Cà gai leo và những công dụng tuyệt vời khi điều trị bệnh gan
Cà gai leo, một trong những loại thảo dược được trồng phổ biến ở Việt Nam, nhất là miền Trung và miền Bắc. Vậy cà gai leo có đặc điểm gì? Công dụng như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Cùng Medio app tìm hiểu thông tin chi tiết qua nội dung sau đây.
Đặc điểm cây cà gai leo
Cà gai leo thuộc họ Solanaceae, có tên khoa học là Solanum procumbens. Loại thảo dược này còn được gọi bằng một số tên khác như cà gai dây, cà lù, cà vạnh, cà bò. Nó là cây leo nhỡ, lá màu xanh, mọc so le và có hình thuôn dài hoặc hình trứng, được chia thành nhiều cành. Chiều dài của mỗi cành ước tính trung bình từ 60 - 100cm.
Solanum procumbens là tên khoa học của cà gai leo
Cây cà gai leo có phần lá phía dưới gốc cây với hình lưỡi rìu hoặc hơi tròn. Mặt trên của loài cây này có gai, mặt dưới thì có nhiều lông trắng. Thời gian cà gai leo ra hoa tầm tháng 4 đến tháng 9. Còn khoảng tháng 9 - tháng 12 là thời điểm chúng kết quả.
Quả của cà gai leo với hình cầu, màu đỏ bóng, mọng, có đường kính 7 - 9mm. Hạt bên trong màu vàng nhạt, kích thước khoảng 3 x 2mm.
Để phân biệt các loại cây cà gai leo, người ta thường dựa vào:
- Màu sắc: Có cà gai leo hoa tím và cà gai leo hoa trắng. Nhờ đặc điểm dây nhỏ, cà gai leo hoa trắng được sử dụng phổ biến hơn, ứng dụng nhiều trong chế biến thuốc. Còn cà gai leo hoa tím với dây lớn, thường được dùng để làm hàng rào.
- Vùng miền: Thường được phân thành cà gai leo miền Bắc và cà gai leo miền Trung. Cây cà gai leo miền Bắc dễ trồng và chăm sóc, có màu xanh, bụ bẫm. Trong khi đó, cà gai leo miền Trung lại có màu nâu đất, trông cứng cáp, thân cây cằn cỗi.
- Tính chất: Chia thành cà gai leo tươi và cà gai leo khô.
Cà gai leo hoa trắng được dùng phổ biến
Xét về góc độ dược liệu, cà gai leo là thảo dược có tính ấm, vị hơi the với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có giải độc gan. Nhiều người thường mang cà gai leo sấy, phơi khô để sắc uống hoặc nấu thành cao.
Công dụng tuyệt vời của cà gai leo đối với sức khỏe
Cà gai leo có tác dụng gì? Tham khảo ngay 9 công dụng của loài cây này đối với sức khỏe con người.
Chữa viêm gan, xơ gan, giải độc gan
Theo nhiều nghiên cứu, cà gai leo có khả năng điều trị tình trạng viêm gan, nhất là viêm gan B hoặc men gan cao. Bởi nó sở hữu glycoalcaloid, hoạt chất làm giảm nồng độ virus viêm gan trong máu của người mắc bệnh. Từ đó làm chậm quá trình tiến triển xơ gan một cách hiệu quả. Ngoài ra, cà gai leo còn có công dụng hỗ trợ giải độc gan.
Cà gai leo giúp điều trị viêm gan, xơ gan, giải độc gan
Hỗ trợ chống tế bào ung thư
Với đặc tính chống oxy hóa tốt nhờ glycoalcaloid và dịch chiết, cà gai leo được biết đến với tác dụng giảm những tổn thương do oxy hóa. Và chống viêm gan như thông tin ở trên có đề cập. Không những vậy, những dịch chiết tồn tại trong cà gai leo còn hỗ trợ ức chế tế bào ung thư. Có thể kể đến như ung thư gan, ung thư cổ tử cung.
Chữa hen suyễn
Hiện nay, có nhiều dược liệu với khả năng chữa các bệnh dị ứng, ho, hen suyễn hiệu quả. Cài gai leo là một trong những loại dược liệu đó. Chiết xuất của nó giúp ổn định tế bào mast. Đây là tế bào với vai trò sản xuất những hóa chất trong gian, tạo co thắt đường thở ở bệnh hen phế quản hoặc hen suyễn.
Chữa phong thấp
Một trong các tác dụng của cà gai leo nữa là điều trị phong thấp. Một số thành phần có trong dây và rễ của cà gai leo hỗ trợ chữa phong thấp hiệu quả. Bao gồm flavonoid, alkaloid, tinh bột. Ngoài ra, nó còn giúp giảm đau nhức gân xương, sâu răng.
Chữa đau nhức xương khớp
Ngoài việc hỗ trợ giảm tình trạng phong thấp thì cà gai leo còn giúp giải quyết vấn đề đau nhức xương khớp. Nhờ sở hữu đặc tính ấm, vị hơi the mà loại thảo dược này làm giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng.
Chữa đau nhức xương khớp từ cà gai leo
Chữa ho gà
Ho gà được biết đến là loại bệnh có liên quan đến đường hô hấp, chủ yếu gặp phải ở trẻ nhỏ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cà gai leo là dược liệu có khả năng chữa bệnh ho gà tốt và an toàn đối với sức khỏe của trẻ.
Chữa rắn cắn
Trường hợp bị rắn cắn nếu không được xử lý nhanh chóng thì dễ nguy hiểm đến tính mạng. Thế nên, nhiều người thường dùng cà gai leo nhưng bài thuốc hữu hiệu để giải quyết tình trạng rắn cắn. Cà gai leo giúp giảm đau, đào thải chất độc hiệu quả.
Chữa cảm cúm
Sở hữu các hoạt chất kháng khuẩn như flavonoid, alkaloid, cà gai leo hỗ trợ chống viêm, điều trị cảm cúm. Từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chữa dị ứng
Ngoài các công dụng kể trên, dùng cà gai leo còn giúp chữa dị ứng hiệu quả. Các thành phần chiết xuất có trong loại thảo dược này ức chế sự phân hủy tế bào mast. Việc này giúp chống lại những ký sinh trùng, vi khuẩn và bảo vệ miễn dịch.
Cà gai leo chữa dị ứng hiệu quả
Các dạng điều chế cà gai leo phổ biến
Cà gai leo được điều chế thành nhiều loại để thuận tiện trong quá trình sử dụng. Hiện nay, loài cây này được chế biến thành 2 dạng phổ biến: trà gai leo và cao cà gai leo.
Trà gai leo
Thông thường, cà gai leo sẽ được thu hoạch rễ, cành và lá. Sau đó rửa sạch, mang đi thái lát và tiến hành sấy hoặc phơi khô với thời gian nhất định. Nếu dùng cà gai leo làm trà thì nên bỏ vào hũ hoặc vật dụng sạch để bảo quản. Khi sử dụng, chỉ cần cho cà gai leo khô với liều lượng vừa đủ để sắc lấy nước uống.
Cà gai leo được điều chế thành trà
Cao cà gai leo
Cao cà gai leo sau khi điều chế dưới dạng khô có thể dùng sản xuất thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Có thể bào chế chúng thành viên nang mềm, viên nang cứng, viên nén,...
Bên cạnh đó, có thể kết hợp cao cà gai leo với một số dược liệu khác nhằm gia tăng hiệu quả nhanh chóng. Ví dụ như sao vàng 30g cao khô cà gai leo, 10g cây chó đẻ răng cưa cùng 10g dừa cạn, sắc uống 1 thang/ngày. Uống khoảng 10 - 30 thang, bạn sẽ thấy các vấn đề như xơ gan, viêm gan,... được cải thiện rõ rệt.
Ngoài trà, cà gai leo còn được bào chế dưới dạng cao
>> Tham khảo các dòng thực phẩm chức năng từ cà gai leo, hỗ trợ giảm các vấn đề về gan từ Medigo app.
Hướng dẫn cách dùng cà gai leo
Cách tối ưu nhất khi dùng cà gai leo là bạn mua cây tươi. Sau đó, rửa sạch, phơi khô, bảo quản nơi thoáng mát. Mỗi khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần mang cà gai leo khô đi sắc uống. Liều lượng dùng cà gai leo sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tình trạng sức khỏe, bệnh lý, độ tuổi,... Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá 50 - 60g/ngày.
Nếu sử dụng cà gai leo để nấu thành trà thì bạn có thể thực hiện như sau:
- Rửa sạch 50 - 60g cà gai leo khô, cho vào ấm trà
- Đổ nước sôi đủ để ngậm hết dược liệu, sau đó chắc bỏ nước
- Đổ tiếp 200ml nước sôi vào ấm, hãm trà trong vòng 10 phút
- Cuối cùng, đổ 1 lít nước sôi vào, chắc lấy nước để uống
Không dùng quá 50 - 60g cà gai leo khô mỗi ngày
Những lưu ý khi sử dụng cà gai leo
Trong quá trình sử dụng cà gai leo, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Phụ nữ có thai, trẻ dưới 5 tuổi, người bị bệnh thận, huyết áp thấp hoặc đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì không nên dùng cà gai leo
- Điều kiện sức khỏe, cơ địa của mỗi người không giống nhau nên cần chú ý đến liều lượng khi dùng cà gai leo. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Medigo app vừa thông tin đến bạn về đặc điểm, tác dụng, dạng điều chế, cách dùng cũng như lưu ý về cà gai leo. Hy vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có được kiến thức hữu ích về loại thảo dược này. Đặc biệt là biết cách sử dụng cà gai leo phù hợp nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm