lcp

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Đái tháo đường - Một trong những bệnh lý nội tiết phổ biến và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 6 dấu hiệu sau đây sẽ phần nào là dấu hiệu sớm để bạn kịp thời kiểm tra lại tình trạng đường huyết của bản thân.

Làm thế nào để nhận biết tình trạng đái tháo đường bạn đang mắc phải?

Đái tháo đường type 2 thường được nhận biết qua “4 nhiều” bao gồm Tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nước nhiều, sụt cân nhiều. Các triệu chứng trên có thể xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ không rõ ràng, khiến cho bệnh nhân dễ dàng bỏ qua dù tình trạng đường huyết đang báo động.

Ngay cả sự thay đổi tăng nhẹ về đường huyết cũng khiến hệ thống thần kinh bị tổn thương. Và đường huyết càng cao cùng việc can thiệp chậm trễ sẽ khiến tổn thương ngày một nặng nề hơn.

“Khi chẩn đoán cho các bệnh nhân được phát hiện đái tháo đường, họ thực chất đã mắc phải tầm 5 năm trước,” - Bác sĩ nội tiết Kevin Pantalone cho biết.

“Trong quá trình tầm soát, một số lượng bệnh nhân mới được chẩn đoán Đái tháo đường đã có các dấu hiệu tổn thương thị giác và hệ tiết niệu”.

Bác sĩ Pantalone nhấn mạnh việc theo dõi sớm Đái tháo đường thông qua các dấu hiệu sau sẽ góp phần giúp chẩn đoán, điều trị sớm căn bệnh mạn tính này.

dai-thao-duong (1).jpg

Thường xuyên đi vệ sinh hơn

Bạn thường xuyên đi vệ sinh hơn bình thường, đặc biệt vào ban đêm thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy đường huyết đang tăng cao. Bạn có thể phát hiện cho bản thân hay người thân khi phải thường xuyên gián đoạn hoạt động thường ngày cho việc đi vệ sinh hơn số lần bình thường.

Bạn thường có tình trạng nhiễm trùng đường tiểu/do nấm vùng sinh dục

Khi hệ tiết niệu của bạn không đảm bảo chức năng thanh lọc khi đường huyết quá cao, chúng sẽ mắc kẹt lại ở cơ quan này. Môi trường ấm cùng sự xuất hiện của đường sẽ tạo cơ hội tốt để vi khuẩn và nấm sinh sôi, gây nhiễm trùng. Ở nữ giới, tình trạng này dễ gặp hơn.

Bạn sụt cân không rõ nguyên nhân

Tiểu đường sẽ khiến cơ thể bạn không thể sử dụng đường chuyển hóa thành năng lượng, thay vào đó cơ thể sẽ sử dụng mỡ dự trữ như nguồn năng lượng chính. Chính vì thế, người có đái tháo đường thường có triệu chứng sụt cân không rõ nguyên nhân.

Thị lực giảm sút

Tình trạng tăng đường huyết ở người tiểu đường sẽ có ảnh hưởng xấu đến thuỷ tinh thể của họ, kéo theo sự giảm sút thị lực. Việc phải thay kính cận do không còn nhìn rõ diễn ra thường xuyên có thể báo hiệu tình trạng đường huyết không ổn định của bạn.

Thường xuyên mệt và choáng váng khi sinh hoạt

Loạt các nguyên nhân gây choáng mệt có thể liên quan đến đường huyết tăng, bao gồm cả việc thiếu nước (do việc thải qua tiết niệu quá nhanh) và tổn thương thận. Dấu hiệu mệt mỏi này luôn thường trực và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống hằng ngày.

Sạm màu vùng da cổ

Đái tháo đường có thể dẫn đến tình trạng da liễu được gọi là bệnh gai đen (acanthosis nigricans) gây tăng sắc tố ở vùng cổ và vùng khuỷu ở tay/chân.

Những dấu hiệu báo động đái tháo đường giữa nam và nữ giới

dai-thao-duong (2).jpg

Đối với nam giới:

Theo Hiệp hội kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), nam giới được chẩn đoán Đái tháo đường thường dễ gặp các bệnh lý về tim mạch cũng như tình trạng rối loạn cương dương (Erectile dysfunction - ED) gấp 3 lần bình thường. Tổn thương thần kinh do tình trạng đường huyết tăng bất thường cũng dẫn đến:

  • Tăng hoạt động của bàng quang (nhất là vào ban đêm)
  • Tăng thải nước tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiểu (Urinary tract infections)
  • Xuất tinh ngược (Retrograde ejaculation)

Đối với nữ giới:

Nếu Đái tháo đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới gấp 2 lần, thì nữ giới có nguy cơ gấp hơn 4 lần. Những nguy cơ mắc về thị giác, tiết niệu hay trầm cảm cũng cao hơn bình thường.

Ngoài ra, phái nữ còn có thể gặp phải:

  • Giảm ham muốn
  • Chu kỳ nguyệt san kéo dài và nặng nề hơn
  • Dễ tăng cân sau thời kỳ mãn kinh
  • Dễ bị viêm nhiễm sinh dục do nấm

Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời đái tháo đường

Với đối tượng trong độ tuổi từ 40 đến 70, sẽ rất quan trọng để khám sức khỏe thường xuyên kèm sự theo dõi từ bác sĩ. Những yếu tố nguy cơ sau đây cần thiết để bạn kiểm tra đường huyết cùng tiền căn có người thân đái tháo đường:

dai-thao-duong (3).jpg

  • Thừa cân
  • Có tiền căn Tăng huyết áp
  • Có tình trạng tăng Cholesterol máu
  • Tiền căn Đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con to (trên 4000g)
  • Ít vận động thể chất
  • Có tiền căn bệnh tim, đột quỵ, trầm cảm hay hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Nguồn tài liệu: Health Essentials

Dịch thuật: Bác sĩ Nghiêm

Đánh giá bài viết này

(13 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm