Ăn mía có lợi cho sức khỏe không?
Mía là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được con người lựa chọn sử dụng nhiều hiện nay. Vậy, mia có những tác dụng gì? ăn mía có mập không? Hãy giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thông tin dinh dưỡng của mía
Thông tin dinh dưỡng trong mía
Mía còn có tên gọi khác làm cam giá, tên khoa học là Saccharum officinarum L. Mía được trồng nhiều nhất ở 2 đất nước là Ấn Độ và Cu Ba.
Mía có thân cây thẳng và được chia làm nhiều đốt. Vỏ mía có màu tím đen, ruột màu vàng và cũng là nơi có giá trị dinh dưỡng nhiều nhất của cây mía. Hình dáng mía cũng có những loại khác nhau như thân cao to hoặc thân gầy thấp.
Dinh dưỡng trong thân cây mía có chứa tới 70% là đường. Ngoài ra còn rất nhiều hợp chất có lợi khác như chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và gần 30 loại axit hữu cơ khác nhau.
Theo USDA trong 100g mía thì sẽ cung cấp:
- 2.65g đạm.
- 83 calo.
- 16.6g chất xơ.
- 16.6g đường.
- 79mg canxi.
- 3mg natri.
- 7.2 mg vitamin C.
- 10.6g carbohydrate.
Ngoài giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm, mía còn là vị thuốc tốt được dân gian tìm hiểu và dùng từ lâu đời. Theo Đông y, mía có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, chống buồn nôn, tiêu đờm, chữa các bệnh về sốt và tiểu tiện,...
Lợi ích sức khỏe khi bạn ăn mía
Ở phần này, chúng chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem mía có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người.
Cách chăm sóc trẻ viêm mũi họng
Sử dụng nước mía chăm sóc trẻ em bị viêm mũi họng
Thời tiết thay đổi là một trong những lý do khiến trẻ em bị các bệnh liên quan đến viêm mũi họng. Bạn có thể sử dụng mía như một phương pháp trị bệnh này ở trẻ nhỏ một cách an toàn và hiệu quả.
Mía tươi ép nước để mát rồi uống. Cách này vừa dễ làm, vừa giúp trẻ con dễ uống nhờ vị ngọt của mía.
Khi bị viêm họng cấp và mãn tính, có thể sử dụng nước mía ép và gừng tươi theo tỉ lệ 7:1, uống từng ngụm nhỏ một để điều trị bệnh.
Nước mía ép cùng củ cải trắng theo tỉ lệ 1:2 và nước lọc uống hằng ngày cũng là một bài thuốc trị dứt điểm các bệnh viêm mũi họng ở trẻ em.
Để không bao giờ mắc bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân tiểu đường thường có chỉ số đường huyết khá cao. Mặc dù trong mía chứa lượng đường cao và cũng có thể làm tăng đường huyết trong máu, tuy nhiên nó không đáng kể so với đường tinh chế. Vì vậy, bổ sung mía cũng là một cách bổ sung dinh dưỡng mà không bị tăng lượng đường trong máu như các loại đường tinh chế khác. Điều này lý giải cho việc ăn mía sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh đái tháo đường. (1)
Viêm họng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Trong mía chứa một lượng lớn kali, canxi, vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp bạn có thể ngăn ngừa các bệnh viêm họng.
Tuy nhiên khi bị viêm họng cũng cần ăn mía đúng cách mới có thể giúp chữa khỏi bệnh mà không bị phát nặng hơn.
Mía bạn có thể đem nướng cho vàng vỏ rồi ép lấy nước, trộn với lá húng chanh theo tỉ lệ 1:1 rồi đem hấp cách thủy. Uống khoảng 4-5 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ho, đờm, đau họng.
Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý không nên ăn mía khi còn nguyên vỏ, vỏ mía không tốt cho sức khỏe hô hấp của bạn, ngược lại, chúng sẽ làm bạn bị ngứa rát họng và ho nhiều hơn.
Cách điều trị các bệnh hô hấp khi chuyển mùa ở trẻ
Sử dụng mía chữa các bệnh về hô hấp
Giao mùa là thời điểm khiến trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp.
Theo Đông y, mía có tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, chữa các bệnh hô hấp, sốt cao, đầy bụng, ho, viêm họng,...
Để chữa nhuận phế, trị ho, nóng rát cổ họng bạn có thể dùng 50g gạo tẻ, 50g bách hợp, 200ml nước củ cải cùng 300ml nước mía để nấu cháo ăn trong ngày.
Để chữa ho gà bạn có thể dùng mía cắt khúc nhỏ, 400ml nước, 50g rau má cùng 2 lát gừng tươi sắc còn 250ml và dùng uống trong ngày.
Để chữa bệnh bụi phổi sử dụng 50ml nước mía, 50ml củ cải ép, mật ong (có thể thay thế bằng đường phèn) cùng lòng đỏ trứng gà đem hấp.
Nước mía giúp điều trị chứng vàng da
Khi chức năng gan suy giảm sẽ làm tăng sắc tố màu vàng trong bilirubin máu. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh vàng da. Nước mía có khả năng giúp phục hồi chức năng của gan. Từ đó chữa căn bệnh vàng da và cải thiện làn da đầy sức sống hơn.
Tăng khả năng trao đổi chất và giảm ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Mía có nhiều công dụng tốt đối với phụ nữ mang thai
Mía có thể dùng như thực phẩm giúp tăng cường axit amin để trao đổi chất. Bên cạnh đó, sử dụng nước mía và gừng sẽ giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi. Qua đó, giúp cho phụ nữ mang thai tăng cường khả năng trao đổi chất, giảm tình trạng ốm nghén.
Lợi tiểu
Mía là loại cây thực vật có đặc tính lợi tiểu và giúp giảm tần suất làm việc vất vả của thận bằng cách giúp cơ thể đào thải nước và lượng muối dư thừa. Qua đó, thận sẽ không bị quá tải và trở nên khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nước mía cũng là loại thức uống có tính mát giúp giải nhiệt, giảm tình trạng nóng rát do đường tiết niệu gây ra.
Những rủi ro bạn có thể gặp khi ăn mía
Những rủi ro bạn có thể gặp khi ăn mía
Tuy mía là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe nhưng chúng vẫn tồn tại những rủi ro như:
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch: Mía có khả năng làm tăng đường huyết, dung nạp quá nhiều đường mía sẽ gây nên nguy cơ tử vong cao hơn đối với bệnh nhân mắc bệnh tim.
- Người mắc huyết áp cao: Bổ sung thực phẩm giàu đường như mía sẽ làm tăng cholesterol, nguy hại cho sức khỏe của người huyết áp cao.
- Người bị tiểu đường: Mặc dù lượng đường trong mía không gây ảnh hưởng nhiều như đường tinh chế. Tuy nhiên bổ sung quá nhiều và nhanh sẽ gây tăng đường huyết, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Dễ gây tình trạng tăng cân, béo phì: ăn mía có béo không? là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong mía có chứa tới 70% dinh dưỡng là đường, còn lại là đạm và chất béo. Vì vậy bổ sung nhiều mía sẽ khiến cơ thể dễ bị béo hơn so với bình thường.
Mặc dù mía có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta cũng cần sử dụng đúng loại thực phẩm này để mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc sử dụng không đúng đối tượng sẽ gây ra nhiều nguy cơ về các chứng bệnh khác. Như trên là một số rủi ro mà bạn có thể gặp khi ăn mía mà bạn cần cân nhắc trước sử dụng loại thực phẩm này.
Vị thuốc từ mía
Các vị thuốc từ mía
- Nước mía có tác dụng tiêu đờm, viêm họng cấp tính hoặc mãn tính, viêm amidan.
- Nước mía ép cùng má đề tươi có công dụng chữa tiểu buốt, tiểu rắt.
- Nước mía ép nấu cháo cùng gạo có thể chữa bệnh ho gà.
- Nước mía trộn đều cùng mật ong uống khi đói có tác dụng chữa chứng vị nhiệt, chán ăn, đắng miệng.
- Nước mía uống cùng gừng có thể chữa buồn nôn có thể giúp phụ nữ mang thai giảm bớt nghén.
- Vỏ cây đại cùng phen chua và nước mía có tác dụng chữa trị táo bón, hơi thở có mùi hôi, nước tiểu vàng, đầy bụng.
- Nước ép mía cùng ngó sen có thể chữa các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
- ½ lít nước mía ép nấu sôi, cho vào 2 quả trứng gà có thể chữa các bệnh suy nhược cơ thể, kém ăn,..
Ngoài ra, mía còn được sử dụng trong chế tạo rượu, chế tạo thuốc.
Như trên là những thông tin hữu ích về công dụng của mía và những bài thuốc được điều chế từ loại thực phẩm này. Hy vọng qua bài viết mà Medigo tổng hợp biên soạn bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng biết được cách sử dụng mía hiệu quả nhất.
Tài liệu tham khảo:
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm