lcp

Top 5 thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả nhanh nhất

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Nhiệt miệng rất phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở tất cả mọi người. Khi bị nhiệt miệng bạn sẽ gặp phải những vết loét có thể có đường kính lên đến 5 mm và xuất hiện với tâm màu trắng hoặc vàng và viền ngoài đỏ sưng viêm. Vị trí thường thấy là cạnh lưỡi, bên trong môi và má. Loét có xu hướng kéo dài 5 đến 14 ngày. Nhiệt miệng là bệnh lành tính, không lây lan nhưng sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

1. Các nhóm thuốc trị nhiệt miệng

Bạn có thể điều trị các vết loét do nhiệt miệng bằng cách làm giảm đau và giảm thời gian 

chữa bệnh. Các thuốc nên dùng bao gồm

  • Thuốc sát trùng
  • Corticosteroid
  • Thuốc tê tại chỗ

2. Top 5 thuốc trị nhiệt miệng tốt nhất

2.1. Nước súc miệng Kin Gingival

thuốc điều trị nhiệt miệng

Nước súc miệng Kin Gingival có chứa hoạt chất chlorhexidine gluconate với nồng độ 0.12% là một chất khử trùng và sát trùng nên có tác dụng làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các vết loét gây ra do nhiệt miệng. Lý do của việc sử dụng các tác nhân kháng khuẩn trong điều trị nhiệt miệng là nhiễm khuẩn thứ phát thường xuyên xảy ra. Nhiễm trùng như vậy có thể làm tăng sự khó chịu và làm chậm lành vết thương. 

Hướng dẫn sử dụng:

  • Dùng sau khi đánh răng với kem đánh răng, súc miệng với khoảng 15ml nước súc miệng không pha loãng  trong 30 giây.
  • Tiếp tục sử dụng sau khi hết triệu chứng 48 giờ.

Lưu ý:

  • Bạn nên chải răng trước khi sử dụng nước súc miệng, có thể làm giảm hiện tượng xỉn màu răng do chlorhexidine gây ra.
  • Sau khi đánh răng xong, bạn cần súc miệng kỹ bằng nước do một số thành phần trong kem đánh răng làm bất hoạt chlorhexidine.
  • Không được nuốt nước súc miệng.
  • Sau khi dùng xong, không súc miệng lại với nước.

2.2. Nước súc miệng điều trị nhiệt miệng có chứa Benzydamine 

thuốc uống trị nhiệt miệng

Benzydamine là một thuốc giảm đau và chống viêm tác động tại chỗ để làm giảm các tình trạng sưng, đau do tình trạng nhiệt miệng gây ra. Thuốc có có tác dụng rất ngắn nhưng có thể hữu ích trong những trường hợp vết loét lớn, rất đau.

Hướng dẫn sử dụng:

Súc miệng với 15 ml dung dịch Benzydamine 0,15%, 3 lần một ngày.

Lưu ý:

Khi sử dụng benzydamine có thể xảy ra tê, ngứa ran và đau nhức.

Không sử dụng nước súc miệng Benzydamine cho trẻ dưới 12 tuổi.

2.3. Thuốc mỡ nhiệt miệng Oracortia 

thuốc bôi trị nhiệt miệng

Thuốc mỡ điều trị nhiệt miệng Oracortia là một trong những sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng nổi tiếng của Thái Lan và rất được tin dùng tại thị trường Việt Nam, có chứa thành phần chính là Trinolone - thuộc nhóm Corticosteroid chứa Flour - giúp ức chế quá trình phóng thích các chất gây viêm nhiễm, từ đó giảm sưng đau tại vết loét nhiệt miệng. Đồng thời, ngăn chặn các tổn thương dạng loét lan rộng nhờ khả năng hấp thu nhanh và không gây kích ứng cho khoang miệng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Lấy một bông tăm gòn, đầu tiên khô bề mặt của nhiệt miệng và sau đó bôi kem bằng đầu kia lên vị trí vết loét nhiệt miệng và massage nhẹ nhàng.
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ ️ 

Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người bị nhiễm nấm, virus Herpes, loét hạch hoặc nổi mụn trứng cá đỏ.

2.4. Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad

thuốc trị nhiệt miệng nhanh nhất

Kamistad là loại thuốc bôi ngoài chữa nhiệt miệng hiệu quả có xuất xứ từ Đức được điều chế dưới dạng gel bôi dễ sử dụng, phù hợp dùng cho nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Trong sản phẩm này chứa các thành phần như Lidocaine, Benzalkonium chloride, dịch chiết hoa cúc cùng các thành phần tá dược khác, mỗi thành phần đều đem lại những tác dụng cụ thể đối với người bị nhiệt miệng. Trong đó, Lidocain có tác dụng gây tê tại chỗ khiến bạn không còn cảm thấy khó chịu, đau, rát; còn Benzalkonium chloride là một tác nhân kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn giúp vết loét nhanh lành hơn.

Liều dùng – Cách dùng:

  • Dùng thuốc Kamistad khoảng 3 lần/ ngày, liên tục trong vòng 1 tuần để cải thiện triệu chứng tốt nhất.
  • Riêng với trẻ em Trên 12 tuổi  nên sử dụng liều lượng ít hơn, bằng 1/2 so với người lớn và tuyệt đối không lạm dụng dùng quá 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý: Tránh lạm dụng vì sản phẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng gây bỏng rát niêm mạc miệng…

2.5. Thuốc nhiệt miệng Orajel 

thuốc trị nhiệt miệng

Orajel có tên đầy đủ Gel Orajel Mouth Sores Triple Medicated. Đây là tuýp thuốc bôi sát trùng miệng có xuất xứ từ Mỹ với thành phần benzalkonium chloride 0.02%, Benzocaine 20%, Zinc Chloride 0.1% và một số thành phần khác.

Thuốc có tác dụng làm giảm đau tức thì với các vết loét do nhiệt miệng do tác dụng gây tê của Benzocain; đồng thời giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, nhanh lành vết loét nhờ Benzalkonium. Sản phẩm được điều chế dưới dạng gel bôi tiện dụng.

Liều dùng – Cách dùng:

  • Cắt phần đầu ống thuốc theo đường chỉ dẫn, sau đó dùng tăm bông hoặc cho thuốc ra tay với lượng vừa đủ rồi bôi trực tiếp vào vị trí vết loét.
  • Liều dùng 2 – 3 lần/ ngày  và không quá 4 lần/ngày, không dùng quá 7 ngày.

Lưu ý: Ngừng sử dụng và hỏi bác sĩ nếu:

  • Triệu chứng đau miệng không cải thiện sau 7 ngày
  • Sưng, phát ban hoặc sốt phát triển
  • Kích ứng, đau hoặc đỏ kéo dài hoặc trầm trọng hơn

Chống chỉ định

  • Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
  • Không sử dụng sản phẩm này nếu bạn có tiền sử dị ứng với thuốc gây tê cục bộ như Procaine, butacaine, benzocaine hoặc các thuốc gây mê "caine" khác

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhiệt miệng

  • Nên điều trị càng sớm càng tốt. Trước khi bị xuất hiện loét loét xuất hiện, các vùng bị ảnh hưởng cảm giác nhạy cảm và ngứa ran – các dấu hiệu báo trước – nên điều trị bắt đầu từ giai đoạn này.
  • Nếu vết loét khi đã bôi thuốc mà không có cải thiện sau 1 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.
  • Bảo quản thuốc tại nơi khô ráo, thoáng mát, không sử dụng khi thuốc đã sử dụng quá lâu.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng, không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
  • Có thể sử dụng tăm bông hoặc bông để bôi Gel và chất lỏng lên vết loét. 
  • Nước súc miệng có thể là hữu ích nếu vết loét ở vị trí khó bôi.

4. Một số biện pháp hỗ trợ khác

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt để tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng biến mất, cụ thể:

  • Ăn uống đủ chất, sử dụng các món ăn thanh đạm, tránh thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn,…
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày và bổ sung thêm trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh thức khuya, stress căng thẳng,….

Trên đây là thông tin 5 loại thuốc nhiệt miệng cho hiệu quả tốt nhất mà bạn có thể tham khảo. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Medigo app để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm