lcp

Overthinking là hội chứng gì? 5 cách hiệu quả giúp ngừng overthinking

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Bạn đã bao giờ đắm chìm trong những dòng suy nghĩ lặp đi lặp lại không hồi kết, trăn trở về những điều đã trải qua hay lo lắng thái quá về chuyện tương lai. Nếu câu trả lời là có thì rất có thể bạn đang đối mặt với hội chứng overthinking - tình trạng suy nghĩ quá mức mà bạn không hề hay biết. Vậy cụ thể thì overthinking là gì, triệu chứng thế nào, tác động của overthinking ra sao và cần làm gì để ngừng overthinking. Medigo sẽ giải đáp thật chi tiết cho bạn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Overthinking là gì?

Vậy overthinking hay hội chứng overthinking nghĩa là gì? 

Overthinking là khái niệm dùng để chỉ tình trạng suy nghĩ quá nhiều hay quá mức về một vấn đề nào đó trong một khoảng thời gian dài. 

Những vấn đề này thường nhỏ nhặt, không cần thiết và không thể chuyển đổi thành hành động hay kết quả tích cực. Thói quen này không chỉ khiến bạn cạn kiệt thời gian, năng lượng mà còn gây cảm giác mệt mỏi, đau khổ lên chính bản thân mình(1).

Người mắc hội chứng overthinking thường suy nghĩ quá mức

Người mắc hội chứng overthinking thường suy nghĩ quá mức về một vấn đề trong khoảng thời gian dài 

Hội chứng overthinking không chỉ là vấn đề của riêng giới trẻ mà chúng còn ảnh hưởng đến bất kỳ ai dù ở độ tuổi nào. Overthinking không phải là bệnh lý tâm thần, tuy nhiên nếu tình trạng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì có thể gây ra các loại bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương(2). Một số nguyên nhân gây ra hội chứng overthinking có thể kể đến như sang chấn tâm lý, áp lực trong công việc hay học tập, quyết định cá nhân, do mối quan hệ bạn bè, người thân hay do hội chứng giảm chú ý ở người lớn.

>> Đọc thêm Trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên: Liệu có đáng lo sợ?

2. Triệu chứng khi mắc hội chứng overthinking

Để nhận biết bản thân có đang mắc phải hội chứng overthinking hay không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu overthinking sau(2)

  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng về chuyện tương lai hay dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về những việc đã xảy ra trong quá khứ, ước rằng giá như chuyện đó không diễn ra, do đó khiến bạn không thể tận hưởng trọn vẹn giây phút hiện tại. 
  • Suy nghĩ quá mức về một vấn đề nào đó có thể kéo dài ngay cả khi đang học tập, làm việc, vui chơi hay thậm chí là khi đi ngủ. Việc làm này khiến bạn mất tập trung, từ đó làm giảm hiệu suất học tập và làm việc. 
  • Chú trọng đến tiểu tiết, cụ thể là dành khá nhiều thời gian để phân tích từng chi tiết nhỏ của một vấn đề. 
  • Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định nào đó và hay nghĩ đến tình huống xấu nhất có thể gặp phải. 
  • Cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ và không thể thư giãn.
khó ngủ là dấu hiệu overthinking

Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến cho bạn khó ngủ đủ giấc hay sâu giấc

3. Tác động tiêu cực của hội chứng overthinking

overthinking không phải là bệnh, người bị overthinking có thể bị ảnh hưởng tiêu cực đến mọi khía cạnh của cuộc sống, cụ thể là: 

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Người nghĩ quá nhiều thường cảm thấy khó ngủ, ngủ không đủ giấc và sâu giấc. Đặc biệt, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì bạn dễ mắc phải các bệnh lý rối loạn tinh thần nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ,... 
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Overthinking có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy và dễ trở nên nghiện đồ uống có cồn và các chất kích thích hơn bình thường. Bên cạnh đó, người mắc chứng overthinking dễ bị bệnh ốm vặt do hệ thống miễn dịch bị suy yếu. 
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Những suy nghĩ tiêu cực quá mức dễ khiến bạn trở nên cáu kỉnh, bực bội. Ngoài ra, người bị overthinking thường có xu hướng hoài nghi về các hành động của mọi người xung quanh, từ đó gây nên mâu thuẫn và rạn nứt các mối quan hệ.

Người overthinking thường phân tích quá mức lời nói và hành động của đối phương, từ đó dễ gây mâu thuẫn hay hiểu lầm

  • Ảnh hưởng đến hoạt động trí não: Overthinking ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin, khiến bạn dễ mắc sai lầm trong công việc cũng như học tập. Thêm vào đó, overthinking còn khiến cho vùng não trước trán hoạt động quá mức, từ đó kìm hãm khả năng sáng tạo cũng như khả năng giải quyết vấn đề.

Tuy hội chứng overthinking gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người nhưng đây chỉ là một thói quen về mặt tinh thần. Bạn vẫn có thể khắc phục hoàn toàn nếu nhận được sự quan tâm, chăm sóc kịp thời cũng như hỗ trợ từ người thân và bạn bè, do đó bạn không cần quá lo lắng nhé. 

4. Bạn cần làm gì để ngừng overthinking?

Vì overthinking không phải là bệnh nên không có “cách chữa overthinking”. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện một số cách đơn giản để giảm bớt hội chứng overthinking trong cuộc sống hằng ngày.

4.1. Đánh lạc hướng suy nghĩ

Thay vì chỉ ngồi không và cuốn vào những suy tư không hồi kết thì bạn có thể khắc phục tình trạng overthinking bằng cách đánh lạc hướng luồng suy nghĩ của chính mình. Cụ thể là bạn nên tập trung vào những hoạt động khác mà bản thân yêu thích chẳng hạn như đi dạo, đọc sách, nấu một món ăn mới, chơi thử một nhạc cụ nào đó, trang trí nhà cửa hay học một kỹ năng để nâng cao kiến thức chuyên môn. Những việc làm này không chỉ giúp bạn tránh khỏi vòng xoáy suy nghĩ vô định mà còn giúp tâm trí bạn được nghỉ ngơi, đỡ căng thẳng hơn(3).

nấu ăn giúp ngừng suy nghĩ nhiều

Đánh lạc hướng suy nghĩ bằng việc nấu một món ăn ngon có thể giúp bạn thoát khỏi overthinking 

4.2. Thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và công nhận nỗ lực của bản thân

Bạn nên thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, thay vì nhìn chăm chăm vào những điều tiêu cực thì bạn hãy hướng sự tập trung của mình đến mặt tích cực, mặt lạc quan của vấn đề. Điều này sẽ giúp bạn có một góc nhìn mới về các vấn đề xung quanh, từ đó đưa ra giải pháp mới để giải quyết vấn đề đó hiệu quả hơn. Một điều quan trọng nữa là bạn nên công nhận những cố gắng, nỗ lực và thành tựu mà bản thân đạt được, nếu chưa thì hãy coi như đó là trải nghiệm để phấn đấu hơn nữa thay vì chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng mà quên mất rằng bản thân đã từng cố gắng như thế. 

4.3. Đắm chìm vào thiên nhiên

Người ta thường hay nói rằng thiên nhiên là liều thuốc tốt nhất để chữa lành mọi căn bệnh cả về thể xác hay tinh thần. Cho dù bạn đang ở thành phố hay vùng quê thì hãy dành thời gian đắm chìm vào thiên nhiên để làm dịu tâm trí cũng như quên đi những dòng suy nghĩ tiêu cực khi quá căng thẳng. Một buổi đi dạo trong công viên, ngắm nhìn cảnh mặt trời lặn sau những tòa nhà hay chỉ đơn giản là nghe tiếng chim hót trong vườn sẽ giúp bạn thư giãn tốt nhất. Bởi vì môi trường ít tiếng ồn, không khí trong lành cùng với cảnh quan tươi đẹp đầy màu sắc và âm thanh của thiên nhiên sẽ giúp bạn không còn quan tâm đến những suy nghĩ tiêu cực nữa mà thay vào đó là dành hết tâm trí để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

ngắm hoàng hôn để thư giãn giảm overthink
Đắm chìm vào thiên nhiên là một phương pháp tốt để ngừng hội chứng overthinking 

4.4. Luyện tập chánh niệm

Chánh niệm là phương pháp thực hành giúp bạn tìm thấy sự “chữa lành", nhận thức đầy đủ và không phán xét những điều ở hiện tại, thay vì sống mãi trong quá khứ hay dự đoán tương lai một cách mơ hồ, từ đó giúp bạn buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực và trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại. Ngoài ra, chánh niệm còn giúp cải thiện trí nhớ, khả năng ăn uống, tăng chất lượng giấc ngủ cũng như tăng cảm giác hạnh phúc, giảm căng thẳng hiệu quả. Một ví dụ cụ thể là khi ăn, bạn hãy tập trung cảm nhận hình dáng, màu sắc, hương vị của thức ăn và ngừng ăn khi đã cảm thấy no thay vì áp lực phải ăn hết số thức ăn trên bàn. Việc làm này giúp bạn tập trung hoàn toàn vào bữa ăn của mình mà không bị phân tâm hay ảnh hưởng bởi những điều xung quanh.

luyện tập chánh niệm để tìm kiếm sự "chữa lành"
Thực hành chánh niệm không chỉ giúp bạn buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực mà còn tăng cảm giác hạnh phúc 

4.5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Một cách khác giúp bạn tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực ra khỏi suy nghĩ của mình chính là tâm sự với người thân, bạn bè hay một người nào đó mà bạn có thể thoải mái chia sẻ hết những tâm tư của mình. Đôi lúc bạn không cần bất cứ lời khuyên hay sự giúp đỡ nào từ họ mà đơn giản chỉ là một người lắng nghe và thấu hiểu cho nỗi lòng của bạn. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy overthinking đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn thì bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên cũng như là phương pháp phù hợp để kiểm soát suy nghĩ nhằm hướng đến một cuộc sống an nhiên, hạnh phúc(4).

>> Tâm sự với chuyên gia tâm lý Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Thùy Ngân để thoát khỏi overthinking!

tâm sự để giải thoát khỏi over think

Chia sẻ tâm tư của mình với một người nào đó có thể giúp bạn thoát khỏi hội chứng overthinking

Tổng kết

Như vậy thì bài viết trên của Medigo đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm, triệu chứng, tác hại của hội chứng overthinking cũng như hướng dẫn các cách để vượt qua tình trạng này. Overthinking không phải là bệnh lý rối loạn tâm thần thế nhưng nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được hội chứng này bằng cách kiên nhẫn thực hiện theo các phương pháp trên mà Medigo đã chia sẻ ở trên. Chúc bạn có thể kiểm soát suy nghĩ của bản thân và vượt qua hội chứng overthinking nhé!

>> Bác sĩ tư vấn Medigo luôn sẵn sàng lắng nghe chia sẻ của bạn về tình trạng overthinking!

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm


Nguồn tham khảo