lcp

Hành tây tím: Tác dụng, lưu ý khi sử dụng

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Đỗ Thái Phương Ngọc

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Y học cổ truyền - phục hồi chức năng

Củ hành tây tím có tác dụng gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong hành tây tím có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người dùng như: điều trị huyết áp cao, giảm rụng tóc, tăng tiết sữa mẹ,... Để hiểu hơn về tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng hành tây tím, cùng Medigo điểm qua bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm và dinh dưỡng từ hành tây tím 

Hành tây tím (hành tím) có tên khoa học là Allium Ascalonicum, được trồng phổ biến trên khắp thế giới. Hành tím là loài cây thân thảo, củ to tròn với lớp vỏ bên ngoài màu tím đậm. Hành tím thường được sử dụng trong chế biến salad, bánh mì hoặc các món nhúng. Lưu ý: khi chế biến hành tím không nên loại bỏ lớp tím quá nhiều vì lớp này chứa đến 75% chất chống oxy hóa - thành phần rất tốt cho sức khỏe.

Xét về giá trị dinh dưỡng, hành tây tím có chứa lượng lớn các dưỡng chất và hàm lượng cũng cao hơn nhiều so với hành tây trắng. Trong hành tím có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa từ 415-1917 mg trong khi hành trắng chỉ có 270-1187 mg. Ngoài ra, hành tím còn chứa lượng vitamin c cao, canxi, biotin, chromium, axit folic, vitamin B6, lưu huỳnh và chất xơ,... rất tốt cho sức khỏe. 

Chi tiết hơn, Medigo cũng đã so sánh các công dụng của hành tím và hành tây, bạn có thể theo dõi để biết thêm thông tin về 2 loại hành này. 

hành tây tím

Hành tây tím (hành tím) tên khoa học là Allium Ascalonicum

2. Công dụng của hành tây tím đối với sức khỏe 

Hành tây tím là loại rau giàu dinh dưỡng giúp cơ thể cải thiện tình trạng sức khỏe. Với lượng dưỡng chất đa dạng, tương đối rẻ nên được sử dụng trong chế biến thực phẩm khá nhiều. Cùng điểm qua một vài công dụng của hành tây tím ngay dưới đây:

2.1 Chứa nhiều chất dinh dưỡng

Hành tím chứa lượng dinh dưỡng đa dạng, cụ thể: chúng khá ít calo nhưng hàm lượng vitamin, chất xơ và chất khoáng cao.

Một củ hành tây tím trung bình (khoảng 110 gram) chứa khoảng:

  • Calo: 44
  • Protein: 1.2 gram
  • Carbohydrate: 10.3 gram
  • Đường: 4.7 gram
  • Chất xơ: 1.9 gram
  • Chất béo: 0.1 gram
  • Kali: 3.4% giá trị cung cấp hàng ngày 
  • Vitamin C: 9% giá trị cung cấp hàng ngày

Hàm lượng vitamin C trong hành tím cao giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tăng sản xuất collagen và hấp thu sắt. Hành tây tím còn chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp tế bào khỏi những tổn thương của các gốc tự do. Hành tím cũng rất giàu vitamin b bao gồm folate và vitamin B6, đều là những yếu tố then chốt trong quá trình trao đổi chất, sản xuất hồng cầu và hoạt động của hệ thần kinh (theo Pubmed). Ngoài ra, hành tím còn là nguồn cung cấp kali dồi dào - khoáng chất có lợi cho cơ thể như: chức năng tế bào, cân bằng nội môi, dẫn truyền thần kinh, chức năng thận và khả năng co cơ (theo Pubmed).

2.2 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hành tím chứa chất oxy hóa và các hợp chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách chống viêm và giảm lượng triglycerid, cholesterol máu. Ngoài ra, hành tím còn chứa 1 lượng lớn quercetin - 1 chất chống oxy hóa và chống viêm có thể giúp làm hạ huyết áp

Một nghiên cứu năm 2015 được thực hiện trên 70 người thừa cân và tăng huyết áp cho thấy rằng liều 162 mg chiết xuất từ hành tây tím rất giàu quercetin có thể làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu xuống 3.6 mmHg.

Một nghiên cứu năm 2014 được thực hiện trên 54 người phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang đã phát hiện ra việc tiêu thụ khoảng 80-120g hành tây tím hàng ngày trong 8 tuần có thể giảm mức cholesterol toàn phần và LDL cholesterol ( cholesterol xấu). Tuy nhiên vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận về vấn đề này. 

củ hành tây tím có tác dụng gì

Sử dụng hành tây tím giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

2.3 Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là chất ức chế quá trình oxy hóa - 1 quá trình có thể dẫn đến tổn thương tế bào, nguyên nhân góp phần dẫn đến các bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Hành tím là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời và hơn 17 loại flavonoid. Đặc biệt, hành tím còn chứa anthocyanin, sắc tố thuộc nhóm flavonoid giúp hành tây tím đậm màu hơn. Những chất này có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường và 1 số loại ung thư

Trong 1 nguyên cứu thực hiện năm 2016 trên 43880 nam giới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra việc tiêu thụ anthocyanin theo thói quen lên tới 613mg có liên quan đến nguy cơ đau tim thấp hơn 14%.

Tương tự, các tác giả trong 1 đánh giá năm 2019 đã kết luận về việc tiêu thụ nhiều thực phẩm anthocyanin có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tử vong do bệnh tim.

2.4 Chất chống ung thư

Các loại rau họ hành tây như hành, tỏi có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh ung thư: ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

Trong 1 đánh giá 2015 của 26 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng những người tiêu thụ hành có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn 22%. Và trong 1 đánh giá năm 2014 của 15 nghiên cứu trên 13.333 người, các nhà nghiên cứu cho rằng những người ăn nhiều hành có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thất hành tây A, một hợp chất chứa lưu huỳnh trong hành có thể giúp ích trong việc làm giảm sự phát triển của khối u và làm chậm sự lây lan của ung thư buồng trứng.

Ngoài ra, hành tây cũng chứa fisetin và quercetin - là những chất chống oxy hóa có thể ức chế sự phát triển của khối u.

2.5 Giúp điều hòa lượng đường trong máu

Ăn hành có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, điều này rất có ý nghĩa đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền đái tháo đường. Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện năm 2010 trên 84 người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 cho thấy việc ăn 100 gram hành tím sống làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói sau 4 giờ.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy những con chuột mắc bệnh tiểu đường ăn thức ăn chứa 5% bột hành khô trong 8 tuần đã giảm lượng đường trong máu lúc đói cũng như mức triglyceride và cholesterol thấp hơn nhóm chứng.

Quercetin cũng đã được chứng minh về khả năng điều chỉnh lượng đường trong cơ thể bằng cách tương tác với các tế bào tại: ruột non, tuyến tụy, cơ xương, mô mỡ, gan.

công dụng của hành tây tím

Hành tây tím có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu

2.6 Tăng mật độ xương

Sữa được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe của xương nhưng các loại thực phẩm khác bao gồm hành tím cũng có thể giúp xương chắc khỏe.

Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện năm 2016 trên 24 phụ nữ trung niên và sau mãn kinh cho thấy những người tiêu thụ 100ml nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần đã cải thiện mật độ xương và quá trình chống oxy hóa so với nhóm đối chứng.

Ngoài ra, 1 nghiên cứu năm 2009 được thực hiện trên 507 phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh đã phát hiện ra những người ăn hành hàng ngày có mật độ xương tổng thể cao hơn 5% so với những người ăn hành 1 tháng 1 lần hoặc ít hơn.

Hành tím có thể giúp làm giảm căng thẳng oxy hóa, tăng mức chống oxy hóa xương và cải thiện mật độ xương.

Ngoài ra, còn có một bài thuốc chữa xương khớp từ hành tây tím ngâm rượu vang đỏ dựa trên những hoạt chất tốt cho xương khớp của cả hai thành phần này. 

2.7 Đặc tính kháng khuẩn

Hành tím có thể chống lại các vi khuẩn nguy hiểm tiềm tàng như: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm được thực hiện năm 2010 cho thấy chiết xuất hành tây có thể làm ức chế sự phát triển của Vibrio cholerae, một loại trực khuẩn là mối lo ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng tại 1 số nơi trên thế giới.

Chất quercetin chiết xuất từ hành tím cũng có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Một đánh giá khác cho thấy hành tím có thể ức chế sự phát triển của 1 số chủng vi khuẩn bao gồm: Helicobacter pylori - loại vi khuẩn liên quan đến loét dạ dày và 1 số bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Một nghiên cứu ống nghiệm khác cho thấy quercetin làm hoảng thành tế bào và màng tế bào của vi khuẩn E.coli và S.aureus.

công dụng của hành tây tím

Hành tây tím hỗ trợ cơ thể chống lại các vi khuẩn nguy hiểm tiềm tàng

2.8 Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa

Hành tím là nguồn chất xơ và prebiotic, rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột. Prebiotic là 1 loại chất xơ không tiêu hóa được và được phân hủy bởi vi khuẩn đường ruột có lợi. Vi khuẩn đường ruột khi ăn prebiotic và tạo ra axit béo chuỗi ngắn giúp hỗ trợ: tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm, tăng cường tiêu hóa. 

Việc tiêu thụ thực phẩm prebiotic cũng có thể giúp tăng cường men vi sinh, chẳng hạn như chủng lactobacillus và Bifidobacterium có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa.

Ngoài ra, hành tím rất giàu prebiotics inulin và fructooligosaccharides, có thể giúp tăng số lượng vi khuẩn trong cơ thể và cải thiện chức năng tiêu hóa.

2.9 Dễ dàng bổ sung vào thực đơn của bạn

Hành tây tím là 1 loại thực phẩm tươi sống và dễ dàng chế biến, chúng có thể được nấu chín, chiên, ăn sống,...

Để bổ sung hành tây tím vào thực đơn của mình, bạn có thể thử:

  • Sử dụng trong các món súp như súp hành kiểu Pháp
  • Sử dụng trong các món chấm và phết như salad,..
  • Kết hợp cùng các món trứng như trứng tráng, khoai tây chiên, bánh quiche,..
  • Chế biến thành các món ăn được nấu chín chẳng hạn như hành tây caramen, để phủ lên thịt hoặc đậu phụ hoặc thêm vào các món nướng mặn
  • Sử dụng trong các món xào, nước sốt mì ống, cà ri,...

3. Kết luận

Hành tây tím là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng có chứa các hợp chất mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư. Chúng có đặc tính kháng khuẩn và tăng cường sức khỏe tiêu hóa, có thể cải thiện chức năng miễn dịch. Hơn nữa, chúng rất linh hoạt và có thể được sử dụng để gia tăng hương vị cho nhiều món ăn khác nhau

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(6 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm