lcp

Cholesterol thấp: dấu hiệu, nguyên nhân và các tác hại

4.3

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Khám phá những dấu hiệu, nguyên nhân và tác hại của cholesterol thấp trong bài viết này. Hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn và biết cách giữ gìn sức khỏe tốt nhất.

1. Nguyên nhân nào gây ra cholesterol HDL thấp?

HDL hay còn được biết đến là cholesterol có lợi, tuy nhiên có một vài nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số HDL giảm bao gồm: 

  • Mỡ bụng dư thừa 
  • Kháng insulin 
  • Hút thuốc lá

Giảm cân và bỏ hút thuốc được xem như giải pháp trước mắt giúp đưa chỉ số hdl cholesterol thấp về mức ổn định. 

Ngoài ra, một số tình trạng y tế ít phổ biến có thể làm HDL cholesterol giảm:

  • Thiếu APOA1: là một tình trạng di truyền hiếm gặp, gây nhiều ảnh hưởng tới gen APOA1 – mã gen chịu trách nhiệm tạo ra HDL cholesterol từ việc mã hóa protein. Thiếu hụt APOA1 làm giảm khả năng tạo HDL cholesterol. 
  • Bệnh Tangier: Là một dạng thiếu hụt APOA1 trong cơ thể, từ đó giảm lượng HDL, LDL thấp hoặc không có HDL.  
  • Tăng lipid máu có yếu tố gia đình (FCH): Tình trạng HDL thấp nhưng LDL và triglyceride rất cao xảy ra khá phổ biến. Các nhà khoa học cho biết điều này có liên hệ chặt chẽ với yếu tố môi trường như chế độ ăn uống và lối sống.

2. Nguyên nhân nào gây ra cholesterol LDL thấp?

LDL Cholesterol hay thường được biết đến là cholesterol xấu và được khuyến nghị nồng độ phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, khi nồng độ LDL giảm xuống dưới 50 (mg / dL) máu, sẽ là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe cần lưu tâm.

cholesterol thấp

Nguyên nhân gây giảm lipid máu

Trên thực tế, chỉ số LDL Cholesterol thấp ít phổ biến hơn HDL cholesterol thấp. Hầu hết đều là thứ phát khi xảy ra tình trạng y tế như: 

  • Suy dinh dưỡng do dinh dưỡng kém, hoặc rối loạn khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Bệnh cường giáp.
  • Nhiễm trùng mãn tính, ví dụ viêm gan C. 
  • Viêm mãn tính. 
  • Ung thư máu. 

Ba rối loạn di truyền có thể dẫn đến chỉ số LDL cholesterol thấp bao gồm:

  • Hạ beta lipoprotein trong máu: Thông thường chúng ta cần có hai bản sao của một gen để chuyển hóa LDL nhanh. Tuy nhiên nếu bị rối loạn, có thể khiến mức LDL giảm thấp nhưng điều này vẫn phát hiện được và thường không cần điều trị. 
  • Bệnh lưu trữ Chylomicron: Việc thừa hưởng hai bản sao của một gen nhất định từ cha mẹ sẽ có ảnh hưởng đến tình trạng này. Gây ra những biểu hiện trên trẻ sơ sinh như kém phát triển, kém hấp thu và phân mỡ hay còn được biết đến với cái tên hội chứng Anderson. 
  • Abetalipoproteinemia: Hay còn gọi là hội chứng Bassen-Kornzweig, dấu hiệu dễ thấy là không thể hấp thụ chất béo từ đồ ăn nạp vào. Ở trẻ sơ sinh sẽ gặp các biểu hiện như kém phát triển, khuyết tật về trí não, nhẹ cân.

Chỉ số LDL Cholesterol thấp cũng xảy ra ở những trường hợp đang sử dụng thuốc hạ cholesterol.

3. Triệu chứng cholesterol thấp 

Những người có định lượng cholesterol toàn phần thấp không nhất thiết xuất hiện triệu chứng. Các biểu hiện nhận thấy rất có thể từ chính căn nguyên gây ra cholesterol thấp hoặc từ cholesterol thấp.

cholesterol thấp

Các triệu chứng thường gặp khi mức cholesterol thấp

Một số triệu chứng thường thấy khi cholesterol toàn phần thấp bao gồm: 

  • Phân nhiễm mỡ 
  • Trầm cảm 
  • Giảm thị lực 
  • Mất cân bằng nội tiết tố 
  • Giảm cân hoặc không phát triển nhanh ở trẻ sơ sinh 
  • Khuyết tật trí tuệ hoặc suy giảm nhận thức ở trẻ em

4.Tác động của cholesterol thấp là gì? 

HDL cholesterol (có lợi) sẽ bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa LDL cholesterol (có hại). Những người có HDL thấp sẽ có nguy cơ LDL cao hoặc cholesterol toàn phần cao, điều này làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Chỉ số cholesterol toàn phần thấp đem lại nhiều tác động khác nhau đối với cơ thể. Cholesterol tạo ra vitamin D, hormone steroid như cortisol và hormone giới tính như estrogen và testosterone. Do đó, khi định lượng cholesterol thấp sẽ gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp các chất này. 

Bên cạnh đó, cholesterol cũng giúp sản sinh lượng mật dùng cho tiêu hóa và tăng hấp thụ vitamin A, K, E và D vào cơ thể. Đồng thời hỗ trợ hình thành màng tế bào trong cơ thể. 

Nếu không có cholesterol, nhiều chức năng cơ thể sẽ hoạt động không ổn định. Gây ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần và thể chất.

5. Kiểm tra cholesterol

Một người bị hạ lipid máu ở điều kiện kiểm tra ít hơn 120 mg / dL cholesterol trong máu hoặc thấp hơn 50 mg / dL cholesterol LDL.

Việc kiểm tra cholesterol được thực hiện bằng bảng lipid thông qua xét nghiệm máu để đo nồng độ lipid máu. Các chỉ số phổ biến về mức độ cholesterol ở người lớn như sau:

 Chỉ số ổn định
Tổng lượng chất béo120–150 mg/dL
LDL cholesterol50–100 mg/dL
HDL cholesteroltrên 40 mg/dL ở nam giới và 50 mg/dL ở nữ giới

Bảng chỉ số mức độ cholesterol ở người trưởng thành

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm rối loạn di truyền hoặc nhiễm trùng. Nhờ đó tìm ra nguyên nhân gây tình trạng cholesterol thấp.

6. Điều trị cholesterol thấp 

Để cải thiện tình trạng cholesterol thấp cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó cũng như đó là HDL-C thấp hay LDL-C thấp. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống tích cực cũng giúp cải thiện phần nào HDL-Cholesterol thấp: 

  • Bỏ hút thuốc 
  • Đạt mức cân nặng lý tưởng 
  • Năng động hơn về thể chất

LDL Cholesterol thấp sẽ cần được điều trị nếu có liên quan đến rối loạn di truyền cùng các biểu hiện bất thường. Thông thường sẽ phải bổ sung vitamin e cùng những vitamin tan trong chất béo, tăng cường chất béo qua chế độ ăn uống.

Xem ngay: 11 thực phẩm giúp tăng Cholesterol

7. Một số câu hỏi thường gặp

  • Mức cholesterol của tôi có đang quá thấp không? 
  • Cholesterol toàn phần thấp có sao không?
  • Thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống có giúp ích gì không? 
  • Uống thuốc có ảnh hưởng đến cholesterol thấp không? 
  • Những nguyên nhân gây ra cholesterol thấp là gì?
  • Có xét nghiệm bổ sung nào để tìm ra nguyên nhân không?

Cholesterol thấp là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là chỉ số HDL cholesterol thấp thường chiếm tỷ lệ cao hơn LDL cholesterol thấp. Tình trạng này có thể báo hiệu một bệnh lý tiềm ẩn hoặc rối loạn di truyền nguy hiểm. Do đó hãy để ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể và liên hệ ngay với các bác sĩ tại MEDIGO để được tư vấn kỹ hơn.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(3 lượt đánh giá).
4.3
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm