau như chạm vào, hít, hoặc ăn phải bộ phận nào đó của cây.

Khi ăn phải loại cây này, bạn sẽ có cảm giác rất khát nước, ảo giác mạnh, hoặc có thể hôn mê. 

Hít phải quá nhiều hương thơm từ cây cũng có thể khiến bạn gặp một số vấn đề như cảm thấy buồn nôn, đau đầu, choáng váng. Một số người có thể gặp tình trạng nghiêm trọng hơn như kích ứng đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm với người hen suyễn. 

Nếu như mắt tiếp xúc với nhựa cây có thể gây mù.

3. Nên làm gì khi bị ngộ độc hoa loa kèn Đà Lạt?

Việc đầu tiên khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu ngộ độc đó là bạn nên gọi ngay và báo cáo tình hình cho cơ sở y tế gần nhất để nhận được hướng dẫn cụ thể với tình trạng gặp phải.

ngộ độc hoa loa kèn

Ăn hoa loa kèn sẽ hấp thu một lượng lớn chất độc dễ gây các triệu chứng nghiêm trọng như ảo giác

Tùy thuộc vào cách tiếp xúc như chạm, hít hay ăn phải mà nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí phù hợp.

Nếu ăn phải hoa loa kèn hơi thở của quỷ và có nhiều triệu chứng nặng như ảo giác hay hôn mê, bạn nên đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. 

Nếu bạn hít hoặc chạm phải loại hoa này thì cần tránh xa cây, tìm một nơi thoáng mát để nghỉ ngơi chờ các triệu chứng biến mất.

4. Có phải tất cả hoa loa kèn đều có độc?

Như đã nói ở phía trên, hoa loa kèn là tên gọi chung chỉ các loại hoa có hình dáng giống như chiếc kèn. Và loại hoa loa kèn gây độc là  Brugmansia suaveolens hoặc Brugmansia candida thuộc họ Cà.

Một loại hoa loa kèn với cánh hoa màu trắng cũng được sử dụng nhiều để trang trí là hoa Lilium brownii F.E. Br hay còn gọi là hoa bách hợp, hoa huệ tây

Loại hoa này không những không có độc mà còn là một vị thuốc trong các bài thuốc được ông cha ta sử dụng từ xưa.

hoa bách hợp

Hoa bách hợp, hay hoa huệ tây thường được dùng để trang trí nhà cửa và có công dụng chữa bệnh

Cây hoa loa kèn Lilium brownii F.E. Br thuộc họ Hành, có chiều cao từ 60 đến 90 cm. Lá mọc so le hình mác dài khoảng 15cm, chiều rộng khoảng 3,5 - 5cm. Hoa hình kèn dài từ 14 - 16 cm, miệng có cánh màu trắng hoặc hơi hồng.

Loại cây này được sử dụng để làm thuốc bổ cho cơ thể, chữa các triệu chứng ho, ho có đờm, thổ huyết, viêm khí quản. Ngoài ra theo các tài liệu cổ, hoa bách hợp còn có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt lợi tiểu.

5. Cách phòng tránh ngộ độc hoa loa kèn

Nhìn chung cũng không dễ phân biệt được các loại hoa loa kèn với nhau nếu chưa được trang bị các kiến thức liên quan đến vấn đề này. 

Vì vậy để có thể phòng ngừa ngộ độc hoa loa kèn, bạn nên tránh xa các loại hoa có hình dáng loa kèn. Không nên tự ý ngắt, ngửi hay nếm thử bất kỳ nào bộ phận của hoa.

Tổng kết

Hoa loa kèn có độc hay không còn phụ thuộc vào loài hoa, và loại hoa phổ biến nhất là hoa loa kèn thiên thần thuộc họ Cà. Các loại hoa loa kèn nói chung là loại hoa dễ trồng, dễ chăm sóc, màu sắc sặc sỡ phù hợp để trang trí nhà cửa. Tuy nhiên nếu bạn không phân biệt được các loại hoa với nhau thì nên lựa chọn loại hoa khác để đảm bảo sự an toàn. Bên cạnh đó, hãy phổ biến cách phân biệt hoặc tác hại nếu như vô tình tiếp xúc, ăn phải loài hoa độc cho người thân để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Hy vọng bài viết trên của Medigo đã trang bị được cho bạn kiến thức bổ ích!

Đánh giá bài viết này

(4 lượt đánh giá).
4.3
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm


Nguồn tham khảo