lcp

Dầu hạt lanh tốt không? Tác hại có thể gặp của dầu hạt lanh

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Phạm Thị Ngọc Dung

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Trong thời đại ngày nay, khi những xu hướng ẩm thực và chế độ ăn uống đang trở thành vấn đề quan trọng của cuộc sống hàng ngày, dầu hạt lanh đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của nhiều người với tên gọi "siêu thực phẩm" và nhiều lợi ích về sức khỏe được quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên, phía sau vẻ ngoài hấp dẫn và hứa hẹn, tác hại của dầu hạt lanh đang dần được phơi bày và đặt ra một dấu hỏi lớn đáng để suy ngẫm. Hãy cùng tham khảo bài viết này để khám phá những rủi ro tiềm tàng mà dầu hạt lanh mang lại cho sức khỏe con người nhé!

1. Tổng quan về dầu hạt lanh 

Dầu hạt lanh là một loại thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng lượng axit béo omega-3 có trong cơ thể của bạn. Axit béo omega-3 có thể giúp làm giảm lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh như tim mạch, tiểu đường thậm chí là ung thư.

Cơ thể người không thể tự sản xuất Axit béo omega 3, do đó bạn phải bổ sung lượng axit này thông qua chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng như viên uống dầu cádầu thông đỏ, dầu hạt lanh,...

Dầu hạt lanh chứa một loại axit gọi là a-linolenic (ALA), cơ thể có thể biến đổi loại axit này thành omega-3. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa ALA sang  DHA và EPA (Axit béo omega-3 tốt) không được 100% mà chỉ 10% (nghĩa là nếu hấp thu 100mg ALA, cơ thể chỉ chuyển hóa thành 10mg dha và EPA), do dó dầu hạt lanh khó có thể so sánh với các nguồn thực phẩm giàu omega-3 khác như dầu cá hoặc hạt lanh nguyên chất.

Tác hại của dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh nổi tiếng với việc chứa chất xơ hòa tan và axit béo omega-3

Dầu hạt lanh thường được sản xuất bằng cách ép lạnh, dầu hạt lanh có thể được chế biến thành dầu lỏng, viên nang uống (thực phẩm chức năng) hoặc trong các thực phẩm giàu dinh dưỡng

2. Rủi ro và tác hại của dầu hạt lanh mang lại 

Nhìn chung khi sử dụng bất kỳ một thực phẩm tốt cho sức khỏe nào bạn cũng cần xem xét thật kỹ xem cơ thể có dị ứng với chúng không, cẩn thận hơn bạn có thể thăm khám bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chính xác. Tương tự đó, khi sử dụng dầu hạt lanh bạn cũng nên xem xét mình có dị ứng với loại hạt này không.

2.1 Chưa được nghiên cứu kỹ 

Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu nào được tiến hành trên cơ thể người để liên kết về việc sử dụng dầu hạt lanh mang lại những lợi ích sức khỏe tích cực cho con người.

2.2 Chất lượng có thể khác nhau

Tại Mỹ, dầu hạt lanh được sử dụng dưới dạng TPCN và kết hợp với chế độ ăn uống. Tuy nhiên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chưa có sự quản lý nghiêm ngặt nên các loại TPCN này vẫn có tình trạng không đạt chất lượng. 

Lượng TPCN này về Việt Nam nếu chưa được kiểm duyệt bởi Cục An Toàn Thực Phẩm (nhập tiểu ngạch) có thể dẫn đến những tác hại ảnh hưởng cơ thể nếu sử dụng.

2.3 Làm giảm lượng đường trong máu 

Tác hại của dầu hạt lanh chính là làm giảm lượng đường trong máu. Việc sử dụng hạt lanh hoặc dầu hạt lanh quá nhiều có thể làm giảm lượng đường trong máu . Bạn cần cẩn thận trước khi sử dụng các chất bổ sung này nếu bị tiểu đường hoặc đang gặp bất kỳ tình trạng nào khác ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của mình. 

Tác hại của dầu hạt lanh

Việc sử dụng hạt lanh hoặc dầu hạt lanh có thể làm giảm lượng đường trong máu

Mọi người cũng nên thận trọng khi sử dụng dầu hạt lanh nếu đang sử dụng những loại thuốc làm thay đổi lượng đường trong máu.

2.4 Làm giảm huyết áp

Sử dụng dầu hạt lanh có thể làm giảm huyết áp của bạn. Nếu đang phải gặp bất kỳ tình trạng nào hoặc dùng thuốc làm giảm huyết áp, việc bổ sung loại chất này vào chế độ ăn uống của bạn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau.

2.5 Chảy máu và khó lành vết thương

Việc sử dụng dầu hạt lanh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu của bạn . Điều này là hết sức nguy hiểm nếu như bạn đang phải gánh chịu bất kỳ vết thương ngoài da nào hoặc đang dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến chảy máu, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu.

2.6 Thay đổi nội tiết tố 

Không nên dùng dầu hạt lanh hoặc hạt lanh trong khi đang mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú. Dầu hạt lanh có thể để lại biến chứng ở phụ nữ và những phụ nữ đang mang thai có khả năng sẽ bị ảnh hưởng đến nội tiết tố.

2.7 Dị ứng 

Nếu có khả năng bị dị ứng với hạt lanh hoặc dầu hạt lanh. Bạn nên ngưng và tránh sử dụng dầu hạt lanh nếu nhận thấy ngứa, sưng, đỏ hoặc nổi mề đay khi ăn phải. Nôn mửa và buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng. Hãy đến trung tâm y tế ngay lập tức nếu phản ứng của bạn với dầu hạt lanh khiến cổ họng thắt lại hoặc khó thở. Đây có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ.

2.8 Ung thư tuyến tiền liệt

Có các nghiên cứu mâu thuẫn nhau về việc liệu axit a-linolenic (ALA) có trong hạt lanh và dầu hạt lanh có thể làm cho các khối u trong tuyến tiền liệt trở nên nguy hiểm hơn hay không? 

Điều này có liên quan đến việc liệu dầu hạt lanh không có chứa lignan dinh dưỡng, một chất được cho là có khả năng làm chậm sự phát triển của các khối ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các chất béo có trong dầu hạt lanh tác động đến cơ thể có thể không phù hợp cho những người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Tạp chí Dinh dưỡng Ung thư khuyên bạn nên thảo luận về việc sử dụng hạt lanh với các bác sĩ và tránh hoàn toàn việc sử dụng dầu hạt lanh nếu bạn mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, vì không có lợi ích cụ thể nào được chứng minh từ việc sử dụng dầu hạt lanh đối với những người mắc bệnh này.

2.9 Táo bón và tiêu chảy 

Hạt lanh thường được cho là có khả năng giúp giải quyết các vấn đề về táo bón. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dầu hạt lanh không có các chất xơ như hạt lanh. Vì vậy, việc sử dụng dầu hạt lanh để cải thiện tình trạng táo bón sẽ không hiệu quả như việc ăn hạt lanh trực tiếp. 

Tác hại của dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh có thể gây tác động đối với hệ tiêu hóa

Khi bạn sử dụng hạt lanh dưới dạng thực phẩm bổ sung, hãy nhớ uống đủ nước để tránh tình trạng tiêu chảy, một phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng dầu hạt lanh.

3. Những loại thuốc tương tác tiêu cực với dầu hạt lanh 

Dầu hạt lanh có thể gây ra những tác dụng phụ tiêu cực nếu bạn dùng nó cùng với một số loại thuốc hoặc đang gặp phải một số tình trạng bệnh cụ thể. Đôi khi, việc dùng dầu hạt lanh có thể làm ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ các loại thuốc khác. Thường thì bạn nên uống dầu hạt lanh vài giờ trước khi dùng những loại thuốc khác để đảm bảo sự hấp thu hiệu quả từ chúng. Đôi khi, bạn cần phải tránh hoàn toàn việc bổ sung loại dưỡng chất này.

Một số loại thuốc mà dầu hạt lanh có thể tương tác tiêu cực, bao gồm:

  • Những loại thuốc làm thay đổi lưu lượng máu và chảy máu của bạn, như aspirin, các thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin) và clopidogrel (Plavix), cũng như một số loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen.
  • Những chất điều hòa lượng đường trong máu, bao gồm insulin, glipizide (Glucotrol), glucophage (Metformin), và glyburide (Micronase hoặc Diabeta).
  • Những loại thuốc làm thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể.
  • Những loại thuốc giúp trị táo bón.
  • Những loại thuốc làm giảm huyết áp.
Tác hại của dầu hạt lanh

Một số loại thuốc có thể gây phản ứng không mong muốn khi tiếp xúc với dầu hạt lanh

Nếu bạn có bất kỳ tình trạng bệnh sau đây, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng dầu hạt lanh:

  • Tình trạng chảy máu
  • Tắc ruột
  • Bệnh tiểu đường
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Viêm túi thừa
  • Hạ đường huyết
  • Bệnh viêm ruột
  • Huyết áp thấp
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Tuyến giáp thấp

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng nên tránh xa việc sử dụng dầu hạt lanh.

4. Nên đi bác sĩ khi nào nếu sử dụng dầu hạt lanh 

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu nghi ngờ hoặc cảm thấy mình đang bị phản ứng do sử dụng dầu hạt lanh. Để chủ động nhất có thể, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ về việc sử dụng dầu hạt lanh như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống trước khi bạn bắt đầu sử dụng. 

Tác hại của dầu hạt lanh

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bắt đầu sử dụng dầu hạt lanh

Điều này sẽ giúp ngăn chặn bất kỳ phản ứng tiêu cực nào có thể phát sinh trong quá trình sử dụng.

5. Kết luận 

Dầu hạt lanh là một sản phẩm giàu dưỡng chất, đã thu hút sự quan tâm của nhiều người với những lợi ích cho sức khỏe mà nó  mang đến. Tuy nhiên, song song đó bất kỳ sản phẩm nào cũng có tác dụng phụ không mong muốn nên bạn cần cẩn thận trước khi sử dụng.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO. Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(10 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm