Giải đáp: Bà bầu ăn hạt dẻ được không?
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Tìm hiểu về hạt dẻ
Hạt dẻ là gì? Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ
Hạt dẻ có tên khoa học là Aesculus hippocastanum. Đây là loại hạt có thành phần dinh dưỡng tốt đối với sức khỏe, chứa ít calo.
Hạt dẻ có nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng calo thấp
Theo các nguồn thống kê khoa học, cứ 100 gram hạt dẻ sẽ cung cấp khoảng 131 calo với giá trị dinh dưỡng gồm:
- 2 gram protein
- 3 gram chất xơ
- 0.1 gram chất béo
- 23.9 gram carbohydrate
Ngoài ra, hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin B6, các khoáng chất như đồng, kali, mangan,...
Tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe
Nhắc đến hạt dẻ không thể không kể đến những lợi ích tuyệt vời mà hạt dẻ mang lại. Sau đây là các công dụng phổ biến của hạt dẻ:
- Giàu chất chống oxy hóa: Hỗ trợ chống lão hóa da, các cơ quan nội tạng.
- Giữ nước tốt cho cơ thể: Nhờ thành phần kali, một ít natri mà hạt dẻ giúp điều chỉnh nước trong cơ thể một cách tốt nhất.
- Cung cấp nhiều năng lượng: Do chứa chất béo cùng carbohydrate nên hạt dẻ hỗ trợ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời còn giúp ích cho chức năng của hệ thần kinh.
- Ngăn chặn tình trạng thiếu máu: Trong hạt dẻ có sắt và đồng, giúp ngăn ngừa tốt vấn đề thiếu máu của cơ thể.
- Giúp xương khỏe mạnh: Đồng có trong hạt dẻ làm xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
- Hỗ trợ hình thành hồng cầu: Ăn một ít hạt dẻ/ngày sẽ “góp sức” cho quá trình hình thành hồng cầu nhờ chất axit folic sinh ra từ hạt dẻ.
- Giảm tình trạng căng thẳng: Hạt dẻ chứa chất kali hỗ trợ giữ huyết áp bình thường và tốt cho sức khỏe tim mạch. Từ đó sẽ giúp giảm sự căng thẳng và mệt mỏi.
- Ngừa táo bón: Chất xơ trong hạt dẻ giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Cũng từ đó mà ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Hạt dẻ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
2. Bà bầu ăn hạt dẻ được không?
Giải đáp câu hỏi bầu ăn được hạt dẻ không
Bà bầu có ăn được hạt dẻ không?. Đáp án chính là CÓ. Bởi trong thành phần của hạt dẻ có chứa vitamin B9 (axit folic). Đây được xem là chất giúp thai nhi phát triển tốt. Bên cạnh đó, axit folic từ hạt dẻ còn hỗ trợ ngừa nứt đốt sống hoặc dị tật ống thần kinh.
Không những vậy, hạt dẻ còn sở hữu nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sự phát triển của xương, giảm mệt mỏi và ngừa vấn đề thiếu máu. Có thể kể đến như kali, sắt, canxi, phốt pho, magie,...
Bà bầu có ăn được hạt dẻ không?
Ngoài ra, hạt dẻ còn hữu ích đối với quá trình thụ thai. Nhờ chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, vitamin c trong hạt dẻ mà hỗ trợ gia tăng số lượng, chất lượng tinh trùng. Từ đó giúp việc có thai được thuận lợi.
Những tác dụng của hạt dẻ đối với bà bầu
Một số công dụng sau sẽ chứng minh cụ thể rằng hạt dẻ có tốt cho bà bầu hay không.
Giảm cholesterol
Đường ruột giảm các cholesterol xấu hấp thu nhờ chất xơ trong hạt dẻ. Bên cạnh đó, các chất như axit oleic, axit palmitoleic, omega-6, omega-3 sẽ hỗ trợ kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Nhờ đó mà bảo vệ tốt hệ tim mạch của người mẹ.
Hệ tiêu hóa được khỏe mạnh
Hạt dẻ chứa nhiều vi khuẩn có lợi, chất xơ tốt cho đường ruột. Đồng thời giúp ngừa tình trạng táo bón, các bệnh lý về đường ruột. Từ đó mà người mẹ có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Hạt dẻ giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu được khỏe mạnh
Duy trì, phát triển hệ thần kinh
Hạt dẻ cân bằng hệ thần kinh nhờ thành phần phốt pho cùng vitamin B9. Bên cạnh đó, hạt dẻ còn cung cấp lượng vitamin e dồi dào, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa thần kinh.
Cải thiện tốt tuần hoàn máu
Những chất như lưu huỳnh, sắt, kali từ hạt dẻ sẽ làm xương trở nên chắc khỏe, ngừa thiếu máu. Và hơn hết, nó còn giúp cơ bắp có được các năng lượng thiết yếu, kích thích tuần hoàn máu, tốt cho cơ thể.
Tốt cho mẹ bầu thừa cân
Nếu mẹ bầu đang gặp phải vấn đề thừa cân, béo phì thì hạt dẻ là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc. Bởi loại hạt này giàu nước, ít chất béo, lượng calo thấp sẽ hỗ trợ giảm các cơn đói bất chợt. Đây được xem là món ăn vặt vừa thơm ngon, lại vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Sử dụng hạt dẻ tốt cho mẹ bầu bị béo phì, thừa cân
Cải thiện làn da được săn chắc
Chất chống oxy hóa từ hạt dẻ sẽ giúp chống lại quá trình lão hóa da. Không những thế, nó còn kích thích quá trình sản xuất collagen. Từ đó mẹ bầu sẽ có được làn da khỏe mạnh và săn chắc.
Nếu bạn chưa biết chế biến hạt dẻ như thế nào vừa ngon vừa không ngán, thì có thể tham khảo ngay cách luộc hạt dẻ siêu nhanh, siêu ngon, siêu dễ bóc của Medigo nhé.
Lưu ý khi bà bầu ăn hạt dẻ
Chắc hẳn với những thông tin trên bạn đã tìm được đáp án cho bà bầu ăn hạt dẻ được không. Nhưng khi sử dụng, các mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như sức khỏe của bản thân trong quá trình mang thai.
- Mỗi ngày chỉ ăn tối đa khoảng 100 gram hạt dẻ, nên chia nhiều lần ăn trong ngày. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể người mẹ bị khó chịu do sinh nhiều nhiệt và có thể không tốt cho đường tiêu hóa.
- Trường hợp mẹ bầu dị ứng với các loại hạt sấy khô thì không nên ăn hạt dẻ.
- Khuyến khích các mẹ bầu nên ăn hạt dẻ nguyên chất. Cần tránh dạng hạt dẻ ngào đường hay rang muối để không bị phù nước hoặc tăng cân.
- Hạt dẻ có thành phần axit tannic, đây là chất có thể gây hại đến dạ dày, tổn thương gan. Vì thế, nếu mẹ bầu có bệnh lý về gan hoặc thận thì không được ăn hạt dẻ.
Bà bầu nên ăn hạt dẻ với lượng vừa phải
3. Một số loại hạt tốt khác bà bầu nên ăn
Ngoài hạt dẻ thì còn có một số loại hạt khác có tác dụng tương đương mà mẹ bầu sử dụng được. Tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới.
Hạt óc chó
Sở hữu thành phần các axit hữu cơ nên khi ăn hạt óc chó sẽ hỗ trợ phát triển tốt não bộ của thai nhi. Bên cạnh đó, loại hạt này còn chứa các chất dinh dưỡng khác như omega-3, vitamin E, phốt pho,...
Nếu sử dụng trong khoảng thời gian dài sẽ giúp em bé thông minh. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên dùng 6 - 8 quả óc chó mỗi ngày trong bữa ăn phụ của mình.
Hạt hạnh nhân
Hạt hạnh nhân giàu hàm lượng omega-3, một chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời, folate có trong hạt hạnh nhân sẽ hỗ trợ ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ.
Hạt hạnh nhân chứa nhiều omega-3
Ngoài ra, thành phần magie từ hạt hạnh nhân còn giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển tốt. Đặc biệt ngừa vấn đề sinh non ở mẹ bầu. Để đạt được tối đa giá trị dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn khoảng 23 hạt hạnh nhân, tương đương với 28 gram mỗi ngày.
Hạt mắc ca
Với thành phần giàu dinh dưỡng như protein, axit béo, vitamin E, A, B, khoáng chất,... hạt mắc ca giúp phát triển não bộ của trẻ. Đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, ngừa bệnh tật. Và cải thiện tình trạng nghén ăn, khôi phục năng lượng,...
Với hạt mắc ca, mẹ bầu nên duy trì ăn mỗi ngày từ 4 - 5 hạt. Tốt nhất là nên sử dụng từ giai đoạn đầu của thai kỳ.
Hạt sen
Hạt sen giúp cải thiện tâm trạng, tinh thần của mẹ bầu, tốt cho lá lách, thận nhờ vào thành phần như canxi, protein,... Đặc biệt, loại hạt này còn hỗ trợ cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh của thai nhi.
Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể dùng hạt sen để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng. Có thể kể đến như chè hạt sen, gà hầm hạt sen,... Lưu ý không lạm dụng quá nhiều hạt sen sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chế biến chè hạt sen tốt cho sức khỏe bà bầu
Hạt chia
Trong hạt chia có chứa axit folic. Đây là chất giúp bổ sung hồng cầu cho mẹ bầu, ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Bên cạnh đó, hạt chia cũng rất giàu omega-3, hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển não của thai nhi.
Nên sử dụng hạt chia với liều lượng vừa phải, từ 1 - 2 thìa/ngày để chế biến các món ăn.
Hạt bí
Kali, sắt, vitamin, chất béo,... là những dưỡng chất có trong hạt bí. Nó sẽ giúp cải thiện sức khỏe của mẹ bầu cùng sự phát triển của trẻ. Không chỉ vậy, ăn hạt bí còn giảm nguy cơ trầm cảm trước và sau sinh. Từ đó tạo cảm giác tỉnh táo, thư giãn cho mẹ bầu.
Hạt đậu phộng
Hạt đậu phộng được các mẹ bầu tin dùng nhờ chứa hơn 10 loại axit amin khác nhau. Nó giúp kích thích và tái tạo tế bào não, phát triển về mặt trí nhớ, tư duy. Ngoài ra, hạt đậu phộng còn hỗ trợ ngừa dị tật bẩm sinh về xương sống, não ở trẻ nhờ có nhiều folate, protein.
Hạt điều
Hạt điều giúp cho thai nhi có hệ cơ bắp và xương chắc khỏe nhờ thành phần magie. Loại hạt này được biết đến không có chứa cholesterol, an toàn đối với tim mạch. Mẹ bầu được khuyến khích sử dụng 1/4 cốc hạt điều mỗi ngày để đảm bảo các cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.
Hạt điều an toàn đối với tim mạch mẹ bầu
Hạt đác
Hạt đác tồn tại hàm lượng chất xơ và nước cao hỗ trợ mẹ bầu tiêu hóa tốt, giảm vấn đề táo bón hay khó tiêu,... Đặc biệt, nhờ chất alaktomannan trong hạt đác mà giúp mẹ bầu không bị đau khớp ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Bên cạnh đó, hạt đác còn có công dụng phát triển não bộ của thai nhi một cách toàn diện. Tuy nhiên, mẹ bầu cần liên hệ bác sĩ để tham khảo về liều lượng sử dụng hạt đác phù hợp với thể trạng của mình.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa hàm lượng protein cao, lượng calo thấp nên tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Đồng thời, các axit amin cùng vitamin của loại hạt này sẽ cải thiện đề kháng, hỗ trợ mẹ bầu có thai kỳ an toàn, tránh được trường hợp sẩy thai.
4. Kết luận
Nhà thuốc online Medigo app vừa chia sẻ các thông tin xoay quanh về bà bầu ăn hạt dẻ được không. Và một số loại hạt tốt cho bà bầu trong thai kỳ ngoài hạt dẻ. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp mẹ bầu có được sự lựa chọn hợp lý trong sử dụng hạt dẻ cũng như các loại hạt khác.
Đánh giá bài viết này
(5 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm