lcp

Cholesterol thấp tăng ngay chỉ với 7 loại thực phẩm này

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Cholesterol thấp có thể là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Khám phá ngay những thực phẩm tăng cường cholesterol tốt nhất tại bài viết này

1. Các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol tốt

Dưới đây là 7 loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao vô cùng bổ dưỡng và chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cơ thể:

1.1. Trứng 

Trứng là một nguồn protein quan trọng, và chứa hàm lượng cholesterol cao có khả năng cung cấp 207mg cholesterol/ 1 quả trứng 50g. 

Trứng không làm tăng mức cholesterol quá nhiều, nhưng lại giúp tăng lipoprotein mật độ cao HDL (cholesterol tốt). Mặc dù trứng cũng có thể làm tăng LDL (cholesterol xấu), tuy nhiên nếu bổ sung 1-2 quả trứng mỗi ngày thì không ảnh hưởng nhiều.

Xem thêm: 1 quả trứng gà bao nhiêu protein?

1.2. Phô mai 

Một lát phô mai Thụy Sĩ (22g) cung cấp khoảng 20 mg cholesterol. Bên cạnh đó phô mai còn là nguồn cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng khác. Một nghiên cứu cho thấy thêm 80g phô mai vào khẩu phần ăn mỗi ngày không hề làm tăng cholesterol LDL nếu so sánh với cùng lượng phô mai dạng ít béo hoặc một lượng calo tương đương.

1.3. Động vật có vỏ

Động vật có vỏ như tôm, cua, nghêu rất giàu protein, vitamin B, sắt và selen. Ngoài ra chúng cung cấp lượng cholesterol tốt đáng kể, với 85g tôm sẽ cho 214 mg cholesterol. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hải sản giúp cải thiện sức khỏe não bộ, thị giác và tim mạch. Nếu bạn đang có cholesterol thấp thì các thực phẩm như tôm, cua, ốc,..nên được bổ xung vào thực đơn dinh dưỡng của mình

1.4. Bò nuôi hữu cơ

Thịt bò được chăn nuôi hữu cơ sẽ chứa hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất quan trọng cao hơn so với mô hình nuôi nhốt, thức ăn công nghiệp. Đồng thời hàm lượng cholesterol của bò chăn nuôi hữu cơ thấp hơn thịt bò thường và chứa nhiều axit béo omega-3 đáng kể hơn. Các thành phần này có đặc tính chống viêm và là nguồn cholesterol lành mạnh nên bổ sung. Một phần beefsteak 113g được nuôi hữu cơ có khoảng 62 mg cholesterol tốt.

Bò nuôi hữu cơ là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất và tăng cholesterol tốt

1.5. Phủ tạng động vật

Một số loại nội tạng động vật chứa lượng lớn cholesterol rất bổ dưỡng, ví dụ như tim, thận và gan. Trong đó, tim gà còn chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ CoQ10, vitamin B12, sắt và kẽm. 

Một nghiên cứu năm 2017 tại Hàn Quốc cho thấy những người thường ăn thịt nội tạng, có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với những người ít ăn. 

1.6. Cá mòi 

Cholesterol thấp nên ăn gì chứa hàm lượng dinh dưỡng protein cao như cá mòi. 

Cá mòi còn là một nguồn cung cấp cholesterol, vitamin D, vitamin b12 và Canxi đáng tin cậy. Một phần cá mòi 92g chứa đến 131mg cholesterol.

1.7. Sữa chua nguyên béo 

Sữa chua nguyên béo chứa nguồn chất béo bão hòa cao cùng nhiều riboflavin, canxi và phốt pho tốt cho sức khỏe. Một cốc sữa chua nguyên béo 245g chứa 31,8mg cholesterol có lợi. Bổ sung các sản phẩm sữa lên men nguyên béo sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và tiểu đường.

2. Các loại thực phẩm cholesterol có hại bạn nên tránh

Trong khi thắc mắc Cholesterol thấp nên ăn gì thì vẫn còn những loại khác thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao mà bạn cần hạn chế. 

2.1 Thực phẩm chiên rán 

Khoai tây chiên, gà rán, thịt chiên giòn, phô mai que... hay những món chiên ngập dầu mỡ thường có hàm lượng cholesterol cao nhưng rất có hại. Bởi chúng chứa lượng calo cao cùng nhiều chất béo chuyển hóa, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nên tránh xa các loại thực phẩm chứa cholesterol có hại

2.2 Đồ ăn nhanh 

Đồ ăn nhanh như hamburger, hotdog, pizza... là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Những người thường xuyên ăn đồ ăn nhanh có xu hướng tăng cholesterol xấu cao hơn, mỡ bụng nhiều hơn, huyết áp tăng, mức độ viêm cao, đồng thời giảm khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu. 

2.3 Thực phẩm chế biến sẵn 

Các loại xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp là những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao nhưng không lành mạnh, bạn nên hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày. Một nghiên cứu cho thấy, khi thêm 50g thịt chế biến sẵn vào khẩu phần mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 42%.

2.4 Đồ ngọt 

Bánh quy, bánh ngọt, kem, nước ngọt có ga đều có xu hướng chứa nhiều cholesterol, nhiều calo, nhiều đường cùng chất béo không lành mạnh. Chúng làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim, suy giảm tinh thần và một số bệnh ung thư.

3. Cholesterol là gì và nó có tốt cho sức khỏe không?

Cholesterol là một thành phần quan trọng của lipid máu, đóng vai trò lớn trong đa số mọi hoạt động của cơ thể. Cholesterol là yếu tố không thể thiếu để sản xuất ra hormone, hấp thụ vitamin d và sản xuất mật để tiêu hóa chất béo. 

Gan của chúng ta là cơ quan sản xuất cholesterol chính, nhưng ngoài ra cơ thể cũng có thể nhận được nó từ việc bổ sung các thực phẩm có chứa cholesterol tốt. Cholesterol HDL (tốt) giúp cơ thể bài tiết cholesterol dư thừa, trong khi cholesterol LDL (xấu) sẽ gây nên tình trạng tích tụ mảng bám trong động mạch. 

Chỉ số cholesterol tốt là:

  • Cholesterol toàn phần: giá trị bình thường là < 200 mg/dL.
  • LDL (low density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.
  • HDL (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, giá trị tối ưu là > 60 mg/dL.


Cholesterol thực ra không xấu như bạn vẫn nghĩ

Khi bạn tiêu thụ quá nhiều cholesterol, cơ thể sẽ tự cân bằng nhờ việc giảm lượng tự nhiên từ gan tạo ra. Ngược lại, nếu lượng cholesterol thấp nên ăn gì, làm gì để bạn bổ sung trong chế độ ăn và thường xuyên hoạt động thể chất hơn.

4. Cholesterol trong thực phẩm có hại không?

Các nghiên cứu cho thấy bổ sung cholesterol trong chế độ ăn uống không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số cholesterol trong cơ thể. Mặc dù vậy, đây không phải là vấn đề đối với hầu hết tất cả mọi người. Trên thực tế, có đến hai phần ba dân số thế giới sẽ không tăng hoặc tăng rất ít mức chỉ số cholesterol sau khi ăn lượng lớn thực phẩm giàu cholesterol. 

Chỉ một số ít trường hợp không bù cholesterol hoặc siêu đáp ứng, tức là những người sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi thực phẩm chứa cholesterol cao.

Cholesterol trong chế độ ăn uống cũng đã được chứng minh là có lợi cho tỷ lệ LDL-HDL, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Điều quan trọng đó là không phải thực phẩm nào chứa cholesterol cũng đều là lành mạnh, hãy lựa chọn và bổ sung những thực phẩm thực sự có ích cho sức khỏe.

5. Những cách lành mạnh để giảm mức cholesterol của bạn

Bên cạnh điều chỉnh cholesterol thấp nên ăn gì từ chế độ dinh dưỡng thì ngược lại vẫn có những trường hợp cần giảm mức cholesterol cao. LDL cao cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

Những cách lành mạnh giúp giảm cholesterol

Chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học có thể giúp cải thiện tỷ lệ HDL – LDL về mức cân bằng và khỏe mạnh:

  • Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm mức cholesterol LDL xấu trong cơ thể.
  • Chăm chỉ vận động: Vận động giúp tăng cường thể chất và hỗ trợ giảm mức cholesterol dư thừa. 
  • Giảm cân: Giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ giúp mức LDL. 
  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc là nguyên nhân làm tăng mức cholesterol LDL mà bạn cần lưu ý. 
  • Ăn nhiều trái cây rau củ tươi: Những thực phẩm này sẽ làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể nếu được bổ sung đầy đủ.

6. Câu hỏi thường gặp

Uống nhiều nước có thể giảm cholesterol không? 

Có một số bằng chứng cho thấy mất nước có thể làm tăng mức cholesterol, vì vậy đảm bảo bạn uống đủ nước hàng ngày chắc chắn có thể giúp ích. 

Cà phê có ảnh hưởng đến cholesterol của bạn không? 

Có một số bằng chứng cho thấy tiêu thụ caffeine có thể giúp cơ thể loại bỏ cholesterol LDL. 

Chuối có làm giảm cholesterol không? 

Một quả chuối chứa khoảng 5,3 g chất xơ và ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là giúp giảm mức LDL trong cơ thể. 

Mất bao lâu để cholesterol giảm xuống? 

Có thể sẽ mất 3-6 tháng để cholesterol của bạn giảm xuống sau khi bạn thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và lối sống phù hợp. 

Cholesterol là thành phần không thể thiếu với hoạt động của cơ thể. Vì thế hãy có lựa chọn đúng đắn những thực phẩm lành mạnh trong trường hợp cholesterol thấp nên ăn gì. Còn nếu trường hợp cholesterol cao, hãy tham khảo các phương án giảm cholesterol kể trên nhé.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(4 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm