Giải đáp: Bà bầu ăn cua được không?
Ngày cập nhật
Ths.BS Võ Trần Minh Trí
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp
1. Bà bầu ăn cua được không?
Rất nhiều chị em thắc mắc về vấn đề trong thời gian mang bầu ăn canh cua được không. Theo các chuyên gia, nếu trước kia bạn từng có tiền sử bị dị ứng với cua và các loại hải sản thì khi mang thai bạn cũng không nên ăn cua.
Ngược lại, nếu trước khi mang thai bạn không hề bị dị ứng với cua thì khi có bầu vẫn có thể ăn cua bình thường. Ngoài ra các trường hợp đang có những vấn đề về sức khỏe khi mang thai thì cũng nên hạn chế, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn cua.
Với câu hỏi bầu 4 tháng ăn cua được không, thì cũng tương tự như trên, chỉ cần bạn không bị dị ứng với cua thì hoàn toàn có thể ăn cua.
2. Dinh dưỡng từ cua tốt cho mẹ bầu
Cua dù là cua sông hay cua biển đều có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và cực kỳ bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Trung bình trong 100g thịt cua sẽ có chứa những chất dinh dưỡng như:
12,3 g protid
5,04 g canxi
3,3 g lipid
125 mg cholesterol
430 mg phốt pho
4,7 mg sắt
0,51 mg vitamin B2
0,25 mg melatonin
Ngoài ra thịt cua cũng chứa nhiều axit béo omega-3 rất có lợi, protein, vitamin B1, B6, PP cùng các thành phần hoạt chất vi lượng như đồng, kẽm, mangan, selen... Nhờ những thành phần trên thì chị em có thể hoàn toàn yên tâm là bà bầu ăn cua được không rồi nhé.
Phụ nữ có bầu ăn cua được không
Các thành phần dinh dưỡng trong cua chính là yếu tố giúp món ăn này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mọi người, và đặc biệt là lợi ích đối với mẹ bầu:
Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao
Với lượng protein, chất đạm, chất béo, omega -3 cùng nhiều thành phần vitamin và khoáng chất khác. Cua luôn nằm trong top những thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất hiện tại.
Cung cấp canxi cho sự phát triển của thai nhi
Lượng canxi dồi dào trong cua có thể bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu, giúp thai nhi phát triển hệ thống xương khớp, thần kinh, tai trong giai đoạn này. Ngoài ra canxi cũng giúp phòng tránh tình trạng loãng xương ở thai phụ.
Lượng omega -3 có lợi
Omega-3 được xem là một hoạt chất rất tuyệt vời trong việc phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, trầm cảm ở chị em đang mang thai. Bên cạnh đó omega-3 cũng tham gia vào quá trình phát triển trí tuệ, thị giác, hệ tim mạch ở trẻ.
Sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu
Bổ sung sắt là điều không thể thiếu của các mẹ bầu. Bên cạnh bổ sung bằng các viên uống thì mẹ bầu có thể ăn thêm cua để bổ sung sắt. sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu và đảm bảo sự phát triển ổn định ở em bé. Một con cua biển cũng đã cung cấp khoảng 5-8% nhu cầu kali và sắt, cung cấp 100% vitamin b12 mà cơ thể cần.
Thành phần dinh dưỡng có lợi trong thịt cua
Phòng tránh dị tật nhờ vitamin B9
Thịt cua cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin B9 có lợi, giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chất này cũng có nhiều trong các loại trái cây rau củ, mẹ bầu có thể tham khảo để đa dạng cho bữa ăn.
Kiểm soát huyết áp ở mẹ bầu
Việc tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến mẹ bầu gặp nhiều nguy hiểm. Trong cua chứa hàm lượng magie cao cùng nhiều acid béo omega-3 giúp kiểm soát huyết áp, ngăn chặn các nguy cơ từ huyết áp tăng cao ở thai phụ.
Ngăn ngừa đột quỵ
Omega-3 không chỉ có lợi cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp giảm hấp thu cholesterol và giảm nồng độ LDL-cholesterol xấu, tăng HDL-cholesterol tốt. Nhờ đó hạn chế hình thành mảng bám xơ vữa động mạch, ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ.
3. Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn cua
Mặc dù đem lại nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu và lợi ích đối với sự phát triển của thai nhi, nhưng khi ăn cua các mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ ăn cua với lượng vừa đủ, theo khuyến nghị của FDA là dưới 168g thịt cua mỗi tuần và chia làm 2 bữa ăn đối với phụ nữ mang thai.
- Nấu chín cua đúng cách, nếu không chín kỹ, có thể còn chứa ký sinh trùng hay vi khuẩn gây nên ngộ độc và nhiều bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu.
Những lưu ý dành cho bà bầu ăn cua được không
- Không uống nước cua hoặc gỏi cua vì có thể chứa nhiều mầm bệnh, sán lá, ký sinh trùng.
- Không nên ăn cua vào buổi tối vì nạp nhiều calo khiến mẹ bầu dễ bị đầy bụng, khó tiêu, khó ngủ.
- Ăn quá nhiều cua có thể dẫn đến thừa đạm, tạo áp lực lớn lên thận và đường ruột, gây hại cho cơ thể mẹ bầu.
- Không uống trà và ăn trái cây, đặc biệt là trái hồng trước và sau khi ăn thịt cua.
- Không ăn cua đã để qua đêm dù được bảo quản trong tủ lạnh để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Mẹ bầu từng dị ứng hải sản không nên ăn cua hay hải sản trong suốt thai kỳ và cả lúc cho con bú.
- Đang bị cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy, bụng yếu thì không nên ăn cua.
- Bà bầu đang gặp các vấn đề như cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, viêm túi mật, rối loạn chuyển hóa cholesterol... cần hạn chế ăn cua để tránh làm tăng cholesterol có hại.
- Bà bầu ăn nhiều cua có thể làm tăng lượng purin và gia tăng nguy cơ bệnh gout.
- Trong cua chứa một lượng nhỏ thủy ngân và vài chất có hại cho phụ nữ có thai, vì thế khi chọn cua nên tránh mua ở những vùng nước ô nhiễm cao, mua cua tươi và chất lượng để đảm bảo sức khỏe.
Trên đây là câu trả lời giúp chị em biết được có bầu ăn cua được không cũng như những lưu ý vô cùng cần thiết để đảm bảo cho chị em có thể yên tâm ăn cua. Với mẹ bầu, để được tư vấn dinh dưỡng trong thai kỳ hay những vấn đề liên quan, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho MEDIGO để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(12 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm