Ăn gì để vào con không vào mẹ?
Ngày cập nhật
Ths.BS Võ Trần Minh Trí
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp
1. Những hiểu lầm về dinh dưỡng khi mang bầu
Chế độ dinh dưỡng của trong quá trình mang thai rất quan trọng. Tuy nhiên, một số mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng không đúng cách dẫn đến sai lầm trong quá trình chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Một số hiểu lầm về dinh dưỡng khi mang bầu thường mắc phải bao gồm:
1.1 Chia nhỏ bữa ăn nhưng không cắt giảm khẩu phần
Thông thường, mẹ bầu sẽ nhận được lời khuyên nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu dù chia nhỏ bữa ăn nhưng lại không giảm lượng thức ăn mỗi bữa. Vì thế, mẹ phải ăn quá nhiều nhưng không vào con, thậm chí còn khiến mẹ tăng cân nhanh hơn.
Cách bổ sung dinh dưỡng đúng cách đó là chia nhỏ 5-6 bữa ăn trong một ngày gồm 3 bữa chính và các bữa phụ. Đồng thời nên giảm khẩu phần ăn mỗi bữa để tránh ăn quá nhiều. Nhờ đó, mẹ có thể nạp đầy đủ calo, chất dinh dưỡng, ổn định đường trong máu, giảm tích tụ mỡ thừa, bớt nôn nghén.
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày khi bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ
1.2 Ăn ít hơn vì sợ mập
Nhiều mẹ bầu lo lắng việc ăn quá nhiều có thể khiến mẹ tăng quá nhiều cân, khó lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Vì thế, phụ nữ mang thai không được thực hiện các chế độ ăn kiêng để giảm cân trong thai kỳ. Thay vào đó, mẹ nên tập trung vào chế độ ăn uống đủ chất để trẻ phát triển toàn diện.
1.3 Ăn cho cả 2 nên tăng khẩu phần ăn
Sai lầm tiếp theo khi bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé đó là ăn thật nhiều, ăn gấp đôi lượng thức ăn bình thường. Bởi, nhiều bà mẹ cho rằng việc ăn nhiều mới có đủ dinh dưỡng, năng lượng để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trọng lượng của thai nhi trong bụng mẹ rất bé. Do đó, lượng dinh dưỡng cho bé không thể cao như một người lớn bình thường. Vì thế, cách bổ sung dinh dưỡng đúng cách được các chuyên gia khuyến cáo đó là chỉ nên ăn nhiều hơn bình thường một chút là đủ.
Thai nhi cần bổ sung nhiều dưỡng chất khác nhau để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Việc bổ sung dưỡng chất không hợp lý thì chỉ có mẹ bầu tăng cân trong khi em bé trong bụng lại có rất ít dinh dưỡng.
Chỉ nên ăn nhiều hơn một chút so với khẩu phần ăn bình thường
2. Nguyên tắc ăn uống để "vào con không vào mẹ"
Để tối ưu lượng thức ăn sao cho ăn gì để vào con không vào mẹ, mẹ bầu nên tuân thủ theo những nguyên tắc ăn uống sau:
Ưu tiên tinh bột phức: loại tinh bột này phân giải trong hệ tiêu hóa chậm hơn, giúp duy trì đường huyết ổn định, ổn định đường huyết trong máu. Lượng ăn tinh bổ nên chiếm khoảng 55 - 65% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ.
Ưu tiên tinh bột phức trong chế độ ăn uống của mẹ bầu
Ăn nhiều đạm từ các loại thịt nạc: Nên bổ sung ít nhất 61 - 91g/ngày để cung cấp nhiều protein, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp mẹ quản lý cân nặng, duy trì cảm giác no lâu
Bổ sung chất béo từ các loại cá biển: cung cấp axit béo omega 3, DHA, EPA giúp thai nhi phát triển não bộ, thị giác, thúc đẩy chuyển hóa chất béo ở mẹ bầu.
Ăn nhiều chất xơ từ rau củ: giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cho sự phát triển của thai nhi, hỗ trợ kiểm soát cơn đói ở mẹ bầu.
Bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây: dinh dưỡng trong trái cây giúp làm tăng cảm giác no, giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng dễ dàng.
Ăn đầy đủ dinh dưỡng để vào con mà không vào mẹ
3. Chế độ ăn cho từng giai đoạn quan trọng của thai kỳ
Để kiểm soát cân nặng một cách tốt nhất, mẹ cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của bản thân theo từng chu kỳ trong giai đoạn mang thai. Từ đó, mẹ có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng để ăn gì vào con không vào mẹ một cách tốt nhất. Cụ thể, chế độ ăn cho từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 3 tháng đầu:
Trong giai đoạn này mẹ bầu nên ăn nhiều hơn 50 calo/ngày để cung cấp đủ năng lượng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cụ thể, hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ trong giai đoạn này như sau:
- Chất đường bột: 297 - 370g/ngày, ưu tiên tinh bột phức từ ngũ cốc chưa qua tinh chế và rau củ quả, hạn chế bánh kẹp ngọt, đồ uống có đường.
- Chất đạm: 1,13g/kg cơ thể + 1g/ngày
- Chất béo: 46,5 - 58,5g/ngày. Ưu tiên chất béo tốt như omega 3, omega 6,... chiếm khoảng 75% tổng lượng chất béo tốt. Không bổ sung chất béo xấu quá 50% tổng lượng chất béo hàng ngày.
- Thuốc bổ sung vi chất: 600mg sắt + 400mcg axit folic/ngày, chỉ nên bổ sung nếu có chỉ định của bác sĩ.
3 tháng đầu nên ăn nhiều hơn 50 calo/ngày so với trước khi mang thai
Giai đoạn 3 tháng giữa:
Trong giai đoạn 3 tháng giữa, thai nhi có sự phát triển vượt trội về chiều cao. Trẻ có thể tăng thêm gần 30cm chiều dài. Vì thế thế, mẹ nên ăn nhiều hơn 250 calo/ngày so với trước khi mang thai.
Mẹ có thể tham khảo nguyên tắc ăn uống trong giai đoạn này như sau để ăn vào con không vào mẹ.
- Chất đường bột: 325 - 400g/ngày
- Chất đạm: 1,13g/kg cơ thể + 10g/ngày, ưu tiên các loại đạm chứa nhiều canxi. Uống nhiều sữa, khoảng 500ml/ngày hoặc khoảng 75g phô mai để cung cấp canxi cho cơ thể.
- Chất béo: 52,5 - 64,5g/ngày
- Thuốc bổ sung vi chất: bổ sung liều gồm 60mg sắt + 400mcg axit folic + 1200mg/ngày
3 tháng giữa nên ăn nhiều hơn 250 calo/ngày
Giai đoạn 3 tháng cuối:
Thời gian 3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển vượt trội về cân nặng. Trong thời gian này, trẻ có thể tăng thêm gần 2400g cân nặng. Vì thế, mẹ nên ăn nhiều hơn 450 calo/ngày so với trước khi mang thai.
Để biết được ăn gì để vào con không vào mẹ, bạn có thể tham khảo nguyên tắc ăn uống trong giai đoạn này như sau:
- Chất đường bột: 355 - 430g/ngày
- Chất đạm: liều đạm bổ sung mỗi ngày là 1,13g/kg cơ thể + 31g, ưu tiên đa dạng các loại đạm như thịt đỏ, trứng, hải sản và uống khoảng 600ml sữa mỗi ngày.
- Chất béo: 50 - 62g/ngày
- Thuốc bổ sung vi chất: liều bổ sung mỗi ngày là 60mg sắt + 400mcg axit folic + 1200mg canxi
3 tháng cuối nên ăn nhiều hơn 450 calo/ngày
4. Những thực phẩm vào con không vào mẹ
Mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé mà không làm tăng cân cho mẹ bầu. Một số thực phẩm trong danh sách ăn gì để vào con không vào mẹ mà bạn có thể tham khảo như:
- Đậu nành: giàu protein, chất xơ, các chất không bão hòa tốt cho sức khỏe, giúp thai nhi tăng cân, hạn chế hấp thu calo, tạo cảm giác no lâu.
- Các loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi: bổ sung vitamin C, hesperidin giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe tim mạch, hạn chế tích tụ cholesterol.
- Chuối: bổ sung vitamin B6, chất xơ, kali, đường bột giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh, hạn chế triệu chứng nôn nghén ở mẹ bầu
- Bông cải xanh: giúp ngăn chặn chứng thèm ăn vô cớ trong thai kỳ, kiểm soát cân nặng khi mang thai.
- Yến mạch: làm tăng số lượng lợi khuẩn đường ruột, giúp mẹ bầu ăn uống điều độ, chuyển hóa dinh dưỡng hiệu quả.
- Gạo lứt: giúp ổn định đường máu của mẹ bầu, hạn chế tích tụ mỡ, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Đậu lăng, các loại đậu: ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, bệnh thiếu máu ở mẹ bầu.
- Ngũ cốc nguyên hạt: cải thiện tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, giúp mẹ bầu quản lý cân nặng.
- Rau lá xanh: giúp đẩy lùi chứng suy dinh dưỡng bào thai, cải thiện cân nặng của trẻ khi sinh.
- Trứng: giúp tăng cường trao đổi chất, kiểm soát cân nặng ở mẹ và mang lại nhiều dinh dưỡng cho thai nhi
- Sữa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa: bổ sung canxi, vitamin d cho thai nhi, làm giảm cảm giác thèm ăn ở mẹ, giúp kiểm soát cân nặng.
- Khoai lang: giúp kiểm soát tốt đường trong máu, tránh tiểu đường thai kỳ, tăng cân.
- Cá hồi: bổ sung omega 3, DHA, EPA cho sự phát triển hệ thần kinh ở thai nhi, cải thiện tỷ lệ mỡ thừa, béo phì ở mẹ bầu.
- Thịt gà: cung cấp lượng đạm cao cho cơ thể mẹ và bé, hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
- Các loại hạt: cung cấp chất béo tốt cho bé, gia tăng cảm giác no và kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.
Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé
5. Những thực phẩm nên tránh
Ngoài việc tìm hiểu ăn gì để vào con không vào mẹ, bạn có thể tham khảo những thực phẩm không nên ăn nhiều trong thai kỳ. Theo đó, nên tránh những thực phẩm sau để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé:
- Bánh kẹo, thức ăn nhiều đường: có thể gây ra tăng cân quá mức, béo phù, các biến chứng thai kỳ như: đái tháo đường, tiền sản giật, sinh non,...
- Thức ăn nhanh: tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ.
- Thức ăn nhiều muối: natri trong muối khiến cơ thể tích trữ nhiều nước hơn, gây đầy hơi, đau đầu, tăng huyết áp.
- Thực phẩm nhiều gia vị, chất béo không lành mạnh: gây ra hiện tượng mỡ hóa màng tế bào, suy yếu quá trình trao đổi chất, dễ sảy thai.
Tránh ăn thức ăn nhiều đường, muối, gia vị, thức ăn nhanh
6. Một số biện pháp tăng cường dinh dưỡng
Bên cạnh các món ăn trong danh sách ăn gì để vào con không vào mẹ, mẹ bầu có thể ứng dụng một số biện pháp tăng cường dinh dưỡng như sau:
- Ăn vừa đủ chất béo tốt: tiêu thụ quá nhiều chất béo, axit béo omega-3 trong thai kỳ khiến trẻ sinh ra bị mắc chứng rối loạn thính giác, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ,... Dư thừa omega 3 có thể khiến trẻ khi trưởng thành dễ bị khởi phát sớm bệnh lão hóa, tăng huyết áp, tiểu đường loại II, suy thận, rút ngắn tuổi thọ.
- Ưu tiên đồ hấp hoặc luộc: những món ăn được chế biến theo cách này giúp mẹ cân bằng dinh dưỡng, tiêu thụ ít calo hơn, tránh việc ăn quá nhiều đường, muối, gia vị.
- Ăn chậm nhai kỹ: ăn quá nhanh khiến cơ thể có cảm giác muốn ăn nhiều hơn những gì cơ thể cân, gây ra tình trạng rối loạn dinh dưỡng, các biến chứng thai kỳ khó lường.
- Ăn bữa sáng đầy đủ chất: bữa sáng đủ chất với các loại hạt, ngũ cốc, quả mọng có thể giúp mẹ tràn đầy năng lượng, cải thiện các triệu chứng buồn nôn do thai nghén.
- Chia lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ: ăn nhiều bữa trong ngày giúp dạ dày không bị quá căng tức, giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa khi ốm nghén.
- Uống đủ nước mỗi ngày: uống đủ nước giúp cơ thể gia tăng dung tích máu, tăng cường trao đổi chất cho mẹ và bé. Uống đủ nước giúp mẹ hạn chế tình trạng ăn vặt quá nhiều, tăng cân trong thai kỳ.
- Thường xuyên tập luyện: ưu tiên những bài tập thể lực nhẹ nhàng như đi bộ, yoga có tác dụng giảm béo, giảm đau lưng, táo bón, đầy hơi, phù nề do nằm lâu, ngồi một chỗ quá lâu khi mang thai.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý: dựa vào chỉ số BMI, mẹ bầu có thể điều chỉnh cân nặng trong thời gian mang thai để xây dựng kế hoạch bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho bé.
Tập thể dục và ăn uống đủ chất để tăng cường dinh dưỡng cho thai nhi
Trên đây là những gợi ý thực phẩm giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ăn gì để vào con không vào mẹ”. Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ bầu có thể xây dựng thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(9 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm