Top 12 thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt, đầu tốt nhất 2023
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Triệu chứng viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn ở mặt: Xuất hiện các đốm da màu đỏ như đồng xu, có vảy trắng, sần nổi lên trên bề mặt da và tiết chất nhờn.
Viêm da tiết bã nhờn ở đầu:
- Da đầu có vảy màu vàng hoặc trắng tạo thành một lớp dày bám vào sợi tóc hoặc từng mảng loang lổ trên da đầu
- Da nhờn, tiết dịch
- Cảm giác bị ngứa hoặc đau nhức
2. Nguyên nhân viêm da tiết bã
- Thời tiết: Sống trong môi trường có khí hậu nóng ẩm và thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã nhờn. Khí hậu thay đổi sẽ khiến làn da bị khô và mất nước, lúc này các tuyến nhờ sẽ hoạt động nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại tấn công và gây bệnh.
- Vệ sinh da mặt không đúng cách: Ý thức vệ sinh da mặt kém, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da tiết bã. Ngoài ra, cũng có thể xảy ra nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn…
- Căng thẳng, stress: Căng thẳng kéo dài sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra một số độc tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, lúc này nội tiết tố sẽ bị rối loạn khiến các tuyến bã nhờn ở mặt cũng bị ảnh hưởng, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã nhờn. Cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là kẽm. Thiếu kẽm sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng của hệ bài tiết và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nhiễm nấm: Nếu không có chế độ chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi nấm sinh sôi phát triển, gây kích ứng đến da và hình thành bệnh.
- Mắc các bệnh lý về thần kinh: Những người mắc các bệnh lý về thần kinh như tổn thương tủy sống, động kinh, hội chứng down… sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn cao hơn so với người bình thường.
- Nguyên nhân khác: Có thể xảy ra do một số yếu tố khác như tính chất da nhờn, hệ miễn dịch bị suy yếu do mắc các bệnh lý mãn tính, không có các biện pháp bảo vệ da khi đi ra ngoài, di truyền…
3. Một số thuốc uống trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt và ở đầu
3.1 Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp viêm da tiết bã nhờn ở mức độ nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng. Nhóm thuốc này sẽ ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại, ngăn không cho chúng tấn công lên da, cải thiện các triệu chứng bệnh, hạn chế tiến triển của bệnh.
Một số thuốc thường dùng trong điều trị viêm da tiết bã nhờn là Cephalosporin và Penicillin.
Lưu ý: Chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc và một số tác dụng phụ khác.
3.2 Thuốc kháng viêm Steroid
Thuốc có khả năng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó chống lại các phản ứng dị ứng. Một số thuốc như Betamethasone, Hydrocortisone, clobetasol thường được dùng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với NSAIDs
Ưu điểm:
- Tác dụng nhanh, vì có thể được sử dụng để chờ các loại thuốc điều trị viêm khớp khác có hiệu lực
- Thuốc cũng hữu ích cho các triệu chứng bùng phát đột ngột
Nhược điểm:
- Thuốc có thể gây ra một loạt tác dụng như tăng cân, cao huyết áp, tăng đường huyết, loãng xương, rối loạn tâm trạng, tăng nguy cơ nhiễm trùng…
- Việc tiêm thuốc quá thường xuyên, lặp đi lặp lại vào cùng một khu vực có thể khiến xương, dây chằng và gân yếu đi.
3.3 Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs)
Thuốc có khả năng ức chế quá trình tổng hợp chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy trên da đầu. Một số thuốc kháng viêm không Steroid thường được chỉ định như Diclofenac, Meloxicam, Ibuprofen…
Ưu điểm:
- Thuốc giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả
- Trong điều kiện cấp tính, tác dụng giảm đau của NSAID không aspirin có thể so sánh với tác dụng giảm đau của opioid ở liều khởi đầu
Nhược điểm:
- NSAID có thể làm tăng tỷ lệ bị đau tim, đột quỵ, huyết áp cao và bệnh thận
- Thuốc ngăn chặn tạo ra các chất bảo vệ dạ dày khỏi axit. Vì thế sau một thời gian dài dùng thuốc, một số người có thể bị các phản ứng phụ như kích ứng dạ dày, loét dạ dày, chảy máu dạ dày…
3.4 Thuốc kháng Histamin H1
Có khả năng giảm tình trạng ngứa ngáy, kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Tuy nhiên thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, giảm tập trung… nên cần tránh sử dụng khi đang lái tàu xe hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo.
Một số thuốc thường dùng như Promethazin hydroclorid, Fexofenadine, Clorpheniramin, cetirizine hydrochloride…
3.5 Thuốc giảm đau Paracetamol
Trường hợp viêm da tiết bã nhờn ở đầu nặng, xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, vùng da bị phù nề, đau rát… bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc giảm đau paracetamol (Acetaminophen).
Paracetamol khá an toàn nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều hoặc liên tục trong thời gian dài, thuốc có thể gây hại lên gan, thận…
Ưu điểm:
- Là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để giảm đau
- Khi dùng theo chỉ dẫn, thuốc an toàn và giúp giảm đau hiệu quả với nhiều loại đau từ nhẹ đến trung bình
- Các tác dụng phụ rất hiếm xảy ra
Nhược điểm:
- Rất dễ dùng quá liều bởi nhiều loại thuốc khác cũng có chứa Acetaminophen. Khi sử dụng quá liều thuốc có thể gây tổn thương gan, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí là tử vong.
- Thuốc không có tác dụng kháng viêm, vì thế nó chỉ hữu ích để giảm đau và không làm giảm sưng, tấy đỏ kèm theo.
4. Một số thuốc bôi trị viêm da tiết bã ở đầu và ở mặt
4.1 Thuốc Flucinar
Được sử dụng để điều trị viêm da tiết bã nhờn và một số bệnh lý da liễu khác như chàm, nhiễm trùng da…
Thành phần thuốc là Fluocinolone acetonide, có khả năng kháng khuẩn, giảm ngứa, cải thiện tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ và các triệu chứng nhiễm trùng trên da do nấm hoặc virus gây ra.
Cách dùng:
- Làm sạch vùng da, thoa 1 lớp mỏng lên da 1 - 2 lần/ngày
- Sử dụng tối đa trong khoảng 2 tuần
Tác dụng không mong muốn: phát ban, mụn trứng cá, khô da, rụng tóc… Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng như teo mô dưới da, giãn mao mạch, đổi màu da, nứt da…
4.2 Thuốc Ketoconazole
Ketoconazole là loại thuốc bôi trị viêm da tiết bã nồng độ cao, có khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại nấm gây ngứa ngáy trên da. Thuốc chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, giúp kiểm soát các triệu chứng nhiễm trùng ở thể nhẹ.
Cách dùng:
- Làm sạch vùng da, thoa lên da một lượng kem vừa đủ theo hướng dẫn bác sĩ
- Bôi thuốc 2 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ
Lưu ý khi dùng thuốc: Thuốc gây ảnh hưởng tới chức năng gan và ức chế chuyển hóa vitamin d nếu sử dụng kéo dài nên cần cẩn trọng khi sử dụng đối với trẻ em và người có tiền sử bệnh gan.
4.3 Thuốc Tempovate
Có hoạt chất là Clobetasol, có khả năng ức chế viêm, giảm ngứa và tiêu diệt nấm, mụn viêm do dầu thừa trên da đầu, làm giảm triệu chứng và cải thiện tổn thương da.
Cách dùng:
- Thoa 1 lớp kem mỏng lên vùng da bị tổn thương 1 - 2 lần/ngày
- Có thể tăng giảm liều tùy theo chỉ định của bác sĩ
Tác dụng không mong muốn: ngứa, châm chích, nóng da, viêm nang lông, teo da…
Lưu ý: Thuốc có khả năng gây dị tật thai nhi và tác động đến nguồn sữa mẹ. Không dùng Tempovate cho vận động viên bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Doping
4.4 Thuốc Hydrocortisone 1%
Là chế phẩm thuộc nhóm thuốc kháng viêm Steroid, chứa thành phần Hydrocortisone là 1% dạng gel, dùng bôi ngoài da. Thuốc có khả năng chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch
Cách dùng:
- Bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da cần điều trị, làm sạch vùng da trước khi thoa thuốc
- Sử dụng 3 - 4 lần/ngày
Tác dụng không mong muốn: Ngứa, châm chích, mẩn đỏ hoặc kích ứng da tại chỗ, khô da, tăng hoặc suy giảm đường huyết… Nếu xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như viêm da nặng hoặc dị ứng, người dùng cần ngừng sử dụng thuốc và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.
4.5 Thuốc desonide 0.05%
Thuốc có chứa Corticoid, có khả năng chống viêm qua cơ chế tăng tạo Lipocortin, làm giải phóng các acid arachidonic gây viêm. Giảm nhanh tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy trên da.
Cách dùng:
- Bôi một lượng vừa đủ lên vùng da bị bệnh, massage nhẹ nhàng
- Sử dụng 2 lần/ngày
- Rửa tay sạch sau khi bôi thuốc
Tác dụng không mong muốn: đau đầu, mất ngủ , tăng glucose trong máu, ngứa, da khô, bong tróc, phát ban, nóng tại vùng da bôi thuốc…
5. Một số thuốc nam trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt và ở đầu
5.1 Dâu tằm
Cách 1: Dùng lá cây dâu tằm
Lấy khoảng 100g lá dâu tươi đem rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng với 3 lít nước đun rồi nhỏ lửa dần cho đến khi còn khoảng 1 lít nước. Dùng nước này để tắm hoặc gội tùy nơi bị viêm da tiết bã kết hợp massage nhẹ nhàng trong vòng 10 phút. Bạn để như vậy thêm khoảng 2 phút nữa thì tắm gội lại bằng nước sạch. Thực hiện như vậy mỗi tuần 2 - 3 lần.
Cách 2: Dùng thân cây dâu tằm
Lấy cành dâu cắt thành từng khúc nhỏ, phơi khô rồi đốt thành than (lưu ý không nên để than bị nát). Khi than đã nguội thì cho vào chậu nước sạch để qua đêm đến sáng hôm sau thì lọc lấy nước trong đem đun sôi. Để nước nguội, dùng để tắm hoặc gội đầu. Sau đó tắm gội lại với nước sạch. Thực hiện liên tục mỗi tuần từ 2 - 3 lần sẽ mang lại hiệu quả cao.
5.2 Mật ong
Cách 1: Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất hòa cùng với nước cất với tỉ lệ 90% mật ong : 10% nước. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị viêm da tiết bã rồi massage nhẹ nhàng, sau đó để im như vậy khoảng 1 tiếng sau thì rửa, gội lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục 2 - 3 lần mỗi tuần và liên tiếp trong khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách 2: Trộn đều 2 thìa mật ong nguyên chất với nửa thìa muối bột đã được rang và giã tạo thành hỗn hợp. Sau khi rửa mặt sạch sẽ thì dùng hỗn hợp bôi lên da và để như vậy khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
5.3 Bài thuốc Thanh Bì
Thành phần: Thanh bì, Kim ngân hoa, quế chi, Đơn đỏ… cùng hơn 30 loại thảo dược
Bài thuốc có tác dụng loại bỏ mẩn ngứa, giúp kiểm soát dầu thừa hiệu quả, tình trạng da bong tróc, mảng đỏ được kiểm soát và phục hồi da toàn diện, ngăn ngừa tái phát trong nhiều năm.
Cách dùng: Cần để vùng da thoáng mát, sạch sẽ trước khi bôi, bôi 2 - 3 lần/ngày
5.4 Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang
Thành phần: Tang bạch bì, Xuyên tâm liên, Hoàng bá, Kinh giới, Kim ngân hoa, Trầu không
Thuốc uống: Loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, đồng thời phục hồi chức năng các tạng phủ bị suy yếu, cân bằng miễn dịch và nâng cao đề kháng cho cơ thể.
Thuốc bôi ngoài da: Tác động trực tiếp vào da, giúp tiêu viêm, giảm sưng, ngứa, đau rát, làm mềm da, giảm bong tróc, đồng thời tái tạo da và phục hồi lớp biểu bì sâu.
Thuốc ngâm rửa: Tăng khả năng điều trị tại chỗ, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, ngăn tổn thương lan rộng và giảm ngứa hiệu quả.
6. Lưu ý khi dùng thuốc viêm da tiết bã nhờn
Luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng các loại thuốc khi chưa được hướng dẫn. Đồng thời, không được bỏ dở thuốc giữa chừng.
Trong quá trình sử dụng thuốc Tây cần chú ý theo dõi cơ thể và làn da, nếu phát hiện các bất thường cần chủ động ngừng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp.
Không sử dụng song song cả thuốc Tây, Đông y và thuốc Nam vì điều này không những làm giảm hiệu quả thuốc mà còn có thể gây ra phản ứng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Nếu bị viêm da tiết bã lâu năm, tái đi tái lại nhiều lần thì cần chủ động thăm khám theo định kỳ, tránh sử dụng đơn cũ hoặc đơn thuốc của người khác vì có thể dẫn đến nhờ thuốc, lâu khỏi bệnh.
Hiệu quả của các loại thuốc phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm, cơ địa mỗi người. Do vậy tác dụng của chúng trên các bệnh nhân là khác nhau.
Nên kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh thức ăn cay nóng, rượu bia và thức đêm kéo dài.
7. Phòng ngừa viêm da tiết bã
Chú ý đến độ pH của các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, sữa tắm. Những sản phẩm này sử dụng hàng ngày, nếu có độ pH phù hợp với da sẽ giúp cân bằng cơ chế tiết bã nhờn, duy trì độ ẩm tự nhiên. Ngược lại độ pH quá cao có thể khiến da kích ứng, bong tróc, tăng tiết dầu và kích hoạt nấm men hoạt động gây viêm da tiết bã. Độ pH phù hợp với làn da dầu là khoảng 5.5
Có các biện pháp bảo vệ da khi đi ra ngoài, tránh để da tiếp xúc với các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như thoa kem chống nắng, đội mũ nón…
Không dùng tay cào gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da thông qua các vết thương hở gây nhiễm trùng.
Quan tâm dưỡng ẩm cho da bằng nhiều bước có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh viêm da tiết bã phát sinh. Với da mặt chúng ta có thể sử dụng thêm toner trước bước thoa kem dưỡng. Hoặc dùng bổ sung sữa dưỡng thể trước khi thoa kem dưỡng ẩm toàn thân.
Chế độ ăn uống phòng ngừa viêm da tiết bã: Chìa khóa cho làn da khỏe mạnh đó là những dưỡng chất cơ thể tổng hợp được từ bên trong và nuôi dưỡng làn da. Các chất quan trọng như vitamin A, vitamin C, các nhóm vitamin nhóm B, kẽm, omega 3 là dưỡng chất thiết yếu để da không bị bong tróc, viêm nhiễm.
Uống đủ nước mỗi ngày và tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng là cách để bảo vệ da, giảm nguy cơ bị các vấn đề về da như da nhiều dầu, mụn…
Giữ cho tinh thần thoải mái bởi stress, căng thẳng thần kinh quá mức là yếu tố gây rối loạn nội tiết tố, tăng sản xuất bã nhờn tăng nguy cơ viêm da tiết bã.
Nếu tình trạng bệnh diễn ra kéo dài, không có chuyển biến tốt sau khi áp dụng các mẹo điều trị tại nhà thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.
Trên đây là những thông tin về cách trị viêm da tiết bã nhờn ở đầu và ở mặt. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp hoặc thuốc điều trị phù hợp nhất với tình trạng nhé.
Đánh giá bài viết này
(8 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm