lcp

Test nhanh kháng thể Covid 19 là gì? Mục đích và ý nghĩa

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Test nhanh kháng thể COVID-19 là phương pháp xét nghiệm để phát hiện các kháng thể IgM và IgG chống lại vi-rút SARS-CoV-2 trong huyết thanh của bệnh nhân

1. Test nhanh kháng thể COVID-19 là gì?

Test kháng thể COVID-19 là phương pháp xét nghiệm để phát hiện các kháng thể IgM và IgG chống lại virus SARS-CoV-2 do hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra khi phản ứng với việc nhiễm virus trong huyết thanh của bệnh nhân, hay còn được gọi là xét nghiệm huyết thanh học.

Từ kết quả xét nghiệm kháng thể COVID-19 thì bác sĩ sẽ ghi nhận bệnh nhân đang hoặc từng mắc COVID-19 hoặc có kháng thể chống lại vi-rút corona sau khi tiêm vaccine chống bệnh.

1.1 Kháng thể kháng virus có từ đâu?

Kháng thể vi-rút SARS-CoV-2 có thể hình thành trong cơ thể con người qua 3 cách sau đây:

  • Người mẹ đã tiêm vắc xin hoặc đã từng mắc COVID-19 và khỏi bệnh thì đứa trẻ sinh ra cũng sẽ có sẵn kháng thể
  • Người đang nhiễm COVID-19 hoặc mắc bệnh và đã được chữa khỏi
  • Người đã tiêm vắc xin đủ liều sẽ sản sinh kháng thể sau 3 – 4 tuần

1.2 Kỹ thuật test kháng thể COVID-19

Có 2 kỹ thuật xét nghiệm kháng thể COVID-19, cụ thể có 2 kỹ thuật là:

  • Kỹ thuật ELISA: Xác định nồng độ Protein có trong máu, đặc biệt là IgG và IgM – các kháng thể chống lại virus. Sau đó lấy mẫu máu và phân tích trong phòng thí nghiệm, sau từ 1 – 5 tiếng sẽ cho ra kết quả.
  • Kỹ thuật test nhanh kháng thể: Còn gọi là kỹ thuật sắc ký miễn dịch, có cách thức thực hiện đơn giản, chỉ sau 15 – 20 phút đã có kết quả.

2. Kết quả xét nghiệm kháng thể COVID-19 có ý nghĩa gì?

2.1 Kết quả dương tính

Nếu nhận được kết quả xét nghiệm dương tính thì có thể rơi vào những trường hợp sau:

  • Người đã được tiêm phòng bệnh và hình thành kháng thể trong cơ thể
  • Người hình thành kháng thể do đã từng nhiễm vi-rút corona (kể cả những đối tượng không biểu hiện thành triệu chứng). Kháng thể trong máu ở những người này có thể được tìm thấy sau vài tháng hoặc lâu hơn
  • Người có khả năng nhiễm COVID-19

2.2 Kết quả âm tính

Nếu kết quả nhận được là âm tính thì chứng tỏ cơ thể của người đó không tồn tại kháng thể và có thể do những nguyên nhân như:

  • Chưa từng được tiêm chủng
  • Có thể không nhiễm vi-rút corona
  • Lấy mẫu xét nghiệm sau khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 quá muộn
  • Bệnh nhân quá nhỏ tuổi
  • Người bệnh đã bị suy giảm miễn dịch

3. Đối tượng nên xét nghiệm kháng thể COVID-19

  • Những người đang trong diện nghi nhiễm vi-rút SARS-CoV-2
  • Người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng ngừa và muốn kiểm tra chỉ số kháng thể
  • Người đã từng mắc vi-rút SARS-CoV-2 muốn kiểm tra có kháng thể trong cơ thể không
  • Người chưa tiêm phòng và muốn biết mình có mắc bệnh không, có cần thiết phải tiêm phòng không

4. Thời điểm nên thực hiện test kháng thể COVID-19

Một số mốc thời gian được coi là tốt nhất để thực hiện xét nghiệm kháng thể COVID-19 bao gồm:

  • Sau từ 3 – 4 tuần khi đã biết mình nhiễm SARS-CoV-2
  • Sau từ 3 – 4 tuần khi nhận thấy các triệu chứng biểu hiện bệnh
  • Sau 15 ngày khi đã tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin

5. Một số câu hỏi thường gặp?

5.1 Chỉ số kháng thể COVID-19 bao nhiêu là đủ?

Test kháng thể cho phép xác định nồng độ kháng thể tồn tại trong máu. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra chỉ số an toàn của nồng độ kháng thể trong cơ thể. Mặt khác, thông qua test kháng thể cũng không thể khẳng định được một người có đủ khả năng miễn dịch hay không.

5.2 Người có kháng thể COVID-19 có mắc virus corona nữa không?

Xét nghiệm kháng thể chỉ cho bạn biết được trong cơ thể mình có kháng thể chống lại virus corona hay không mà không đưa ra số lượng chính xác. Vì vậy kể cả khi có kháng thể thì cũng không thể khẳng định bạn có bị nhiễm bệnh hay không.

5.3 Khi nào không nên thực hiện test kháng thể COVID-19?

Có một số thời điểm không nên tiến hành test kháng thể COVID-19 bởi kết quả nhận được sẽ không chính xác, đó là khi:

  • Trong vòng 24 giờ gần nhất trước khi xét nghiệm bạn không bị sốt nhưng cảm thấy cơ thể ốm mệt
  • Được chẩn đoán mắc SARS-CoV-2 dưới 10 ngày trước khi xét nghiệm
  • Người đã tiếp xúc trực tiếp với người mắc virus SARS-CoV-2 trong 14 ngày gần nhất

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn test nhanh kháng thể COVID-19 là gì. Bên cạnh đó những kiến thức trên đây còn giúp bạn chọn được hình thức và thời điểm xét nghiệm COVID-19 phù hợp.

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

Đánh giá bài viết này

(13 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm