Khi nào cần điều trị viêm hạch bằng thuốc kháng sinh
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Tìm hiểu về viêm hạch
Viêm hạch là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho thuộc hệ bạch huyết của cơ thể bị nhiễm trùng. Các hạch lympho này là đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo ra kháng thể giúp chống lại các tác nhân xâm nhập như virus hoặc vi khuẩn. Khi các hạch này bị tấn công thì sẽ có hiện tượng viêm phản ứng và tạo ra tình trạng viêm hạch.
Hạch lympho nằm rải rác ở nhiều nơi trong toàn bộ cơ thể, do đó chỗ nào có hạch là chỗ nó có thể bị viêm hạch. Tuy nhiên các hạch viêm thường hay gặp nhất là ở cổ, ở nách, ở bẹn. Viêm hạch có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận như viêm hạch cổ thường xuất hiện sau viêm nhiễm ở mũi, amidan, ổ răng, vòm họng, viêm hô hấp trên vì vi khuẩn có thể xâm lấn sang hạch lympho và gây viêm nhiễm. Viêm hạch bẹn thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu-sinh dục. Ngoài ra, tình trạng viêm hạch cũng thể là dấu hiệu của một bệnh lý ác tính đang tiềm ẩn trong cơ thể.
Khi hạch vùng nào bị viêm thì sẽ xuất hiện với các dấu hiệu như một khối sưng, cứng, đau ở vùng đó và đôi khi thể gây ra tình trạng sốt, ớn lạnh, đau đầu... Hạch có thể bị viêm cấp nếu người bệnh mắc phải một số bệnh truyền nhiễm như bạch cầu, sởi, dịch hạch thể hạch,xoắn khuẩn lepto, tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm.
Ở trẻ em thì các ca viêm hạch thường là hạch lành tính do nhiễm virus, vi khuẩn nên hạch thường mềm hoặc chắc, kích thước nhỏ và phát triển chậm. Viêm hạch ác tính thường gặp ở người lớn tuổi, hạch thường rắc hoặc chắc, kém di động hay có hạch ở sau và phát triển nhanh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm hạch thường gặp nhất là phát triển từ nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn cấp tính hoặc khi cơ thể vị các vi khuẩn hoặc virus xâm nhập qua vết cắt, vết thương trên da. Viêm hạch cũng có thể xảy ra nếu hiện tượng nhiễm trùng da nghiêm trọng xảy ra.
2. Khi nào cần điều trị viêm hạch bằng thuốc kháng sinh
Hầu hết các viêm hạch thì có thể chữa khỏi bằng uống thuốc kháng sinh hoặc tiêm tĩnh mạch. Kháng sinh có tác dụng chống lại vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng. Một tổn thương viêm mủ có thể ảnh hưởng đến một hạch bạch huyết, hoặc toàn bộ nhóm các nút lân cận. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị quá trình viêm cụ thể và không đặc hiệu - nhưng chỉ với nguồn gốc vi khuẩn đã được chứng minh là nhiễm trùng. Thông thường nhiễm trùng như vậy được biểu hiện bằng sự gia tăng ngắn hạn về số lượng các nút trở nên đau, mềm, nóng khi chạm vào.
Viêm hạch bạch huyết kéo dài (vài tháng liên tiếp) thường là dấu hiệu của các quá trình viêm cụ thể - ví dụ như bệnh lao hoặc giang mai, vậy nên việc sử dụng kháng sinh là hợp lý trong tình huống này.
3. Một số loại thuốc kháng sinh trị viêm hạch
3.1 Kháng sinh Penicillin
Kháng sinh Penicillin thuộc nhóm kháng sinh nhóm Beta lactam. Đây là một kháng sinh có tác dụng ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn từ đó tiêu diệt chúng. Thuốc được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn ở vùng mũi, amidan, ổ răng, vòm họng,.. dẫn tới viêm hạch.
Penicillin được coi là một kháng sinh “kinh điển” được dùng trong y học từ rất sớm nên hiện nay đã có một số vi khuẩn có thể kháng lại sự tấn công của Penicillin. Vì sự kháng kháng sinh này nên các bác sĩ sẽ ưu tiên dùng kháng sinh khác thay thế Penicillin. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp Penicillin vẫn được ưu tiên lựa chọn.
Thuốc kháng sinh Penicilin V kali 1.000.000 IU (VIDIPHA)
3.2 Kháng sinh Cefixime
Cefixime là một kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ ba, có tác dụng ức chế sự tổng hợp của thành tế bào của vi khuẩn từ đó loại bỏ chúng. Loại thuốc này được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm họng, viêm amidan,... là những nguyên nhân gây ra viêm hạch.
Thuốc kháng sinh Cefixime 200mg STADA
3.3 Kháng sinh Amoxicillin
Amoxicillin là một kháng sinh beta – lactam,đây là một dạng thuốc kháng sinh được sử dụng khá phổ biến và đem lại hiệu quả điều trị bệnh tương đối tốt. thường dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn gây bệnh viêm hạch, viêm họng, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số trường hợp nhiễm khuẩn khác. Tuy nhiên, Amoxicillin là một kháng sinh phổ rộng nên nó có thể gây ra các tác dụng phụ như vàng da, viêm gan, phát ban đỏ, dị ứng, buồn nôn, nôn,....
Thuốc kháng sinh Amoxicillin 500mg MEKOPHAR
3.4 Kháng sinh Azithromycin
Azithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc được dùng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng như viêm hạch, viêm xoang, nhiễm trùng da, bệnh Lyme và một số bệnh viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục.
Thuốc kháng sinh azithromycin 500mg DHG
3.5 Kháng sinh Doxycycline
Doxycycline là kháng sinh nhóm Tetracycline, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn. Đây là kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn khác nhau nên nó được chọn để thay thế Amoxicillin. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm hạch, viêm phổi, nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng sinh dục và tiết niệu,...
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm hạch
Để sử dụng kháng sinh điều trị viêm hạch một cách hiệu quả thì người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng kháng sinh khi viêm hạch gây ra bởi nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng vi khuẩn.
- Người bệnh sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào để điều trị viêm hạch phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn và có thể làm tăng nguy cơ phát triển kháng thuốc cho vi khuẩn
- Sử dụng kháng sinh phải dựa trên đánh giá kỹ càng về tình trạng bệnh và theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
- Khi được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng ở hạch cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng, thời gian và cách dùng theo chỉ dẫn để đảm bảo hiệu quả và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc.
- Hạn chế sử dụng kháng sinh không cần thiết vì có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển.
- Trong thời gian sử dụng kháng sinh, nếu bệnh nhân có thể gặp phải các phản ứng phụ như phát ban, sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn,... hay nguy hiểm là sốc phản vệ. Hãy dừng thuốc và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và kê đơn phù hợp hơn.
Trên đây là những giải đáp của Medigo app về câu hỏi “Khi nào cần điều trị viêm hạch bằng kháng sinh” . Hy vọng với nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích khi sử dụng thuốc kháng sinh sao cho hợp lý để có một sức khỏe tốt.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(5 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm