lcp

Tác dụng của Ruscus aculeatus trong điều trị bệnh

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Đỗ Thị Lâm Oanh

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Cây đậu chổi (hay Butcher's Broom), có tên khoa học là Ruscus aculeatus, là một loại cây bụi nhỏ, thường xanh, có nguồn gốc từ Tây u. Ruscus aculeatus có nhiều lợi ích nên được sử dụng làm thảo dược trong y học, nhưng không an toàn đối với tất cả mọi người. Trước đây, người ta thường dùng các cành của cây Ruscus aculeatus bó lại thành một cái chổi quét. Đó là lý do tại sao tên gọi “cây đậu chổi” xuất hiện. Trong hàng ngàn năm nay, loài cây này đã được biết đến như một loại thảo dược. Rễ và gốc của cây Ruscus aculeatus chứa nhiều hợp chất khác nhau, bao gồm flavonoid (1) nên có thể hỗ trợ tốt cho việc lưu thông máu, điều trị bệnh trĩ… Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của giống cây này.

1. Lợi ích của Ruscus aculeatus

1.1 Hỗ trợ giảm viêm 

Viêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những tác nhân gây hại, bảo vệ cơ thể khỏi các nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, tổn thương vật lý hoặc hóa học. Tuy nhiên, tình trạng viêm mạn tính có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh (2). 

Cây đậu chổi có chứa các hợp chất, chẳng hạn như ruscogenin, giúp ngăn chặn tình trạng viêm và có khả năng điều trị tổn thương do viêm. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng, ruscogenin làm giảm viêm, đồng thời, ngừng sản xuất các enzyme thúc đẩy quá trình phân hủy sụn ở những người bị viêm xương khớp (34).

Một nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng, ruscogenin giúp giảm các triệu chứng viêm liên quan đến bệnh tiểu đường và hỗ trợ điều trị tổn thương do tình trạng viêm đó gây ra (5). 

Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện những nghiên cứu trên người để xác thực công dụng giảm viêm của cây đậu chổi. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu nhiều hơn thì mới có thể đưa ra kết luận chắc chắn.

ruscus aculeatus

1.2 Hỗ trợ lưu thông và tuần hoàn máu

Ruscus aculeatus giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, hỗ trợ điều trị các tình trạng liên quan đến tuần hoàn máu. 

Ví dụ, Ruscus aculeatus có thể ngăn ngừa suy tĩnh mạch mạn tính (chronic venous insufficiency - CVI), một tình trạng xảy ra khi các van tĩnh mạch không đóng kín, dẫn đến một phần máu thiếu oxy có thể “chảy ngược” xuống chân và ứ đọng ở đó, thay vì quay trở về tim (6). Một số hợp chất trong cây đậu chổi giúp tĩnh mạch co lại và đóng kín, giúp máu lưu thông về tim (7). 

Ngoài ra, có một nghiên cứu chỉ ra rằng, cây đậu chổi giúp giảm đáng kể tình trạng căng thẳng và sưng tấy quanh cẳng chân, mắt cá chân ở người trưởng thành mắc chứng CVI (8). 

Hơn nữa, một báo cáo tổng hợp từ 20 nghiên cứu cho thấy, thực phẩm bổ sung có chứa Ruscus aculeatus giúp giảm đáng kể các cơn đau, chuột rút và sưng tấy ở người bị suy tĩnh mạch mạn tính (9).

1.3 Hạn chế tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng 

Hạ huyết áp tư thế đứng là sự suy giảm huyết áp đột ngột khi chuyển từ tư thế nằm, ngồi sang tư thế đứng. Đây là một vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi (10). Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm chóng mặt, xây xẩm và buồn nôn. 

Thông thường, khi bạn đang ngồi, nằm và đứng dậy, cơ thể bạn sẽ phản xạ bằng cách co các mạch máu ở phần dưới cơ thể lại, hạn chế tình trạng thay đổi huyết áp đột ngột. Tuy nhiên, những phản xạ này dần yếu đi theo tuổi tác, cho nên người lớn tuổi rất hay bị hạ huyết áp tư thế đứng. 

Và Ruscus aculeatus có tác dụng co thắt tĩnh mạch nên có thể ngăn ngừa các trường hợp hạ huyết áp tư thế đứng ở mức độ nhẹ (11). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trên người khẳng định công dụng này của Ruscus aculeatus. Cần phải nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận.

1.4 Giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Để tránh mắc phải bệnh trĩ, nhiều người có xu hướng dùng các sản phẩm tự nhiên như Ruscus aculeatus. 

Ruscus aculeatus được sử dụng trong y học để điều trị bệnh trĩ và các tình trạng khác liên quan đến mạch máu, vì loại cây này có tác dụng giảm sưng tấy và giúp tĩnh mạch co lại (12). 

Trong một nghiên cứu, 69% số người dùng thực phẩm bổ sung có chứa Ruscus aculeatus đánh giá rằng, đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, giúp giảm đau, giảm sưng tấy và nhiều triệu chứng khác (13). Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm ở quy mô lớn hơn.

2. Tác dụng phụ của Ruscus aculeatus

Tuy chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên người nhưng Ruscus aculeatus có vẻ an toàn, có rất ít hoặc không có tác dụng phụ (8). Trong một số ít trường hợp, Ruscus aculeatus có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa (114). 

Đã có báo cáo về một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, sau khi dùng Ruscus aculeatus thì bị nhiễm toan - một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, có thể đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Ruscus aculeatus có phải là nguyên nhân chính hay không (14). 

Ruscus aculeatus có chứa saponin, một hợp chất thực vật có thể gây hạn chế hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể. Vì vậy, dùng Ruscus aculeatus có nguy cơ làm giảm sự hấp thu các khoáng chất cần thiết như kẽmsắt (15).

Ruscus aculeatus không được khuyên dùng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Bởi vì, cho đến hiện tại, có rất ít nghiên cứu chứng minh loại thảo dược này hoàn toàn an toàn đối với những đối tượng trên. 

Những người dùng thuốc điều trị bệnh thận hoặc huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Ruscus aculeatus, bởi vì Ruscus aculeatus có thể tương tác với những loại thuốc bạn đang dùng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, tốt nhất bạn nên trao đổi với ​​bác sĩ.

3. Khuyến nghị về liều lượng sử dụng

Hiện tại, chưa có thông tin chính thức về liều lượng sử dụng ruscus aculeatus. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, đây là những thông số bạn có thể tham khảo (1): 

  • Dạng rễ khô: 1,5–3g mỗi ngày 
  • Dạng viên nén hoặc viên nang: 200mg, uống 2–3 lần mỗi ngày 
  • Dạng lỏng: 3–6ml mỗi ngày (theo tỷ lệ ruscus aculeatus:chất lỏng là 1:2) hoặc 7,5–15ml mỗi (theo tỷ lệ ruscus aculeatus:chất lỏng là 1:5) 

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về việc sử dụng Ruscus aculeatus kết hợp với một số hợp chất khác, ví dụ như hesperidin methyl chalcone và axit ascorbic. Những viên nang chứa các thành phần này thường có 150mg hàm lượng ruscus aculeatus và có thể uống 2–3 lần mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên uống theo thông tin hướng dẫn sử dụng của sản phẩm hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ruscus aculeatus là một phương thuốc thảo dược có thể giúp giảm viêm, giảm suy tĩnh mạch mạn tính, hạn chế tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng và nguy cơ mắc bệnh trĩ... Ruscus aculeatus tương đối an toàn và ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng, đặc biệt là khi bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh thận hoặc huyết áp. 

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY

Đánh giá bài viết này

(6 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm