lcp

Có nên dùng thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

4.6

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Nguyễn Minh Bảo

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nhi Khoa

Khi thời tiết thay đổi, giao mùa, các em nhỏ rất dễ mắc ho sổ mũi. Ho sổ mũi là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,... Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nhiều phụ huynh đã đặt ra câu hỏi rằng trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì và có nên dùng thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé không. Hãy cùng Medigo app giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây ho, sổ mũi ở bé

Ở trẻ nhỏ, do sức đề kháng chưa được hoàn thiện, cho nên khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh ở môi trường xung quanh, trẻ rất dễ gặp phải các triệu chứng về hô hấp như ho, sổ mũi, nghẹt mũi…

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm làm sạch đường thở, giúp tống đẩy hết đờm, các dịch nhầy bài tiết hay các dị vật gây kích thích ở vùng hầu họng. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ho sổ mũi cho trẻ em khi trẻ ho khan, ho dữ dội gây mệt, nôn trớ, khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc đêm,…

thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

Ho còn là triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, viêm xoang,… Ngoài ra, trẻ bị ho sổ mũi có thể do trẻ bị cảm lạnh, nhất là vào mùa mưa. Trẻ có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn hay virus trong môi trường gây cảm cúm hoặc cảm lạnh. Khi đó, các ông bố bà mẹ cần có các biện pháp giúp trẻ điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ dẫn tới các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản cấp.

2. Có nên dùng thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé?

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Các loại thuốc kháng sinh được chế xuất dưới dạng thuốc uống viên nén, dạng lỏng được truyền hoặc tiêm vào cơ thể. Tùy theo nhu cầu của người bệnh  để lựa chọn các loại thuốc sử dụng mang đến hiệu quả.

thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ khi thực sự cần thiết

Thuốc kháng sinh có tác dụng đối với những trường hợp trẻ nhiễm bệnh do vi khuẩn, và không đáp ứng nếu tác nhân gây bệnh là virus. Đa số bệnh cảm lạnh thông thường và cảm cúm đều do virus gây ra. Bệnh viêm tiểu phế quản khiến trẻ thở khò khè và có thể sốt cao, nguyên nhân chủ yếu do virus như Rhinovirus, Coronavirus, RSV, Influenza virus, Parainfluenza virus,.... Hầu hết nguyên nhân gây viêm xoang là do virus. Các triệu chứng kèm theo là có nhiều chất nhầy trong mũi và chảy nước mũi sau, chất nhầy có màu cũng không có nghĩa là trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Ngoài ra, sử dụng kháng sinh bừa bãi dễ gây nên tình trạng kháng kháng sinh. Nhiều loại kháng sinh gây tác dụng không mong muốn nguy hiểm, nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và phát triển của trẻ nhỏ.

Vậy nên, các bậc cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé tại nhà. Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết, trẻ có hội chứng nhiễm khuẩn và có sự kê đơn của bác sĩ:

  • Tình trạng ho không thuyên giảm trong 14 ngày.
  • Các triệu chứng của nhiễm trùng xoang không thuyên giảm trong 10 ngày, hoặc chúng thuyên giảm và sau đó lại trở nên tồi tệ hơn.
  • Trẻ bị chảy nước mũi và sốt ít nhất 38,5 độ C trong vài ngày liên tiếp, hoặc chảy nước mũi và đau đầu không giảm.
  • Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn.
  • Bệnh ho gà được chẩn đoán.
  • Trẻ bị viêm họng, dựa trên xét nghiệm liên cầu nhanh hoặc cấy dịch họng.

3. Bố mẹ nên làm gì khi bé bị ho, sổ mũi?

Sau đây là những phương pháp chữa ho sổ mũi cho bé hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo:

3.1 Điều trị ho sổ mũi cho bé tại nhà

Dùng nước muối sinh lý

Nước muối có tác dụng làm sạch khoang mũi, làm loãng chất nhầy, giảm khô mũi, rửa sạch chất bụi bẩn, chất gây kích ứng mũi cho trẻ một cách hiệu quả và an toàn. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé hoặc cho bé tự súc miệng nước muối buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên

Sử dụng thảo dược tự nhiên là một trong những cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ an toàn và lành tính được rất nhiều bố mẹ áp dụng. Medigo app xin chia sẻ một số cách dưới đây:

  • Sử dụng lá tía tô: khi bé bị ho sổ mũi, có thể lấy lá tía tô, thái nhỏ và bỏ vào cháo cho trẻ ăn. Hoặc có thể hái lá tía tô, rửa sạch, giã lấy nước và pha với một chút nước ấm để cho trẻ uống. Đây là cách làm giúp cải thiện triệu chứng cảm cúm, ho cho trẻ.
thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé
  • Sử dụng lá hẹ: có thể sử dụng lá hẹ với mật ong để chữa sổ mũi, ngạt mũi, ho cho trẻ. Lấy một ít lá hẹ thái nhỏ, cho thêm 1 thìa mật ong, đem hấp cách thủy hoặc bỏ vào nồi cơm khi cơm chín. Sau đó cho trẻ uống khi còn ấm, uống nhiều lần trong ngày để thấy được hiệu quả.
thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé
  • Sử dụng tỏi: lấy vài tép tỏi ngâm với 100ml mật ong nguyên chất. Sau đó cho trẻ nuốt 1 thìa mật ong nhỏ với tỏi đã ngâm. Ngoài ra, có thể ngâm sẵn một lọ tỏi và mật ong để bé uống thỉnh thoảng trong tuần có tác dụng phòng và cải thiện bệnh hiệu quả.
thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé
  • Sử dụng gừng: gừng sau rửa sạch và thái lát ngâm với mật ong để cho trẻ uống ngày 2-3 lần, mỗi lần một muỗng nhỏ. Ngoài ra, có thể giã nát gừng, bỏ vào nước đun sôi và pha ra để cho bé tắm hoặc ngâm chân. Cả 2 cách này đều đem lại hiệu quả tốt.
thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé
  • Sử dụng tinh dầu tràm: các tinh chất trong tinh dầu tràm có thể chữa nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu đờm, trị ho,… Bố mẹ có thể cho bé ngửi tinh dầu tràm để giúp bé dễ thở hoặc thoa vào khăn quàng cổ, cổ tay, lòng bàn chân của bé.
thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

3.2 Điều trị ho sổ mũi cho bé bằng thuốc

Siro trị ho cảm cúm Ích Nhi của Nam Dược

Công dụng: hỗ trợ giảm các triệu chứng: hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, có đờm, ho do cảm lạnh, dị ứng thời tiết.

Đối tượng sử dụng: Trẻ em bị ho khan, ho có đờm, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi do nhiễm lạnh, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản. Sản phẩm có thể dùng được cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.

Lưu ý: sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

Siro trị ho cảm cúm Ích Nhi

Siro trị cảm cúm cho trẻ em Decolgen

Công dụng: Điều trị các triệu chứng cảm thông thường, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm màng nhầy xuất tiết do cúm, viêm xoang và các rối loạn của đường hô hấp trên.

Thành phần chính: Paracetamol, phenylephrine Hydrochloride, chlorpheniramine Maleate

Lưu ý:

  • Thuốc có thể đi vào sữa mẹ do đó không nên sử dụng cho những phụ nữ đang cho con bú do trẻ nhũ nhi có thể quá nhạy cảm với tác động của thuốc
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, các bệnh nhân nên lưu ý khi lái xe hoặc hoạt động trong các lĩnh vực cần sự nhanh nhẹn
  • Dùng theo hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn của bác sĩ, tránh uống quá liều
thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

Siro trị cảm cúm cho trẻ em Decolgen

Bột pha hỗn dịch uống giảm đa triệu chứng DATRIEUCHUNG-NEW

Công dụng: giảm đa triệu chứng cảm, cúm, ho và viêm mũi dị ứng:

  • Sốt do cảm lạnh.
  • Sung huyết mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi (sổ mũi), hắt hơi, ngứa mắt và chảy nước mắt hay các chứng dị ứng đường hô hấp trên.
  • Ho do kích thích họng hoặc phế quản, ho mạn tính, đau họng.
  • Nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nhức xương khớp.

Thành phần chính: Paracetamol, Clorpheniramin maleat, dextromethorphan HBr, Pseudoephedrin HCl

Lưu ý: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ

thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

Bột pha hỗn dịch uống giảm đa triệu chứng DATRIEUCHUNG-NEW

3.3 Các biện pháp khác

Bổ sung đủ nước

Một trong những biện pháp chữa sổ mũi cho bé đơn giản và hiệu quả nhất là bổ sung thêm chất lỏng. Nếu trẻ đã cai sữa, mẹ có thể dùng thêm nước ép trái cây hay nước luộc rau củ, sữa, súp, cháo,.. để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Giữ ấm cơ thể, bảo vệ vùng mũi họng

Khi trẻ nhỏ trong nhà bị ho sổ mũi, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ bởi nếu trẻ bị nhiễm lạnh sẽ khiến triệu chứng bị nặng thêm. Đối với trẻ em không bị ho sổ mũi cũng cần phải giữ ấm cho trẻ để phòng tránh việc bị cảm lạnh gây ho sổ mũi. Bố mẹ nên đeo khẩu trang, quấn khăn quàng cổ khi cho trẻ ra ngoài; đồng thời hạn chế cho trẻ tới những nơi đông người để hạn chế sự lây nhiễm.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí khô có thể gây kích ứng cổ họng và làm tăng tiết dịch ở mũi khiến trẻ ho sổ mũi nhiều hơn. Khi đó, việc sử dụng máy tạo độ ẩm là một biện pháp vô cùng hữu ích. Độ ẩm vừa phải giúp làm dịu niêm mạc đường hô hấp, hạn chế các kích ứng.

Lưu ý, khi dùng máy tạo độ ẩm cần thường xuyên vệ sinh máy, thay nước trong máy, không để quá lâu sẽ tích tụ vi khuẩn trong máy, dễ sinh các bệnh lý khác. Không nên sử để độ ẩm quá cao do độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển.

Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ

Một trong những nguyên nhân gây kích ứng khiến trẻ ho sổ mũi là từ bụi bẩn, lông động vật, côn trùng,... xung quanh môi trường sống. Do đó, cần phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên lau dọn, tránh để bụi bẩn tích tụ.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bé ho sổ mũi thường dễ nôn trớ, chán ăn. Do đó, hãy cho bé ăn những món mềm hoặc lỏng, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng. Đối với trẻ đang bú mẹ, hãy tăng cữ bú để tăng sức đề kháng cho bé. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé uống nhiều nước và ăn thêm các loại quả giàu vitamin c như cam, bưởi, táo, lê,… Bên cạnh đó, cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho trẻ.

Tiêm vaccine phòng cúm cho bé

Khi trẻ đã đủ tuổi, hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm vacxin ngừa cảm cúm. Theo các chuyên gia, vacxin phòng cảm cúm được khuyến cáo tiêm cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi.

4. Khi nào nên đưa trẻ tới khám bác sĩ

Khi trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ khi có 1 trong các triệu chứng sau:

thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

Cần đưa trẻ đi khám khi bị ho sổ mũi kèm các triệu chứng dưới đây

  • Sốt biểu hiện nhiễm vi khuẩn hoặc bội nhiễm: Sốt cao liên tục 39-40 độ hầu như không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Trẻ không hạ sốt sau 4-6 giờ uống thuốc hạ sốt đúng liều. Sốt trên 39 độ và kéo dài quá 48 giờ. Sốt dưới 39 độ kéo dài quá 4 ngày không khỏi. Ban đầu trẻ không sốt nhưng ho, sổ mũi được 2-3 ngày thì đột ngột sốt lên. Mới đầu có sốt, kéo dài 2-3 ngày thì khỏi, nghỉ sốt 1-2 ngày sau đó sốt cao trở lại.
thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

Trẻ sốt cao liên tục, hầu như không đáp ứng thuốc hạ sốt

  • Bé đau tai hoặc có vẻ đau tai: Trẻ lớn sẽ kêu đau tai, khóc và chỉ đau tai. Trẻ nhỏ thì quấy khóc vô cớ, khóc ré lên khi bị đụng vào tai, bé có thể đưa tay lên vò tai, đập tai, bứt tai, ngoáy tai,... và lộ vẻ bứt rứt khó chịu.
thuốc kháng sinh trị ho sổ mũi cho bé

Trẻ có dấu hiệu đau tai

  • Bé thở nhanh: cần đếm nhịp thở cho bé khi bé ngủ say, thân nhiệt nhỏ hơn 38 độ C. Trẻ được gọi là thở nhanh khi: < 2 tháng tuổi: >60 lần/phút, 2 tháng – 12 tháng: >50 lần / phút, 1 tuổi – 5 tuổi: > 40 lần / phút, > 5 tuổi: > 30 lần/ phút.
  • Bé bị rút lõm lồng ngực.
  • Ho, sổ mũi kéo dài quá 10 ngày liên tục không thuyên giảm chút nào.

Tóm lại bố mẹ cần đưa trẻ đến khám khi có ho, sổ mũi kèm các triệu chứng trên. Tại cơ sở khám chữa bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có sử dụng kháng sinh hay không và loại kháng sinh phù hợp dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp với cận lâm sàng. Không tự ý mua kháng sinh cho trẻ sử dụng bởi rất có thể tác hại kháng sinh mang tới còn nhiều hơn lợi ích.

Trên đây Medigo app vừa chia sẻ về các biện pháp xử lý khi trẻ bị ho sổ mũi và các trường hợp nên, không nên dùng thuốc kháng sinh. Hy vọng bài viết sẽ mang lại các thông tin hữu ích cho các ông bố bà mẹ khi trẻ nhỏ nhà bạn bị mắc bệnh.

Đánh giá bài viết này

(5 lượt đánh giá).
4.6
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm