lcp

Nước mía để được bao lâu? Cách bảo quản nước mía không bị đen

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Võ Trần Minh Trí

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp

Nhiều người cho rằng nước mía phải uống ngay mới ngon và không nên để lâu. Điều này liệu có đúng, hãy cùng Medigo tìm hiểu nước mía để được bao lâu nhé!

1. Nước mía để được bao lâu?

Nước mía để được bao lâu thì an toàn và còn sử dụng được? Sự thật thì nước mía sau khi ép chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa 1 buổi trong ngày, không nên để qua đêm.

Vì trong nước mía lạnh và chứa hàm lượng đường cao nên khi để tủ lạnh sẽ làm mất đi hầu hết các chất dinh dưỡng có trong nước mía. Đặc biệt khi thấy nước mía chuyển sang màu đen, có vị chua hoặc có mùi lạ thì nó đã bị hư và bạn không nên sử dụng.

nước mía để được bao lâu

Nước mía để được bao lâu?

2. Cách bảo quản cây mía tươi sau khi thu hoạch

Như bạn cũng biết thì trong cây mía tươi có hơn 70% là lượng nước, còn lại là đường saccarose, glucose, các vitamin B1, B2, B6, và khoáng chất. (1)

Do đó, khi để lâu sẽ gặp tình trạng bay hơi các chất này và đường cũng dần biến đổi thành đường khử khiến cây mía bị héo. Để giữ được lượng nước, đường bên trong cây mía sau khi thu hoạch, bạn có thể thực hiện các cách bảo quản sau:

  • Bảo quản mía ở nơi có bóng mát và khô ráo: Tránh để mía tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Một nơi thoáng đãng và không ẩm ướt sẽ giúp cho mía tươi lâu hơn và không bị hư hỏng.
  • Bảo quản mía trong đất ẩm: Bạn có thể để mía trong đất ẩm, đặc biệt là gốc mía tiếp xúc với đất ẩm. Cách này sẽ giúp mía giữ nước và không bị mất nước quá nhanh.
  • Tưới nước đều đặn: Bạn có thể tưới nước vào mía một lần mỗi ngày để đảm bảo rằng nó không bị khô héo và mất nước.
  • Dùng bạt che phủ mía: Sử dụng tấm bạt dày để che phủ cây mía, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng sẽ giúp bảo vệ mía khỏi ánh nắng mặt trời trực tiếp và hạn chế mất nước qua quá trình bốc hơi.
  • Không cạo vỏ mía quá sớm: Để tránh việc mía bị đen sau khi ép nước, không nên cạo vỏ cây mía quá sớm. Chỉ khi nào sử dụng mới cạo vỏ để đảm bảo mía được giữ tươi và không bị oxi hóa.

nước mía để được bao lâu

Cách bảo quản cây mía sau khi thu hoạch

3. Tại sao nước mía lại bị đen?

Nước mía bị đen có thể đến từ các nguyên nhân sau (2)

  • Nước mía bị đen có thể do cây mía không đảm bảo chất lượng và bị mốc hay vết đỏ
  • Đá lạnh cho vào nước mía không đảm bảo vệ sinh
  • Máy ép nước mía chưa được vệ sinh sạch sẽ
  • Nếu để lâu, nước mía sẽ thay đổi màu sắc và hương vị cũng sẽ khác lạ.

4. Tại sao nước mía lại bị chua?

Nước mía có vị chua cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như là:

  • Nguyên liệu không chất lượng hay để lâu ngày có thể bị mốc hay có vết đỏ. Nếu bạn sử dụng những cây mía này để ép nước mía sẽ làm nước ép bị chua, thậm chí là bị ngộ độc.
  • Bảo quản nước mía trong tủ lạnh quá lâu cũng sẽ bị chua. Đó là do nước mía chứa đường và có tính lạnh nên để lâu trong tủ lạnh sẽ khiến các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào nước mía

nước mía để được bao lâu

_Nguyên nhân nước mía bị chua _

  • Đá cho vào nước mía không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ thay đổi mùi vị của nước mía và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc cho người dùng.
  • Máy ép nước mía sử dụng lâu sẽ bị bám bẩn và sinh vi khuẩn. Do đó, nếu không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày thì chúng sẽ bám vào nước mía vừa ép nên làm cho nước mía có vị chua.

5. Cách bảo quản nước mía không bị đen, không bị chua

Nếu bạn không uống nước mía được ngay thì có thể tham khảo những cách sau để giữ cho nước mía luôn tươi ngon, không bị đen, không bị chua

Đảm bảo cây mía tươi ngon, không bị chua

Sử dụng một cây mía tươi thì nước mía sẽ ngon hơn và ít khi xảy ra tình trạng bị chua, bị đen. Sau khi thu hoạch mía, bạn phải được tưới nước 1 lần mỗi ngày để mía tươi cũng như bảo quản mía nơi khô ráo, thoáng mát.

Bảo quản nước mía ở môi trường lạnh

Nước mía sau khi ép nên chỉ được bảo quản trong tủ lạnh tối đa 1 buổi trong ngày để tránh mất chất dinh dưỡng hay nhiễm khuẩn.

Không sử dụng chất bảo quản

Tránh sử dụng chất bảo quản để bảo quản nước mía, vì chúng có thể gây thay đổi mùi vị, ngộ độc và có hại cho sức khỏe.

nước mía để được bao lâu

Bảo quản nước mía tươi, không bị đen, không bị chua

Chỉ vắt quất vào nước mía khi uống ngay

Nếu muốn thêm quất vào nước mía, hãy chỉ vắt quả vào khi bạn có thể uống ngay, tránh để lâu khiến nước mía nhanh hỏng.

Sử dụng máy ép nước mía an toàn chất lượng

Hãy lựa chọn những loại máy ép nước mía an toàn và đảm bảo chất lượng để đảm bảo nước mía tốt hơn. Và quan trọng nhất chính là cần phải vệ sinh máy ép thường xuyên sau khi sử dụng.

Đặc biệt đối với hộ kinh doanh/cơ sở sản xuất lớn cần phải tiệt trùng mía bằng dung dịch amoni và clo để loại bỏ vi khuẩn có hại. Hãy sử dụng dung dịch axit ascorbic và các dung dịch khác để giữ màu và giảm độ pH của nước mía. Sau đó, lọc lại nước mía để loại bỏ cặn bã và bụi bẩn.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nước mía để được bao lâu. Hãy bảo quản nước mía đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!

Hy vọng thông tin bài viết trên của Medigo app tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt lại sẽ hữu ích với bạn.


Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(13 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm