lcp

Cholesterol và Triglyceride khác nhau như thế nào?

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Cholesterol và triglyceride là hai loại chất béo khác nhau về cấu tạo và chức năng, tuy nhiên cả hai đều có những chức năng quan trọng đối với cơ thể người.

Sự khác biệt giữa chất béo triglyceride và cholesterol là gì?

Triglyceride và cholesterol thực hiện các chứng năng khác nhau bên trong cơ thể. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của con người và cần được kiểm soát ở trong phạm vi được khuyến nghị.

Triglycerides

Triglyceride là một loại dầu mỡ hoặc một loại chất béo có trong máu. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, triglyceride là một loại chất béo phổ biến nhất có trong cơ thể và đây là nơi lưu trữ năng lượng dư thừa từ thức ăn mà bạn sử dụng.

Cholesterol

Cholesterol là một loại chất sáp được gọi là lipoprotein. Nó được sản xuất bởi gan và có nhiều chức năng quan trọng bên trong cơ thể, gồm việc sản xuất hormone, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và tham gia vào việc tạo ra vitamin D

Có thể cung cấp lượng cholesterol vào cơ thể thông qua các thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày, bạn có thể ăn hoặc uống các loại thực phẩm giàu cholesterol để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể.

cholesterol và triglyceride

Cholesterol là một loại chất sáp được gọi là lipoprotein

Cơ thể của bạn có thể tự sản xuất đủ lượng cholesterol cần thiết và đó là lý do tại sao Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên bạn nên ăn càng ít lượng cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày càng tốt.

Cholesterol chia thành hai loại chính là lipoprotein mật độ thấp (LDL) còn được gọi là cholesterol "xấu" và lipoprotein mật độ cao (HDL), được gọi là cholesterol "tốt".

Phạm vi của chất béo triglyceride là gì?

Để kiểm tra mức độ chất béo trung tính trong máu, cần phải thực hiện xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết mức chất béo trung tính bên trong cơ thể, thường được đo bằng đơn vị miligam trên deciliter (mg/dL). Có bốn phạm vi của chất béo trung tính được đo lường như sau:

Để kiểm tra mức độ chất béo trung tính có trong máu, cần phải thực hiện xét nghiệm máu

  • Bình thường: Thấp hơn 150 mg/dL
  • Giới hạn: Từ 151 đến 199 mg/dL
  • Cao: Trên 200 mg/dL
  • Rất cao: Trên 500 mg/dL

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức chất béo trung tính. Ví dụ, mức chất béo trung tính trong máu có thể tăng sau khi một người đang ăn, vì cơ thể sẽ sản xuất thêm nhiều chất béo trung tính hơn từ lượng calo không được sử dụng trong bữa ăn. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mức chất béo trung tính bao gồm:

  • Chế độ ăn kiêng
  • Mức độ không hoạt động thể chất và tập thể dục
  • Thời gian trong ngày
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh viêm nhiễm
  • Uống rượu/bia
  • Kinh nguyệt ở phụ nữ
  • Sử dụng nhiều loại thuốc
  • Tình trạng thừa cân hoặc béo phì
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Tình trạng thai kỳ

Phạm vi của cholesterol là gì?

Kiểm tra mức cholesterol của một người có thể được thực hiện thông qua việc tiến hành xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm sẽ hiển thị mức cholesterol được tính bằng đơn vị miligam trên mỗi deciliter (mg/dL) trong máu. Đối với người lớn, phạm vi mức cholesterol thường được chia thành ba loại:

cholesterol và triglyceride

Kiểm tra mức cholesterol của một người có thể được thực hiện thông qua việc tiến hành xét nghiệm máu

  • Bình thường: 199 mg/dL hoặc thấp hơn
  • Giới hạn: Từ 200 đến 239 mg/dL
  • Cao: Trên 240 mg/dL

Tuy nhiên, có thể có những hướng dẫn khác nhau tùy thuộc vào quốc gia hoặc khu vực mà một người sống. Ví dụ, mức cholesterol bình thường được khuyến nghị ở Nam Phi là dưới 189,5 mg/dL (tương đương 4,9 mmol mỗi lít).

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị rằng những người trưởng thành khỏe mạnh nên kiểm tra mức cholesterol của họ sau mỗi 4-6 năm. Tuy nhiên, một số người có thể cần phải xét nghiệm thường xuyên hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và yêu cầu cụ thể của họ.

Khi nào mức độ trở nên đáng quan ngại?

Đôi khi, kết quả xét nghiệm máu có thể cho thấy mức chất béo triglyceride và cholesterol không ở trong tình trạng mong muốn hoặc cả hai đều đang không ổn.

Triglycerides

Mức chất béo trung tính cao có thể là dấu hiệu của các tình trạng tiềm ẩn hoặc có thể làm tăng nguy cơ mắc một số những vấn đề về sức khỏe. Nếu mức chất béo trung tính cao và không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, đột quỵ và viêm tuyến tụy. 

cholesterol và triglyceride

Mức chất béo trung tính cao có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc một số những vấn đề về sức khỏe

Mức chất béo trung tính cao cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Bệnh gan hoặc thận
  • Vấn đề về tuyến giáp
  • Các yếu tố di truyền

Ngoài ra, cần lưu ý rằng một số loại thuốc có tác dụng phụ cũng có thể dẫn đến mức chất béo triglyceride gia tăng. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, mức chất béo trung tính cao thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm dựa trên các yếu tố rủi ro cá nhân của mỗi người để kiểm tra tình trạng sức khỏe của họ.

Cholesterol

Nồng độ cholesterol cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim và đau tim. Khi cholesterol tích tụ trong các động mạch, nó có thể gây ra tình trạng gọi là xơ vữa động mạch. Khi đó các mảng bám có thể làm hạn chế quá trình lưu thông máu, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Mức độ kết hợp

Sự kết hợp giữa mức chất béo triglyceride cao và nồng độ cholesterol khác nhau cũng có thể là một vấn đề đáng lo ngại. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã lưu ý rằng nếu bạn có mức chất béo trung tính cùng với lượng cholesterol LDL cao hoặc mức cholesterol HDL thấp, điều này có thể nguyên nhân dẫn đến việc tích tụ mỡ trong các động mạch. Sự kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về đau tim và đột quỵ.

Cách làm giảm mức chất béo triglyceride có trong cơ thể

Lựa chọn một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh nói chung là những bước đầu tiên được các bác sĩ khuyên dùng để làm thay đổi mức chất béo trung tính có trong cơ thể. Những thay đổi này có thể bao gồm:

cholesterol và triglyceride

Cách làm giảm mức chất béo triglyceride có trong cơ thể

  • Ăn uống lành mạnh
  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Hạn chế một số loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như những thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa
  • Hạn chế tinh bột và đường 
  • Hạn chế uống rượu
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ngừng hút thuốc

Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng một số loại thuốc hoặc các chất bổ sung để làm giảm mức chất béo trung tính, bao gồm:

  • Niacin
  • Dầu cá
  • Statin
  • Fibrate

Các bác sĩ cũng có thể đề xuất việc sử dụng thuốc kê đơn theo toa cho những người có nguy cơ triglyceride trong cơ thể cao. Việc kiểm tra định kỳ thường xuyên với bác sĩ là rất quan trọng để theo dõi và đánh giá sự thay đổi về mức chất béo trung tính của một người.

Cách làm giảm mức cholesterol có trong cơ thể

Tương tự như việc kiểm soát mức chất béo trung tính gia tăng, việc chọn cho mình một chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống tổng thể là bước đầu tiên để làm giảm lượng cholesterol tăng cao, những phương thức này bao gồm:

cholesterol và triglyceride

Chọn cho mình một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh là bước đầu tiên làm giảm lượng cholesterol có trong cơ thể

  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế hoặc ngừng sử dụng thuốc lá
  • Duy trì một mức độ cân nặng vừa phải

Tuy nhiên, theo hướng dẫn đáng tin cậy được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, có một số nguyên nhân dẫn đến việc làm tăng nguy cơ mắc mức cholesterol cao trong cơ thể, bao gồm:

  • Lịch sử gia đình và dân tộc
  • Tình trạng sức khỏe như bệnh thận mãn tính
  • Tình trạng viêm nhiễm mãn tính

Hướng dẫn này gợi ý rằng những người có nguy cơ cao về mức cholesterol không lành mạnh nên xem xét về đánh giá rủi ro cá nhân hóa và cân nhắc việc lựa chọn các phương pháp điều trị bổ sung thích hợp.

Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc như statin cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể kê toa cho các loại thuốc sau:

  • Niacin
  • Fibrate
  • Resins
  • Chất ức chế hấp thu cholesterol chọn lọc

Kết luận 

Triglyceride và cholesterol đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể cho cơ thể bạn. Hai hợp chất này đều có những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản. Chế độ ăn uống và cách sống của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của cả mức chất béo trung tính và lượng cholesterol. Hãy thường xuyên kiểm tra định kỳ với bác sĩ để đảm bảo rằng cơ thể bạn đang duy trì cân bằng giữa mức chất béo trung tính và cholesterol.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO. Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(7 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm