Bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính: Có nên lo ngại?
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
Nguyên nhân bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính
Dù đã xét nghiệm HPV âm tính, nhưng tình trạng bị sùi mào gà vẫn có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Nếu ban đầu không xác định chính xác bệnh sùi mào gà, hoặc lượng virus chưa đủ để phát hiện, hoặc quá trình xét nghiệm chưa chính xác, thì kết quả xét nghiệm có thể không chính xác và dẫn đến bị bỏ sót bệnh.
Bệnh sùi mào gà là do virus HPV gây ra và có những triệu chứng như nốt nhỏ ban đầu dạng sùi bông cải hoặc có hình dáng giống mào gà nhỏ, sau đó phát triển thành những cục sùi lớn, gồ trên bề mặt da. Trong giai đoạn đầu của bệnh, nốt sùi nhỏ và chưa đặc thù nên có thể nhầm lẫn..
Ngoài ra, các virus gây sùi mào gà cũng có thể bị đào thải ra khỏi cơ thể sau khi gây bệnh, không còn trú ngụ trong cơ thể nữa, dẫn đến kết quả xét nghiệm âm tính.
Nguyên nhân bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính
Các yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HPV
Ngoài hai lý do đã nêu trên, nguyên nhân khiến cho một số người bị sùi mào gà nhưng kết quả xét nghiệm HPV âm tính còn bao gồm các yếu tố sau đây:
- Tải lượng virus chưa đủ để xét nghiệm: Virus HPV cần một thời gian để phát triển và ủ bệnh trước khi có thể phát hiện ra bằng xét nghiệm. Thời gian này phụ thuộc vào sức đề kháng của từng người và virus thường sống ẩn sâu bên trong các tế bào. Việc lấy mẫu tế bào trong thời điểm virus chưa phát triển đủ mạnh cũng dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch.
- Vị trí lấy mẫu: Với những trường hợp đã phát bệnh mới tiến hành xét nghiệm và việc lấy mẫu tại những khu vực có nhiều virus HPV như tại các bộ phận sinh dục, cổ tử cung sẽ đảm bảo độ chính xác cao hơn. Việc lấy mẫu tại các khu vực khác cũng có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch.
- Cơ sở xét nghiệm virus HPV: Việc đến cơ sở y tế đáng tin cậy và sử dụng dụng cụ đựng mẫu phù hợp cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Cơ sở xét nghiệm uy tín và đầy đủ cơ sở vật chất sẽ đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính phải làm sao?
Có những trường hợp được chẩn đoán bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính, điều này gây ra nhiều tranh cãi và khiến cho người bệnh trở nên hoang mang, lo lắng, thậm chí bỏ điều trị vì không có đủ sự tin tưởng..
Nếu bạn đang đối mặt với tình huống này, có một số điều bạn có thể làm để giải quyết vấn đề.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Bạn có thể đến khám để được bác sĩ chuyên khoa phụ khoa, nam khoa để kiểm tra lại các triệu chứng của bệnh sùi mào gà như nổi mụn cóc, u nhú, sùi theo tảng,…để tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của bệnh.
Nếu xét nghiệm ra kết quả âm tính, thì việc phát hiện các triệu chứng thực thể có thể giúp bạn xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình. Hiện nay bác sĩ chuyên khoa có thể thăm khám, đánh giá và chẩn đoán sùi mào gà có nổi sang thương trên da mà không cần các xét nghiệm phức tạp. Dĩ nhiên, để tăng mức độ tin cậy, bạn cần tìm đến các chuyên gia thật sự về bệnh để được tham vấn.
Bị sùi mào gà nhưng kết quả xét nghiệm HPV âm tính phải làm sao?
Test nhanh sùi mào gà
Để xác định xem bạn có mắc phải sùi mào gà hay không, có thể thực hiện kiểm tra nhanh bằng cách sử dụng dung dịch acid axetic 3-5%. Bạn có thể đắp dung dịch này lên nốt mụn nổi trên bề mặt da để xem có thay đổi màu sắc hay không.
Nếu nốt mụn chuyển từ màu đỏ sang màu trắng, đó là dấu hiệu của sùi mào gà. Tuy nhiên, nếu nốt mụn không thay đổi màu sắc hoặc chuyển sang màu vàng, có thể bạn không mắc sùi mào gà. Đây cũng là một trong những cách có thể sàng lọc, chẩn đoán sùi mào gà với sang thương (nốt sùi) chưa rõ ràng.
Đổi hình thức xét nghiệm
Một phương pháp khác để kiểm tra chính xác bệnh sùi mào gà là thay đổi hình thức xét nghiệm. Xét nghiệm HPV thông thường chỉ có thể phát hiện được một số type virus HPV, trong khi nhóm virus này có hơn 100 type khác nhau. Nếu bạn mắc phải một type hiếm, xét nghiệm HPV thông thường sẽ không nhận biết được.
Vì vậy, bạn cần phải làm các loại xét nghiệm khác nhau để có khả năng chuẩn đoán được nhiều type virus HPV hơn.
Đối với các trường hợp có một sang thương (nốt sùi) cụ thể trên cơ quan sinh dục nghi ngờ sùi mào gà, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm:
- Phết lấy tế bào trên bề mặt sang thương, gửi xét nghiệm PCR định tính (Chuỗi khuếch đại bộ gene của virut lên nhiều lần và soi tìm trên kính hiển vi). Kết quả trả về âm tính (không có vi-rút) hoặc dương tính (Có vi-rút). Khi kết quả dương tính, phòng xét nghiệm sẽ thực hiện xác định chủng HPV nào đang gây bệnh cho bạn.
- Cắt trọn sang thương (nốt sùi) để thực hiện tế bào học (Giải phẫu bệnh lý). Khi lấy toàn bộ hoặc 1 phần của nốt sùi gửi cho phòng xét nghiệm để phân tích cấu trúc, thành phần tế nào, nhầm xác định liệu có phải là hình thái tế bào của bệnh lý sùi mào gà hay không? Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán sùi mào gà. Nhưng phương pháp này yêu cầu thực hiện thủ thuật, chi phí cao và thường không được/không thể sử dụng nếu người bệnh không có nốt sùi rõ trên cơ thể.
Bất cứ xét nghiệm nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó, không có xét nghiệm nào hoàn toàn chính xác mà sẽ luôn có tỷ lệ âm giả hoặc dương giả. Chính vì vậy, vai trò của việc tham vấn với các chuyên gia là rất quan trọng. Cũng như việc thay đổi hình thức/vị trí lấy mẫu/loại xét nghiệm thực hiện là cần thiết nếu nghi nhiễm HPV cao nhưng xét nghiệm ban đầu ra âm tính.
Theo dõi tình trạng sức khỏe
Khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính, việc theo dõi tình trạng sức khỏe vẫn rất quan trọng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng kết quả xét nghiệm có thể sai hoặc không đủ độ nhạy, do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe định kỳ
Trong một số trường hợp, các bệnh lây qua đường tình dục không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, cần thường xuyên khám phụ khoa/nam khoa định kỳ để phát hiện sớm những bệnh lây qua đường tình dục, như HPV hay ung thư cổ tử cung.
Thời gian khám định kỳ tùy thuộc vào từng trường hợp, tuy nhiên, thường là 1-2 lần/năm.
Những điều cần biết khi bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính
Nếu bạn mắc bệnh sùi mào gà nhưng xét nghiệm HPV âm tính, điều quan trọng là cần tiếp tục phòng bệnh bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HPV, như quan hệ tình dục an toàn và tiêm chủng vắc xin phòng HPV.
Đánh giá bài viết này
(9 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm