lcp

5 điều về bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn không nên bỏ qua

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao. Hãy cùng Medigo tìm hiểu về những thông tin xung quanh bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn nhé!

1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh mãn tính, trong đó được biểu bằng lượng đường (glucose) trong máu cao quá mức. Bệnh này là tình trạng cơ thể con người có khả năng tạo ra insulin, nhưng tuyến tụy lại không đủ lượng Insulin cần thiết hoặc cơ thể không thể hấp thụ được insulin một cách tốt nhất. Đây được gọi là tình trạng kháng insulin, làm cho lượng đường trong máu tăng một cách nhanh chóng.

Vì lượng insulin bên trong cơ thể bị thiếu hụt một cách trầm trọng đã dẫn đến tình trạng lượng đường không được kiểm soát. Căn bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp phải ở những người cao tuổi.

tieu-duong-tuyp-2-thuong-xuat-hien-o-nguoi-gia.png

2. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đó các nguyên nhân chủ yếu như sau:

Do di truyền

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền hay không? Đây là vấn đề luôn được đại đa số mọi người thảo luận. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy một phần bệnh tiểu đường tuýp 1 và cả tuýp 2 được xác định về mặt di truyền. Yếu tố di truyền của bệnh tiểu đường tuýp 2 không thật sự được thể hiện rõ ràng cũng không mạnh mẽ bằng tiểu đường tuýp 1, nhưng sự ảnh hưởng từ lối sống, môi trường sống trong gia đình lại khá rõ ràng.

Bên cạnh đó, xu hướng bệnh tiểu đường tuýp 2 do trẻ học thói quen xấu: ăn uống không hợp lý, không tập thể dục… Và đây cũng là một yếu tố di truyền, yếu tố nguy cơ di truyền từ bố mẹ bị tiểu đường tuýp 2 khác là:

  • Bố hoặc mẹ chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 trước thời điểm 50 tuổi thì nguy cơ người con mắc tiểu đường tuýp 2 là 14%; chẩn đoán sau độ tuổi 50 thì nguy cơ là 7,7%.

  • Nếu như cả bố mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ người con mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 với tỉ lệ là 14%.

Bên cạnh di truyền còn có các nguyên nhân khác như:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Lười vận động
  • Bị huyết áp cao, có tiền sử nguy cơ về tim mạch, lượng cholesterol máu cao
  • Phụ nữ sinh con trên 4kg hoặc trước kia từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Stress, căng thẳng và liên tục gặp áp lực
  • Những phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang

3. Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu bệnh tiểu đường tuýp 2 tiếp tục tiến triển sẽ tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng khác nhau. 3 biến chứng lớn là bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận tiểu đường, tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh tiểu đường), ngoài ra còn gây ra các bệnh lây nhiễm khác nhau do khả năng miễn dịch của cơ thể giảm và các bệnh như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ vữa động mạch tắc nghẽn do xơ vữa động mạch.

4. Những biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2

Khát nước và đi tiểu nhiều lần

Cũng giống như bệnh tiểu đường tuýp 1, triệu chứng thường thấy của bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng khát nước và sự gia tăng số lần đi tiểu. Khi đã mắc phải căn bệnh này, thận không thể đảm nhận nhiệm vụ hấp thụ được lượng đường dư thừa. Thay vào đó, nó sẽ bắt đầu tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Điều này dẫn đến việc khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và làm bạn luôn cảm thấy khát nước. Và như một vòng lặp, để giải tỏa cơn khát, bạn bắt đầu uống nước nhiều hơn và dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên.

Hay cảm thấy đói

Nếu cơ thể bạn không có đủ lượng insulin cần thiết hoặc lượng insulin trong cơ thể phân bổ không hiệu quả thì nó sẽ chuyển đường vào các tế bào cùng các cơ khác, từ đó dẫn đến tình trạng khiến bạn mất nhiều năng lượng, cảm thấy đói lả, luôn trong trạng thái thèm ăn, cần bổ sung calo để tiếp thêm năng lượng.

Mệt mỏi

Cơ thể chúng ta giống như một chiếc xe hơi và nó cần có đủ nhiên liệu để hoạt động. Nguồn nhiên liệu chính của cơ thể chính là glucose, được phân hủy từ thực phẩm có chứa thành phần carbohydrate. Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy, nhận nhiệm vụ di chuyển glucose từ máu vào các tế bào để chuyển hoá thành năng lượng.

Khi bạn bị tiểu đường, tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin, kết quả là các tế bào bên trong trở nên thiếu hụt glucose và bạn sẽ cảm thấy thiếu năng lượng đồng thời luôn cảm thấy mệt mỏi.

Đau dây thần kinh

Một triệu chứng dễ nhận thấy nữa chính là sự tê, ngứa ran hoặc cảm giác "kim châm" ở tay hoặc chân. Triệu chứng này có xu hướng tăng dần dần theo thời gian do lượng đường dư thừa làm tổn thương lên các dây thần kinh.

5. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách nào?

Theo dõi lượng đường huyết thường xuyên

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm và dễ xảy ra các biến chứng. Theo dõi lượng đường huyết một cách thường xuyên là việc cực kì quan trọng đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Mỗi gia đình nên trang bị một máy đo đường huyết để có thể kịp thời theo dõi lượng đường của cơ thể. Tùy theo kế hoạch điều trị của bác sĩ, bạn có thể xét nghiệm đường huyết một hay nhiều lần trong ngày.

Medigo giới thiệu đến bạn một số sản phẩm máy đo đường huyết chất lượng dành cho bệnh nhân bị tiểu đường:

Máy đo đường huyết On Call Plus

Sản phẩm với công nghệ cảm ứng sinh học. Men que thử GOD, tự động cài mã que thử bằng chíp. Bộ nhớ 300 kết quả kèm ngày tháng và thời gian đo. Phân biệt kết quả trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn và tính trung bình 7, 14, 30 ngày mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng.

may-do-duong-huyet-on-call-plus (2).jpg

Tham khảo thêm về sản phẩm tại Medigo: Máy đo đường huyết On Call Plus

Máy đo đường huyết SAFE-ACCU SINOCARE

Sinocare được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến của Đức, là một trong những sản phẩm cho kết quả nhanh và chính xác nhất. Kết quả sẽ hiển thị rõ trên màn hình LCD chỉ trong 10 giây.

may-do-duong-huyet-safe-sinocare.jpg

Tham khảo thêm về sản phẩm tại Medigo: Máy đo đường huyết SAFE-ACCU SINOCARE

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ hạ đường huyết

Một trong những biện pháp hữu ích để ngăn ngừa những biến chứng nhanh chóng của bệnh tiểu đường chính là sử dụng thực phẩm chức năng. Hãy lựa chọn những sản phẩm chất lượng và uy tín để góp phần điều hoà lượng đường huyết trong cơ thể bạn nhé.

Sau đây, Medigo gợi ích thực phẩm chức năng phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường:

Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Advanced Glucose Support

Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu. Thúc đẩy phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin. Ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch trong bệnh tiểu đường.

vien-uong-ho-tro-ha-duong-huyet-andvance-glucose.jpg

Tham khảo thêm về sản phẩm tại Medigo: Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Advanced Glucose Support

TỔNG KẾT

Với những thông tin mà Medigo đã cung cấp, hy vọng đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về bệnh tiểu đường tuýp 2. Để góp phần ổn định đường huyết trong cơ thể, bên cạnh việc theo dõi chỉ số đường huyết và sử dụng thực phẩm chức năng, hãy luôn chú ý rèn luyện một lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích đồng thời tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao bạn nhé. Nếu có những nhu cầu về sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng, hãy liên hệ ngay với tiệm thuốc 24h Medigo tại website hoặc qua ứng dụng: http://onelink.to/medigo

Đánh giá bài viết này

(9 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm