Top 3+ thuốc trị mụn cóc dùng được cho trẻ em
Ngày cập nhật
1. Nguyên nhân gây mụn cóc ở trẻ em
Nguyên nhân chính là do trẻ em chưa tự có ý thức giữ gìn và chăm sóc sức khỏe bản thân, giữ gìn vệ sinh cá nhân hằng ngày nên có nguy cơ cao bị loại virus này tấn công. Bên cạnh đó, thói quen cắn móng tay, đi chân đất của trẻ sẽ tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập và cơ thể và khiến mụn cóc hình thành.
Đa số trẻ sẽ mắc các mụn cóc thông thường, ở các vị trí sau đây:
- Mụn cóc ở tay: Phần lớn trẻ em sẽ bị mụn cóc ở tay hoặc móc tay do trẻ em có xu hướng cầm nắm rất nhiều đồ vật, hay trong quá trình chơi đùa trẻ cũng có thể tiếp xúc với nhiều thứ xung quanh. Biểu hiện ban đầu là mụn cóc có dạng hình mái vòm, đụng vào khá cứng và khô, có thể gây ngứa ở một số trường hợp gây khó chịu cho trẻ. Ba mẹ cần thường xuyên kiểm tra các bé nhé.
- Mụn cóc ở lòng bàn chân: Vị trí thứ 2 mà trẻ em rất dễ bị mụn cóc đó chính là chân cụ thể là lòng bàn chân. Đây là nơi tiếp xúc với mặt đất, giày dép, vớ… Tuy nhiên, mụn cóc mọc ở vị trí này có thể khiến các bé cảm thấy đau và khó chịu vì đây là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với mặt đất. Mụn cóc ở lòng bàn chân làm cho da xung quanh cứng hơn và có nhiều đốm đen xung quanh.2. Có nên dùng thuốc trị mụn cóc cho trẻ em không
2. Mụn cóc ở trẻ em có lây lan không?
Chắc hẳn đây cũng là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ. Câu trả lời là mụn cóc có lây lan.
- Đa phần trẻ nhỏ thường hay cầm, nắm, hoặc khám phá môi trường xung quanh nên có khả năng tiếp xúc hoặc đụng với mụn cóc của người khác nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Việc chạm vào mụn cóc trực tiếp từ người mắc bệnh, có nguy cơ cao làm lây lan căn bệnh về da này.
- Vì mun cóc hay gây ngứa ngáy, khó chịu nên trẻ em gãi mụn cóc khiến chúng vỡ ra, nên các nốt mụn cóc có khả năng lây lan trên bề mặt cơ thể. Do đó, virus tiếp tục di chuyển đến các khu vực da khác, đặc biệt là những khu vực da nhạy cảm và có vết thương hở.
3. Có nên dùng thuốc trị mụn cóc cho trẻ em không?
Hầu hết, các trường hợp mụn cóc ở trẻ nhỏ ba mẹ không cần can thiệp quá nhiều vì có đến 60% mụn cóc sẽ tự biến mất sau vài tháng hoặc từ 1-2 năm.
Trừ các trường hợp mụn cóc xuất hiện trên mặt hoặc những bộ phận nhạy cảm thì ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Mụn cóc ở trẻ em tưởng chừng như là một căn bệnh da liễu vô hại, nhưng chúng có nguy cơ ảnh hưởng về mặt sức khỏe cho bé, gây ngứa ngáy khó chịu khiến cho bé thường quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn. Vì vậy, cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị loại bỏ mụn cóc bằng các phương pháp Phương pháp làm lạnh bằng Nitơ, Phương pháp đốt điện, Phương pháp sử dụng laser Fractional CO2. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo các thuốc điều trị mụn cóc tại nhà an toàn, hiệu quả cho trẻ em được Medigo chia sẻ dưới đây.
4. Các thuốc điều trị mụn cóc
4.1. Thuốc bôi mụn cóc cho trẻ em salicylic 5%
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da nên có thể được dùng để điều trị tại chỗ mụn cóc cho trẻ em.
Cách dùng và liều lượng:
- Rửa sạch vùng da bị bệnh, lau khô.
- Trước khi sử dụng thuốc nên ngâm vùng da chân, tay bị nhiễm trong nước ấm khoảng 5- 10 phút, mục đích là để lớp da mềm và hydrat hóa, do đó sẽ làm tăng tác dụng của acid salicylic.
- Việc bảo vệ lớp da lành xung quanh là quan trọng và có thể thực hiện được bằng cách bôi lớp dầu nhớt lên để ngăn không cho thuốc tác dụng lên phần da lành.
- Bôi thuốc ngày 2-4 lần
Thận trọng:
- Các chế phẩm của acid salicylic chi được dùng ngoài.
- Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc.
- Không nên bôi trên diện rộng, chỉ nên bôi vào vùng da bị mụn.
Miếng dán trị mụn cóc cho trẻ em Plaster
Miếng dán trị mụn cóc Plaster có thành phần chính gồm Acid Salicylic và Phenol. Trong đó, acid salicylic có khả năng làm mềm và phá hủy lớp tế bào sừng bằng cách tự hydrat hóa, làm tăng nồng độ acid vùng da đã được hydrat hóa, tiêu hủy phần nhân phôi virus do đó làm tê liệt hoạt động của virus HPV ;Phenol có khả năng diệt khuẩn mạnh do đó ngăn ngừa nấm thấm vào da, hạn chế mụn lan rộng ra các vùng da khác. Vì vậy miếng dán trị mụn cóc Plaster tiện lợi, được dùng để điều trị cho trẻ em có mụn cóc, mụn hạt cơm thông thường ngoài da.
Liều dùng:
- Dán 2 ngày 1 lần, mỗi miếng dán để trên da ít nhất 8 giờ.
- Thời gian điều trị cho trẻ em có mụn cóc, mụn hạt cơm: ít nhất 1 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.
Cách dùng
- Sản phẩm được bào chế dạng miếng dán ngoài da nên được dùng bằng cách dán điều trị tại chỗ vùng da cần điều trị.
- Trước khi sử dụng, bạn cần rửa sạch, lau khô vùng da cần điều trị cho trẻ . Ngâm phần da này trong nước ấm khoảng 40-50 độ tối thiểu 5 phút, lau khô rồi dán miếng dán Plaster Mediplantex vào vùng da đó. Để nguyên miếng dán ít nhất 8 tiếng trước khi tháo ra.
- Thời điểm tốt nhất để sử dụng miếng dán Plaster Mediplantex là buổi tối, sau khi tắm rửa sạch sẽ.
Lưu ý và thận trọng
- Mỗi miếng dán Plaster chỉ được sử dụng 1 lần, không được tái sử dụng.
- Thận trọng khi sử dụng trên da nhạy cảm, vết thương hở.
- Trước khi sử dụng miếng dán, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da mụn cho trẻ , có thể sử dụng nước ấm pha muối.
- Khi các vết mụn đã bong ra thì không nên ngừng sử dụng sản phẩm mà phải tiếp tục duy trì sử dụng theo đúng yêu cầu liệu trình.
- Tùy theo từng nốt mụn to nhỏ, vùng da bị rộng hay hẹp và tùy cơ địa từng người mà thời gian điều trị của sản phẩm khác nhau.
4.2. Thuốc trị mụn cóc cho trẻ em Duofilm 15ml
Thuốc trị mụn cóc Duofilm 15ml được bào chế dưới dạng dung dịch thuốc bôi ngoài da, với thành phần chính là Acid salicylic và Acid lactic. Acid lactic có tác dụng làm tăng hiệu lực dụng làm mềm và phá hủy da của acid salicylic, làm phân giải keratin, làm bong tróc tế bào chết trên da và có tác dụng kháng vi sinh vật. Vì vậy, Duofilm là một thuốc hiệu quả để điều trị mụn cóc thông thường có thể dùng cho trẻ em.
Liều dùng:
- Bôi thuốc lên da mỗi ngày một lần vào buổi tối.
- Duy trì điều trị đến khi khỏi bệnh, có thể phải điều trị trong 12 tuần.
Cách dùng:
- Ngâm vùng có mụn cóc vào nước nóng khoảng 5 phút rồi lau khô, sau đó chà nhẹ nhàng mụn cóc bằng đá bọt hoặc dụng cụ giũa móng.
- Bôi một lượng vừa đủ thuốc lên mụn cóc, chờ lớp đầu tiên khô rồi mới bôi lớp tiếp theo cho đủ trên sang thương mà không bôi lan ra vùng da lành.
- Có thể băng lên mụn cóc ở vùng bàn chân trong 24 giờ, sau đó tháo băng.
5. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị mụn cóc
- Hạn chế cho trẻ cắn móng tay : Virus có khả năng xâm nhập vào các vùng da bị tổn thương, chẳng hạn như đứt, trầy xước hoặc nứt nẻ. Do đó, bạn có thể giảm nguy cơ bị mụn cóc ở trẻ em bằng cách ngăn không cho trẻ cắn móng tay và làm tổn thương da xung quanh.
- Không bóc mụn cóc: Trẻ em có xu hướng bóc mụn cóc, việc này khiến mụn cóc có nguy cơ vỡ, chảy máu làm tăng khả năng lây lan sang những vùng da khỏe mạnh của trẻ. Việc này còn có nguy cơ khiến mụn cóc nhiễm khuẩn, làm nhiễm trùng rất nguy hiểm. Vì thế, ba mẹ cần bảo vệ những vùng da này bằng cách dán băng cá nhân, hoặc sử dụng băng gạc y tế để bảo vệ.
- Giữ cho tay, chân khô ráo: Ở điều kiện ẩm ướt, virus HPV sẽ dễ sinh sôi và tấn công. Ba mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho trẻ, thường xuyên thay vớ, không để trẻ đi dép ướt, giày ướt vì sẽ tạo điều kiện để virus HPV tấn công, việc giữ tay chân bé khô ráo còn giúp ba mẹ dễ kiểm soát bệnh của trẻ hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé: Tránh chải, cắt, chà hoặc cạo vùng da bị mụn cóc vì những hành động này có thể lây lan virus. Nếu ba mẹ hoặc trẻ em lỡ chạm vào chúng, hãy rửa tay thật sạch. Sử dụng đồ cắt móng tay cho những vùng da bị bệnh riêng, tránh trường hợp lây mụn cóc sang vùng da khỏe mạnh của bé.
- Sử dụng riêng dụng cụ cá nhân: Việc sử dụng riêng đồ dùng cá nhân cho trẻ ngay từ nhỏ giúp ba mẹ bảo vệ bé khỏi những bệnh về da khác không chỉ mụn cóc. Đồ dùng cá nhân là những vật dụng mang nhiều mầm bệnh về da có thể lây nhiễm nhất. Ba mẹ cần chú ý chăm sóc và bảo vệ bé từ những vật dụng nhỏ nhất nhé.
Hy vọng những thông tin về các thuốc mụn cóc dành cho trẻ em phía trên sẽ giúp bạn chọn được thuốc phù hợp cho tình trạng bệnh của bé. Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(5 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm