Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm Viêm gan B
Ngày cập nhật
Ths.BS Võ Trần Minh Trí
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp
1. Tác dụng của các loại xét nghiệm viêm gan B
HBsAg xuất hiện một cách đặc trưng trong thời gian ủ bệnh, thường là từ 1 đến 6 tuần trước khi bệnh phát triển về mặt lâm sàng hoặc sinh hóa, và cho thấy máu đã bị nhiễm bệnh. Nó biến mất trong thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, HBsAg thỉnh thoảng thoáng qua. Kháng thể bảo vệ tương ứng (anti-HBs) xuất hiện sau đó vài tuần hoặc vài tháng, sau khi phục hồi lâm sàng và thường tồn tại suốt đời; do đó, việc phát hiện nó cho thấy đã từng nhiễm HBV và có khả năng miễn dịch tương đối.
HBcAb phản ánh kháng thể với lõi virus. Kháng nguyên lõi viêm gan B (HBcAg) có thể được phát hiện trong các tế bào gan bị nhiễm bệnh nhưng không phát hiện được trong huyết thanh ngoại trừ bằng các kỹ thuật đặc biệt. Kháng thể kháng HBcAg (anti-HBc, hoặc HBcAb) thường xuất hiện khi bệnh lâm sàng bắt đầu; sau đó, hiệu giá giảm dần, thường là qua nhiều năm hoặc cả đời. Sự hiện diện của nó với anti-HBs cho thấy sự phục hồi từ lần nhiễm HBV trước đó. Anti-HBc cũng có mặt ở những người mang HBsAg mãn tính, những người không tạo ra phản ứng anti-HBs.
Anti HBc hiện diện trong huyết thanh chứng tỏ có tiếp xúc HBV tức đã từng nhiễm trong quá khứ hay đang nhiễm HBV. Anti HBc chỉ được tạo ra khi nhiễm HBV, không tạo ra được khi chủng ngừa. Có 2 loại Anti HBc là IgM và IgG.
HBeAg là một loại protein có nguồn gốc từ lõi virus (đừng nhầm với virus viêm gan E). Chỉ hiện diện trong huyết thanh dương tính với HBsAg, HBeAg có xu hướng gợi ý sự nhân lên của virus tích cực hơn và khả năng lây nhiễm cao hơn. Ngược lại, sự hiện diện của kháng thể tương ứng (anti-HBe) cho thấy khả năng lây nhiễm thấp hơn. Do đó, các dấu hiệu kháng nguyên e hữu ích hơn trong tiên lượng hơn là chẩn đoán. Bệnh gan mãn tính phát triển thường xuyên hơn ở những bệnh nhân có HBeAg và ít gặp hơn ở những bệnh nhân có anti-HBe.
HBV-DNA có thể được phát hiện trong huyết thanh của bệnh nhân nhiễm HBV hoạt động.
Nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm viêm gan B, và chưa biết giá các loại xét nghiệm trên ra sao. Tham khảo ngay bài viết xét nghiệm viêm gan b bao nhiêu tiền này nhé.
2. Cách đọc các chỉ số xét nghiệm viêm gan
HBsAg dương, IgM anti-HBc dương có khả năng là VGSV B cấp, hoặc tối cấp và cũng cần theo dõi chẩn đoán phân biệt đợt bùng phát VGSV B mạn. Có 3 tình huống sau:
- Nếu chức năng gan bình thường, không tiền căn nhiễm HBV của bản thân và gia đình (mẹ và anh em ruột), IgM anti-HBc dương tính: nghĩ nhiều đến VGSV B cấp, nhưng chỉ khẳng định được chẩn đoán sau quá trình theo dõi đến khi HBsAg âm tính và AST, ALT trở về bình thường trong vòng 6 tháng khi đã ngưng thuốc điều trị triệu chứng vài tuần
- Nếu biểu hiện suy chức năng gan cấp (rối loạn đông máu, hôn mê gan xảy ra trong vòng 8 tuần…): VGSV B tối cấp, có nguy cơ tử vong.
- Nếu IgM anti-HBc dương tính nhưng đã có biểu hiện suy chức năng gan mạn, xơ gan, có nhiều khả năng là đợt bùng phát của VGSV B mạn, cần định lượng HBV DNA và kiểm tra HBeAg, xác định sự tăng sinh của HBV để quyết định đặc trị sớm.
HBsAg âm, IgM anti-HBc dương: VGSV B cấp giai đoạn cửa sổ.
HBsAg dương, IgM anti-HBc âm, HBeAg dương, HBV DNA ≥ 105 copies/mL hay 20000 IU/mL, bao gồm các chẩn đoán sau:
Nếu chức năng gan bình thường, không vàng da niêm, AST tăng dưới 5 lần giới hạn trên của giá trị bình thường và bệnh nhân dưới 40 tuổi: theo dõi giai đoạn chuyển huyết thanh, chưa cần đặc trị, tiếp tục theo dõi AST, ALT mỗi tháng trong vòng 3-6 tháng. Nếu AST, ALT trở về bình thường, HBeAg trở thành âm tính , xuất hiện anti-HBe và HBV DNA giảm thấp: chuyển huyết thanh thành công, bệnh nhân trở thành người nhiễm HBV mạn không hoạt tính, không cần đặc trị. Nếu AST, ALT vẫn tăng, HBeAg vẫn dương tính và HBV DNA cao kéo dài trên 6 tháng: VGSV B mạn dòng hoang dại đặc trị.
Nếu đã suy chức năng gan, hoặc vàng da niêm rõ, hoặc AST tăng cao trên 5 lần giới hạn trên của giá trị bình thường hoặc bệnh nhân trên 40 tuổi 🡺 VGSV B mạn dòng hoang dại, đặc trị ngay. Khi AST, ALT tăng trên 5 lần thì gọi là VGSV B mạn dòng hoang dại bùng phát.
HBsAg dương, IgM anti-HBc âm, HBeAg âm, HBV DNA ≥ 104 copies/mL hay 2000 IU/mL: VGSV B mạn dòng đột biến, cần đặc trị.
Lưu ý: Ngoài những trường hợp bệnh nhân nhiễm HBV có biểu hiện viêm gan trên lâm sàng hoặc cận lâm sàng như đã nêu, còn một số trường hợp nhiễm HBV mạn nhưng không có biểu hiện lâm sàng, AST và ALT bình thường như sau:
- Nhiễm HBV giai đoạn dung nạp miễn dịch: thường ở người dưới 30 tuổi, AST và ALT hoàn toàn bình thường, HBeAg dương tính, HBV DNA rất cao, chưa cần đặc trị.
- Nhiễm HBV mạn giai đoạn không hoạt tính: diễn ra sau giai đoạn chuyển đổi huyết thanh thành công, HBeAg âm tính, anti-HBe dương tính, HBV DNA thường dưới 104 copies/mL hay 2000 IU/mL, chưa cần đặc trị.
3. Định lượng HBV DNA trong theo dõi viêm gan mạn cần can thiệp điều trị
Có hai trường hợp:
- HBV DNA ≥ 20.000 IU/mL (≥ 105 copies/mL) nếu HBeAg dương tính
- HBV DNA > 2.000 IU/mL (≥ 104 copies/mL) nếu HBeAg âm tính
Định lượng trên kết hợp với cận lâm sàng cho thấy dấu hiệu tổn thương tế bào gan (AST, ALT gấp 2 lần giới hạn trên bình thường và xơ hoá gan từ mức F2).
Bảng tóm tắt cơ bản kết quả xét nghiệm và giai đoạn viêm gan B
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(4 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm