Các nhóm thuốc điều trị viêm họng hạt dứt điểm
Ngày cập nhật
1. Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
- Sự xâm nhập của các loại virus: rhovirus, adenovirus…; vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, khuẩn haemophilus… hoặc các loại nấm gây bệnh. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tấn công, gây viêm nhiễm. Thông thường, virus sẽ tấn công trước, sau đó vi khuẩn và nấm tiếp tục xâm nhập theo dẫn đến hiện tượng bội nhiễm. Điều này khiến các tế bào lympho tại vùng họng phải làm việc liên tục, quá tải và sưng to.
- Biến chứng bệnh lý: Viêm họng hạt có thể là biến chứng của viêm mũi xoang mạn tính, viêm họng cấp tái phát nhiều lần, viêm amidan mạn tính hoặc các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản,…
- Bất thường trong giải phẫu cấu trúc mũi xoang: polyp mũi, lệch vẹo vách ngăn..
- Môi trường sống ô nhiễm: Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói bụi, khói thuốc lá… hoặc thời tiết thất thường cũng là những yếu tố nguy cơ.
- Lối sống không lành mạnh: Lạm dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng kém… cũng góp phần kích thích cổ họng và tạo điều kiện để các tác nhân gây bệnh xâm nhập, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
- Yếu tố cơ địa, di truyền: có tiền sử dị ứng, một số bệnh di truyền, miễn dịch cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm họng hạt.
2. Các triệu chứng thường gặp phải
Triệu chứng chính của viêm họng là cổ họng đau, khô hoặc ngứa. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hoặc loại nhiễm trùng. Những triệu chứng điển hình khi bị viêm họng hạt có thể kể đến như:
- Có hạt sưng ở cổ họng, cảm giác ngứa ngáy hoặc vướng ở họng
- Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ thấy đau ngay cả khi nuốt nước bọt
- Ho kéo dài, có thể ho khan hoặc ho có đờm, ho về đêm gây khó ngủ
- Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, sốt cao có thể trên 38⁰C
- Chán ăn, hơi thở có mùi,...
3. Một số loại thuốc trị viêm họng hạt đang được sử dụng
Việc lựa chọn phương pháp điều trị viêm họng hạt chủ yếu dựa trên nguyên nhân, tiền sử bệnh lý và mức độ nặng - nhẹ của triệu chứng. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh. Sau đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc kháng sinh
Giúp tiêu diệt lớp màng phòng vệ của vi khuẩn, khiến chúng không thể lây lan và gây hại cho cơ thể, có thể kể đến như:
- Amoxicillin: được áp dụng cho các trường hợp bị viêm họng hạt do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
- Clarithromycin: nằm trong nhóm macrolid. Công dụng chính của Clarithromycin là chuyên hỗ trợ xử lý các bệnh về đường hô hấp trên mà nguyên nhân chính do vi khuẩn tồn tại sẵn có trong môi trường xung quanh.
- Erythromycin: Không giống với một số loại kháng sinh thông thường, Erythromycin chỉ phát huy tối đa công dụng khi uống lúc bụng đói
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý phải tuân thủ điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định, liều dùng của bác sĩ để hạn chế tình trạng kháng thuốc cùng các biến chứng nguy hiểm.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát cổ họng, sưng tấy cổ họng, sốt, đau đầu,... Cơ chế hoạt động của các thuốc NSAID là tác động vào các dây thần kinh trung ương, làm sụt giảm lượng enzyme cyclooxygenase đảm nhận nhiệm vụ truyền nhận tín hiệu viêm, đau.
- Ibuprofen: thành phần dược tính của thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản sinh ra các chất nhầy gây viêm, từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng sưng tấy, nổi hạch sốt và giảm đau. Đối tượng sử dụng: người trưởng thành và trẻ em bị viêm họng hạt từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Aspirin: Với hoạt chất chính là salicylate, thuốc được sử dụng làm giảm các thụ thể gây viêm, đau, sốt.
- Paracetamol: Với hoạt chất chính là acetaminophen, thuốc được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp, đau họng, đau răng, sốt nhẹ. Liều tối đa ở người lớn là 100mg/liều, không quá 4000mg/ngày.
Thuốc điều trị dị ứng
Dị ứng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng hạt và bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chống dị ứng. Các thuốc thường dùng là nhóm thuốc ức chế histamin H1 và một số thuốc xịt mũi.
- Nhóm thuốc ức chế histamin H1: hoạt động theo cơ chế liên kết với thụ thể H1 trong cơ trơn, nội mô và tế bào. Từ đó, nó giúp cải thiện các triệu chứng kích ứng do dị ứng. Một số loại thuốc thường dùng là claritin, alimemazin, promethazine,...
- Các thuốc xịt mũi: có chứa thành phần corticoid, giúp làm giảm tình trạng tiết dịch nhầy và hỗ trợ thông thoáng hốc mũi. Các thuốc thường dùng là nazal, nasonex, rhinex,...
Thuốc điều trị trào ngược acid dạ dày
Một trong những yếu tố nguy cơ gây viêm họng hạt là bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Trong trường hợp này, bác sĩ chủ yếu chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc sau:
- Thuốc chẹn H2: dễ dung nạp vào cơ thể, ức chế hoạt động của histamin H2, làm giảm sự tiết dịch ở dạ dày. Các thuốc thường dùng là famotidine và nizatidine
- Chất ức chế bơm PPI: có tác dụng chủ yếu trong điều trị bệnh trào ngược GERD, loét dạ dày - tá tràng. Các thuốc thường dùng là esomeprazole, pantoprazole, dexlansoprazole,…
- Thuốc giãn co thắt thực quản: Chủ yếu sử dụng Baclofen giúp giãn cơ và chống co thắt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mật ong hoặc các bài thuốc dân giản để điều trị viêm họng hạt. Xem tại đây:
4. Lưu ý khi dùng thuốc viêm họng hạt
Song song với sử dụng các loại thuốc chữa viêm họng hạt kể trên, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe khoa học theo những nguyên tắc sau:
- Nên kết hợp các cách giảm viêm họng hạt tại nhà (uống mật ong, súc miệng nước muối,…) cùng với các loại thuốc trị viêm họng hạt được bác sĩ chỉ định.
- Thường xuyên làm sạch khoang miệng và cổ họng bằng một số phương pháp đơn giản và hiệu quả như súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, có thể kết hợp với các phương pháp dân gian lành tính để hạn chế những tác dụng phụ của tân dược dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, bao gồm nước ngọt có gas, rượu bia, các loại cà phê, trà đặc, tuyệt đối không hút thuốc lá trong thời gian bị bệnh.
- Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung thêm rau xanh, trái cây để nâng cao hệ miễn dịch. Người bệnh cũng cần bổ sung nhiều vitamin c để tốc độ hồi phục bệnh sẽ nhanh chóng hơn.
- và loại bỏ các vi khuẩn, tác nhân gây bệnh trong cơ thể.
- Giữ ấm cho vùng cổ họng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc nếu bạn phải làm việc trong phòng điều hòa thường xuyên.
- Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, xây dựng giờ giấc sinh hoạt khoa học để tránh tình trạng bị kiệt sức.
- Tránh tiếp xúc với những khu vực có mầm bệnh, ô nhiễm bởi khói bụi hoặc hóa chất.
- Nơi ở của người bệnh cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.
- Khi đến nơi công cộng, người bệnh nên mang khẩu trang và vệ sinh tai mũi họng sau khi ra ngoài.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(12 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm