lcp

Thuốc điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả cho nữ

4.5

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Đỗ Thị Lâm Oanh

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Điều trị sùi mào gà ở nữ giới dùng thuốc gì? Những trường hợp như thế nào cần phẫu thuật để điều trị. Xem ngay để biết thêm thông tin.

1. Phương pháp điều trị sùi mào gà ở nữ

Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở nữ hiện nay chủ yếu là loại bỏ tổn thương và những yếu tố nguy cơ ung thư từ việc nhiễm virus HPV; giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, phiền toái do bệnh gây ra; kiểm soát bệnh, hạn chế nguy cơ diễn tiến nặng nề gây ra nhiều bệnh lý khác và ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái nhiễm. Trong đó, đối với các trường hợp bệnh nhẹ (tổn thương chưa lan rộng nhiều) có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Tuy nhiên, trong trường hợp tổn thương đã lan rộng ra các vùng da khác, cần sử dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Điều trị bằng thuốc

Dưới đây là một số thuốc điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ có thể thoa trực tiếp lên da gồm:

  • Imiquimod (Zyclara, Aldara): Công dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại sự phát triển của nốt sùi mào gà. Khi sử dụng thuốc bôi, người bệnh không nên quan hệ tình dục bởi có thể làm giảm chất lượng của bao cao su và màng nhầy, nguy hiểm hơn là gây kích ứng da cho chồng/bạn tình. Thuốc có tác dụng phụ bao gồm: gây đỏ da, mụn nước, đau nhức cơ thể, ho, đau, phát ban và mệt mỏi.
  • Axit tricloaxetic (TCA): Công dụng đốt cháy nốt sùi mào gà, dùng trong điều trị mụn cóc bên ngoài bộ phận sinh dục. Thuốc này có tác dụng phụ gồm kích ứng da nhẹ, sưng hay đau.
  • Sinecatechin (Veregen): Công dụng điều trị nốt sùi mào gà bên ngoài hoặc xung quanh vùng hậu môn. Thuốc có tác dụng phụ nhẹ, thường là đỏ da, ngứa, rát hay đau.
  • Podophyllin và podofilox (Condylox): Đây là một dòng nhựa thực vật, có thể phá hủy nốt sùi mào gà, tuy nhiên không được chỉ định dùng cho điều trị sùi mào gà bên trong cơ quan sinh dục hoặc điều trị khi phụ nữ đang mang thai.
  • Interferon hoặc 5-fluorouracin: Sử dụng bằng đường tiêm với công dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, thuốc này chỉ phù hợp cho sang thương nhỏ, ít nghiêm trọng và chi phí tương đối cao.

Tóm lại, mỗi loại thuốc điều trị sùi mào gà ở nữ đều có những công dụng và tác dụng phụ nhất định, chị em không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, chị em nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị phù hợp, giúp quá trình chữa trị đạt hiệu quả và tránh biến chứng nguy hiểm do dùng sai thuốc.

Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp điều trị ngoại khoa thường được áp dụng đối với các trường hợp phát hiện bệnh muộn, các triệu chứng của bệnh đã trở nặng và chỉ có can thiệp ngoại khoa mới điều trị hiệu quả. Một số phương pháp được áp dụng trong điều trị sùi mào gà ở nữ như:

  • Phương pháp đốt và áp lạnh: đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các tia laser hoặc khí ni-tơ lỏng tác động trực tiếp lên phần tổn thương do sùi mào gà gây ra, nhằm ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt các vi khuẩn gây sùi mào gà. Tuy nhiên, hạn chế của những phương pháp này là thường khiến người bệnh đau đớn, tổn thương các mô ở vị trí xung quanh khiến quá trình lành bệnh lâu hơn, các vết thương có thể để lại sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Người bệnh được gây mê tại chỗ hoặc toàn thân để cắt bỏ hoàn toàn tổn thương do nốt sùi mào gà. Phương pháp này có thể loại bỏ được 89-100% tổn thương trong một lần phẫu thuật, tuy nhiên nguy cơ tái phát vẫn cao, khoảng 19-29%.
  • Phương pháp ALA – PDT: đây là phương pháp tiên tiến và hiện đại nhất nhằm xác định được chính xác vị trí xuất hiện các nốt sùi và sử dụng tia huỳnh quang để tấn công vào các tổ chức tế bào sùi mào gà, nhằm phá vỡ cấu trúc và tiêu diệt tận gốc virus HPV. Với nhiều ưu điểm vượt trội như: không gây đau, mụn sùi được tiêu diệt nhanh chóng chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn; tiêu diệt tận gốc mầm bệnh nhưng không ảnh hưởng đến các cùng xung quanh, không để lại sẹo giúp đảm bảo thẩm mỹ, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát; và đặc biệt không gây tác dụng phụ, không có biến chứng, thời gian hồi phục bệnh nhanh chóng.

Với mỗi phương pháp sẽ có cách điều trị và chi phí khác nhau, tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị và chi phí TẠI ĐÂY.

3. Lưu ý những trường hợp có khả năng tái phát cao

Sau điều trị, sùi mào gà bao lâu tái phát sẽ phụ thuộc vào sức đề kháng cơ thể, cũng như việc chị em có quan hệ tình dục an toàn hay không. Những trường hợp có khả năng tái phát bệnh cao gồm:

  • Người suy giảm hệ miễn dịch, mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, ung thư, có khối u hoặc nhiễm virus HIV. Mẹ bầu bị sùi mào gà khi mang thai hệ miễn dịch cũng suy giảm, do đó rất dễ bị tái phát.
  • Người đang điều trị nhưng tự ý ngừng hoặc đổi phương pháp điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Người quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi chồng/bạn tình đang trong thời gian ủ bệnh chưa phát hiện triệu chứng.
  • Người mắc bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo hoặc có tổn thương quanh hậu môn tạo môi trường thuận lợi cho virus HPV phát triển.
  • Người sử dụng chất kích thích, hoặc tâm lý lo lắng, căng thẳng cũng làm cho bệnh có nguy cơ tái phát.

4. Các biện pháp phòng ngừa tái phát sau điều trị 

Mục tiêu của việc điều trị sùi mào gà ở nữ là điều trị triệu chứng, virus HPV không thể chữa dứt điểm, vẫn còn tồn tại trong cơ thể nên khả năng bệnh tái phát rất cao. Tuy nhiên, sau khoảng 3 tháng, hầu hết các tổn thương do sùi mào gà sẽ có chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ người bệnh tái phát sau khi chữa sùi mào gà khá cao. Vì thế, các bác sĩ thường đánh giá lại điều trị sau mỗi 4 tuần và khuyến cáo người bệnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

  • Áp dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục
  • Tuân thủ lịch kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
  • Điều trị các bệnh lây qua đường tình dục (nếu có)
  • Trò chuyện và cùng điều trị với bạn tình để đề phòng nguy cơ tái nhiễm
  • Hạn chế số lượng bạn tình

Hiện nay, không có phương pháp điều trị triệt để virus HPV mà chỉ có phương pháp dự phòng. Tiêm vắc xin ngừa HPV được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, cũng như các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, u nhú bộ phận sinh dục do HPV gây ra.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

 

Đánh giá bài viết này

(6 lượt đánh giá).
4.5
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm