lcp

Rối loạn tiền đình uống thuốc gì tốt nhất

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Lương Thị Cẩm Nhung

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phí sau ốc tai hai bên có chức năng giữ thăng bằng, duy trì tư thế, dáng bộ, đảm bảo phối hợp cử động giữa toàn thân, mắt và đầu. Khi có bất kì một tổn thương nào tại hệ thống này có thể làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình. Vậy khi bị rối loạn tiền đình thì nên uống thuốc gì? Hãy cùng Medigo app tìm hiểu về một số thuốc trị rối loạn tiền đình tốt nhất hiện nay.

1. Tổng quan về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho hệ thống tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, buồn nôn… Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình:

  • Tuổi: Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ.
  • Tiền sử bị chóng mặt: những người đã từng bị chóng mặt có nhiều khả năng bị choáng váng, hoa mắt, mất thăng bằng…
  • Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép vào động mạch khiến lưu lượng máu vận chuyển tới não bị thiếu hụt.
  • Ngồi lâu dưới điều hòa và thường xuyên làm việc với máy tính.
  • Môi trường làm việc áp lực cao, thường xuyên căng thẳng hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học.

1.1 Rối loạn tiền đình ngoại biên

Thường gặp ở 90 - 95% bệnh nhân, do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ, bệnh nhân chóng mặt và mất thăng bằng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên:

  • Viêm dây thần kinh tiền đình: do nhiễm virus Zona, thủy đậu, quai bị ,... khiến các dây thần kinh tiền đình bị liệt, từ đó xuất hiện tình trạng chóng mặt đột ngột, kéo dài kèm theo rối loạn về thính lực và các rối loạn khác.
  • Rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp…
  • Một số nguyên nhân khác: Rối loạn tiền đình do tai trong bị phù nề (hội chứng Meniere), viêm tai, tai trong dị dạng, chấn thương vùng tai, sỏi nhĩ, u dây thần kinh số 8…

1.2 Rối loạn tiền đình trung ương

Thường ít gặp,là tình trạng do các tổn thương nhân tiền đình, đường dây liên hệ của nhân dây tiền đình tiểu não và thân não bị thương. Triệu chứng thường gặp như cảm thấy sa sầm mặt mày, khó đi lại hoặc choáng váng khi đổi tư thế…

Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương: hạ huyết áp, nhồi máu tiểu não, xơ cứng rải rác, u tiểu não, hội chứng Wallenberg, bệnh Migraine, bệnh Parkinson…

2. Khi nào nên sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình

Khi xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình thì người bệnh nên được nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu các triệu chứng bệnh vẫn còn kéo dài thì người bệnh nên khám bác sĩ để được tư vấn dùng đúng thuốc điều trị bệnh.Triệu chứng của rối loạn tiền đình phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, tùy từng bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu khác nhau Dưới đây là một số triệu chứng điển hình thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình:

  • Triệu chứng rầm rộ nhất ở rối loạn tiền đình ngoại biên người bệnh dễ bị chóng mặt: có thể là các cơn chóng mặt thoáng qua, mất thăng bằng, choáng váng, không đứng vững, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
  • Nếu bệnh nặng có thể dẫn tới tình trạng các cơn chóng mặt kéo dài, giảm thính lực nặng, nôn mửa, giảm nhịp tim, giảm tập trung, vã mồ hôi, đứng khó hoặc dễ bị té ngã…
  • Với những người mắc rối loạn tiền đình trung ương thường đi đứng khó khăn dáng người đi như người say rượu, chóng mặt kèm theo nôn mửa, giảm thính lực, khó phối hợp các động tác…
  • Lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý
  • Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc

3. Top 5 thuốc trị rối loạn tiền đình tốt nhất 2023

3.1 Thuốc Cinnarizine

Cinnarizine là thuốc kháng histamin H1, được sử dụng để kiểm soát các cơn say tàu xe và điều trị triệu chứng của bệnh Meniere. Thuốc điều trị triệu chứng của chứng rối loạn tiền đình bao gồm hoa mắt chóng mặt, ù tai, buồn nôn, choáng váng, rung giật nhãn cầu…

Thuốc còn điều trị các triệu chứng của chứng rối loạn tuần hoàn ngoại biên như xanh tím đầu chi, bệnh Raynaud, khập khiễng cách hồi, co thắt cơ vào buổi tối, loét giãn tĩnh mạch, rối loạn dinh dưỡng và lạnh đầu chi, điều trị triệu chứng do vấn đề ở mạch máu não gồm giảm trí nhớ, rối loạn kích thích, kém tập trung…

                                                Thuốc rối loạn tiền đình Cinnarizine

3.2 Thuốc rối loạn tiền đình Flunarizine

Flunarizine là thuốc chẹn kênh calci, là một dẫn xuất difluoro của piperazine, thường được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu, các triệu chứng của rối loạn tiền đình, chứng thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ và co cứng cơ khi đi bộ hoặc nằm, dị cảm, lạnh đầu chi. Flunarizine làm giảm đau nhức đầu, giảm tình trạng hoa mắt, tăng cường oxy lên não, chống hiện tượng co giật…

top thuốc rối loạn tiền đình

                                              Thuốc Flunarizine trị đau nửa đầu

3.3 Thuốc rối loạn tiền đình Tanganil 

Thuốc Tanganil có hoạt chất chính là Acetylleucin - hoạt chất có tác dụng điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Thuốc khiến được sử dụng để điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, buồn nôn, ù tai, điều trị các triệu chứng rối loạn tuần hoàn não, bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Thuốc điều trị các chứng chóng mặt do thay đổi vị trí, do thay đổi thời tiết, do rối loạn tiền đình, giúp làm giảm các cơn đau nhanh chóng, không gây mệt mỏi, buồn ngủ, hạn chế tái phát cơn đau.

 tiền đình uống thuốc gì

                                      Thuốc rối loạn tiền đình Tanganil 500mg

3.4 Thuốc Vinpocetin

Vinpocetin là thuốc thuộc nhóm hệ thần kinh trung ương giúp giảm những dấu hiệu tâm thần và thần kinh của các rối loạn mạch não khác nhau như: rối loạn tuần hoàn não như mất ngôn ngữ, hay quên, chóng mặt, di chứng chấn thương sọ não và đột quỵ, sa sút trí tuệ, xơ vữa động mạch võng mạc, hội chứng Meniere, huyết khối ở tĩnh mạch võng mạc , suy tuần hoàn đáy mắt và màng mạch.

bị tiền đình uống thuốc gì

                                       Thuốc tăng cường máu lên não Vinpocetin

3.5 Thuốc rối loạn tiền đình Diserti 

Diserti là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng thần, có tác dụng điều trị hội chứng Meniere. Thuốc làm giãn cơ vòng tiền mao mạch có tác dụng gia tăng tuần hoàn của tai trong. Đồng thời cũng cải thiện tuần hoàn não, gia tăng lưu lượng máu qua động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống làm giảm chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, nôn…

thuốc điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất

                      Thuốc trị chóng mặt, rối loạn tiền đình Diserti

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc rối loạn tiền đình

Điều trị rối loạn tiền đình một cách an toàn và hiệu quả để hạn chế những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra thì chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Nên uống thuốc sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày gây viêm loét và đau vùng thượng vị.
  • Trong quá trình điều trị không được sử dụng rượu bia hay chất kích thích
  • Với những thuốc có tác dụng an thần có thể sẽ gây buồn ngủ nên cần thận trọng sử dụng thuốc khi phải làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo và tập trung cao hay làm việc ở những nơi nguy hiểm.
  • Nên kết hợp sử dụng thuốc với lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động trị liệu hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau đầu kèm chóng mặt đột ngột, nói khó, nhìn đôi, giảm thị lực và thính lực, đau tức ngực, mất định hướng về không gian và thời gian… thì cần đi khám ngay vì đâu có thể là cảnh báo của những bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh tim mạch, đột quỵ, parkinson,,,

5. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị

Rối loạn tiền đình là bệnh lý rất hay tái phát, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm và gây đột quỵ, vì thế khi có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh thì người bệnh nên: 

  • Hạn chế ngồi nhiều trong phòng điều hòa, ngồi lâu trước máy tính, nên thư giãn khi phải ngồi làm việc lâu bằng các bài tập cho vùng đầu, cổ gáy.
  • Tìm cách hạn chế căng thẳng trong sinh hoạt và lao động. Có thể xen kẽ các khoảng thời gian nghỉ ngắn đồng thời có sự sắp xếp và phân bổ công việc để tránh bị quá tải.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, không được để cơ thể trong tình trạng thiếu nước.
  • Tránh xoay người hoặc cổ một cách đột ngột, không đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
  • Hạn chế đọc sách báo, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng ô tô, xe bus hoặc tàu lửa. Khi xuất hiện chóng mặt cần nằm xuống và hít thở đều, có thể nhắm mắt lại để giảm kích thích của ánh sáng.
  • Hạn chế tối thiểu rượu, bia, thuốc là và các chất kích thích có hại.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho hệ tim mạch cũng như bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế mỡ động vật.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng tiền đình, để giúp phòng ngừa những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não.

Trên đây là những chia sẻ của Medigo app về Top 5 thuốc điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả. Hy vọng với nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về các loại thuốc rối loạn tiền đình này.

Đánh giá bài viết này

(10 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm